Mạng xã hội GOOGLE+ những điều cần biết cho một nhân viên tiếp thị (phần 1)

Bạn đã bao giờ nghe đến một mạng xã hội trên GOOGLE+? Đó là nơi mọi người có thể phối hợp với nhau để cùng thực hiện những công việc đầy cảm xúc, một công cụ lý tưởng cho việc kết nối cộng đồng, quảng bá và xây dựng thương hiệu. Sự bùng nổ thông tin trong mạng xã hội đã dẫn đến nhu cầu tiếp thị thương hiệu trên những mạng xã hội hàng đầu. Google+ được xem là một lựa chọn đúng đắn. Với công cụ này, việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên cực kì đơn giản và ít tốn kém. Còn chờ đợi gì nữa, cơ hội cho thành công và những mối quan hệ đang mở rộng cửa chào đón bạn.

Để khởi động công việc kinh doanh của mình với công cụ mới mẻ này, bạn cần nắm vững hai vấn đề trọng điểm: những chức năng cơ bản của Google+ và lời khuyên dành cho người mới bắt đầu

Mạng xã hội GOOGLE+ là gì?

Mạng xã hội GOOGLE+ là một nơi thích hợp để gặp gỡ và giao lưu giữa những người cùng sở thích, cùng mối quan tâm. Nếu bạn đã từng sử dụng mạng xã hội Google+ và gặp rắc rối trong việc kết bạn thì bây giờ, hãy dành thêm tí thời gian để nhìn lại và xem xét sự đông đúc và nhộn nhịp của mạng xã hội Google+ cùng với vô số những chủ đề đáng quan tâm.

Bạn sẽ được tham gia những cuộc tranh luận hấp dẫn, có cơ hội tiếp xúc với những con người có cùng sở thích, quan điểm – một khởi đầu tốt cho việc gầy dựng mối quan hệ và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Bên cạnh đó, GOOGLE+ cung cấp nhiều dạng “cộng đồng mở” và “cộng đồng kín”. Với khoảng một ngàn hình thức cộng đồng, bạn có thể tìm được hàng tá các cộng đồng thú vị trên hầu hết các chủ đề.

Để biết thêm chi tiết, hãy dành thời gian tham khảo qua một số những cộng đồng nổi tiếng trong giới truyền thông như:

Social Media Marketing

Social Media Strategy

Social Media Marketing for Business Owners

Community Moderators

1. Những lợi ích khi tham gia vào mạng xã hội GOOGLE+?

Mở rộng mạng lưới kinh doanh từ những chủ đề gây chú ý.

Bạn muốn đối thoại và kết bạn trên Google+, thật đơn giản, chỉ cần:

- Tham gia vào một cộng đồng gần gũi với bạn.

- Trả lời những câu hỏi chung.

- Đăng những suy nghĩ, cảm nhận của mình.

Lấy một ví dụ đơn giản, bạn cảm thấy hứng thú với việc kết bạn và thường xuyên sử dụng Linkedln để thể hiện những ý tưởng quái dị của mình. Vì vậy, bạn bắt đầu tham gia Google+ với cộng đồng Linkedln for business. Chỉ trong vòng 4 ngày, số lượng thành viên đã lên tới 54 người và giờ đây, bạn đã có cơ hội để học hỏi cùng những con người chung sở thích và rất nhiệt tình.

Hãy thổi luồng cảm hứng mới vào công việc của mình bằng những câu hỏi về những thử thách và sở thích.

Một cộng đồng có thể là một nhóm người có cùng một nghề nghiệp. Vì vậy, bạn hãy tham gia vào một cộng đồng có liên quan tới nghề nghiệp của bạn và quan sát xem: Những thành viên nói gì về công việc? Những kiến thức chuyên môn? Ý tưởng mới được đem ra thảo luận?… Đặt câu hỏi hữu ích liên quan tới nghề nghiệp giúp bạn nâng cao hiểu biết và phát hiện ra những mục tiêu mới mẻ trong công việc của mình.

Trên Mạng xã hội Google, tôi biết một cộng đồng bao gồm những người có cùng sở thích chạy bộ (Running community). Họ kết nối với nhau để chia sẻ những thử thách của chính mình và những câu hỏi có liên quan đến bộ môn chạy bộ như: làm thế nào để mua một đôi giày phù hợp và cách bảo quản nó, những lời khuyên khi mới tập luyện của những tiền bối… Nếu công việc của bạn có liên quan tới cuộc sống của vận động viên thì cộng đồng này quả thực là một nơi tuyệt vời để chia sẻ và học tập.

Rèn luyện kĩ năng viết bài và phát triển ý tưởng cho sản phẩm

Sau khi đã tham gia vào một cộng đồng - mục tiêu tiếp thị sản phẩm của bạn, hãy luôn luôn lắng nghe – luôn luôn thấu hiểu. Từ việc góp nhặt những ý kiến của cộng đồng, bạn có thể phát triển những ý tưởng độc đáo cho chiến lược câng cấp dịch vụ và tìm kiếm chủ đề để làm mới nội dung. Quả là một cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy công việc kinh doanh của bạn phải không nào!

Dẫn đầu về ý tưởng trong công ty.

Cộng đồng trên mạng xã hội Google+ cho phép bạn có thể bắt đầu một cuộc thảo luận và chia sẻ những vấn đề mà bạn quan tâm. Do đó, bạn có thể viết những bài báo nhắm đến nhóm đối tượng tiếp thị của mình.

Hãy nắm bắt lấy cơ hội trở thành một người dẫn đầu về ý tưởng thông qua việc đặt những câu hỏi bổ ích – liên quan tới mục đích chính của cộng đồng.

Nếu tìm được một cộng đồng đem lại cho bạn nhiều cảm hứng mới lạ, hãy yêu cầu tham gia vào ban quản trị để bắt đầu việc tiếp thị như một nhà lãnh đạo – vị trí hứa hẹn nhiều cơ hội tham gia ở một phạm vi sâu và rộng hơn trong cộng đồng.

Tạo càng nhiều liên kết dẫn đến website của bạn càng tốt.

Có rất nhiều cơ hội để chia sẻ những website của bạn khi bạn có nhiều mối quan hệ trên mạng xã hội. Tuy nhiên, cần tránh tối đa việc làm phiền người khác – một điều rất tối kị trong tiếp thị qua mạng xã hội. Lời khuyên hữu ích dành cho bạn: chỉ chia sẻ bài viết bổ ích và đáng suy ngẫm.

Một ví dụ thực tế đã giúp tôi rút ra nhiều kinh nghiệm: Bills tham gia vào cộng đồng quyết toán tài chính (Financial Literacy community) mà tôi đã xây dựng và đăng bài “làm thế nào công ty của họ có thể giúp mọi người tiết kiệm tiền của mình”. Bài viết chỉ nhắm vào nội dung: công ty cần phải làm việc cẩn thận như thế nào để thỏa mãn khách hàng kèm theo một cuộc thảo luận về vấn đề “làm sao tiết kiệm được 10% tiền khi kiểm tra tài khoản”. Bills đã rất khéo léo khi không liên kết bài viết này tới công ty của họ mà chỉ chia sẻ logo và nói về sản phẩm của họ. Điều này không chỉ giúp cho bài viết tránh việc spam mà còn khiến khách hàng tự tìm tới công ty Bills thông qua những thông tin họ góp nhặt được.

2. Tìm kiếm một cộng đồng phù hợp với công việc của bạn?

Thật đáng tiếc là không hề có một danh mục các cộng đồng mở nào có sẵn trên mạng xã hội Google+. Cho nên để tìm một cộng đồng mở, bạn phải vào web Google+, nhấp chọn biểu tượng Communities trên thanh công cụ Google+ ở bên trái.

Ngay lập tức, trên trình duyệt sẽ hiện ra một loạt các cộng đồng mở mà có khả năng bạn sẽ hứng thú (việc giới thiệu cộng đồng sẽ dựa trên hoạt động của những tài khoản nằm trong vòng kết nối bạn bè của bạn). Hãy chú ý vào lời mời tham gia vào cộng đồng ở bên phải và chỉ cần chấp nhận lời mời của cộng đồng, bạn đã có thể ngay lập tức theo dõi những hoạt động của bạn bè trong cộng đồng này và cùng tham gia với họ.

Một cách khác để tìm kiếm cộng đồng: tìm kiếm bằng chủ đề. Một trong những cách tìm kiếm đơn giản nhất là nhập vào thanh tìm kiếm một chủ đề mà bạn hứng thú và chọn một cộng đồng hiển thị trên thanh menu kết quả. Khi đã tìm được cộng đồng mà mình yêu thích, hãy nhấn nút “Tham gia” để có thể tranh luận, viết bài và chia sẻ kiến thức ngay lập tức.

Khi mới tham gia vào một cộng đồng, tùy chỉnh notification theo mặc định sẽ tắt. Vì vậy, để nhận được thông báo cập nhật những hoạt động của cộng đồng, hãy click chuột vào biểu tượng cái chuông để bật báo động lên.

Đối với hầu hết các cộng đồng, bạn sẽ muốn tắt notification để khỏi bị làm phiền bởi những thông báo hoạt động từ các cộng đồng nhưng đặc biệt đối với những cộng đồng nhỏ và quan trọng thì việc này vô cùng cần thiết.

Một gợi ý nhỏ: hãy xây dựng một bộ lọc trong Gmail để chuyển những mail thông báo của notification vào một thư mục riêng. Việc quản lý và theo dõi hoạt động của cộng đồng sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều.

Một hướng dẫn khác rất hữu ích cho sự lựa chọn của bạn là những cộng đồng kín sẽ ít spam hơn và để tham gia bạn cần phải có sự đồng ý của Mod.

Ngay sau khi tham gia vào cộng đồng thì trang Cộng đồng của bạn sẽ hiển thị danh sách những cộng đồng được sắp theo thứ tự giảm dần dựa trên mức độ hoạt động của bạn.

Một hộp thoại nhỏ màu đỏ trên mỗi cộng đồng được cập nhật sẽ liên tục nhắc nhở bạn về những hoạt động mới. Giao diện của mạng xã hội Google được thiết kế rất tiện lợi cho việc theo dõi và tham gia một cộng đồng. Còn chần chừ gì nữa, bắt đầu việc tìm kiếm ngay bay giờ để đưa hoạt động kinh doanh của bạn vào một bối cảnh mới – rất hiện đại và đầy tiềm năng.

Một số gợi ý giúp bạn dễ dàng tìm kiếm:

- Tìm kiếm chủ đề liên quan tới mục tiêu tiếp thị của bạn.

- Tìm kiếm những từ khóa trọng tâm trong nghề nghiệp của bạn.

- Tìm kiếm những đối thủ của bạn.

>> Xin mời bạn xem tiếp phần 2 tại đây.

Nguồn Event Channel