Những gia đình “quyền lực” nhất làng thời trang thế giới

Không phải những cái tên như Kardashian/Jenner hay BeckVic, đây là những gia đình (hay thậm chí gia tộc) có ảnh hưởng cực lớn đến nền thời trang thế giới, sở hữu hàng loạt những thương hiệu đình đám và khối giá tài sản trị giá hàng tỉ đô la.

The Versace

Versace

Được thành lập vào năm 1978 bởi nhà thiết kế người Ý Gianni Versace, thương hiệu Varsace nhanh chóng trở nên nổi tiếng với những thiết kế cắt cúp táo bạo, màu sắc rực rỡ bắt mắt. Sau khi Gianni bị mưu sát đột ngột vào năm 1997, thương hiệu được tiếp quản bởi em gái ông, Donatella Versace. Bà giữ chức Giám đốc sáng tạo cũng như Phó chủ tịch của Versace Group.

Tập đoàn này trở thành “gia đình trị” hoàn toàn khi Donatella giữ 20% cổ phần; một người anh trai khác của bà, Santo Versace, giữ 30% cổ phần trong khi đó, con gái Allegra của bà sẽ được hưởng 50% cổ phần (ước tính 800 triệu USD) ngay khi cô tròn 18 tuổi. Từ năm 2011, Donatella lui khỏi những hào quang sân khấu để tập trung cho những kế hoạch riêng.

The Armanis

Armanis

Giorgio Armani là nhà thiết kế thời trang giàu có nhất thế giới, với tổng giá trị tài sản lên tới khoảng 6,1 tỷ USD. Tất nhiên là bao gồm khối tải sản lớn của gia đình ông, những người cùng tham gia vào quản lý cái tên Armani. Ra mắt lần đầu vào năm 1975, gia đình Armani đã gây dựng nên một đế quốc thời trang, hàng gia dụng, khách sạn, nhà hàng và bất động sản trên toàn thế giới. Chị gái Rosana của ông hiện cũng làm việc tại Armani; hai người cháu Silvana và Roberta cũng đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong công ty, và chắc chắn sẽ là những người thừa kế khi Armani qua đời.

Vì Armani là chủ sở hữu duy nhất của công ty mình, không nghi ngờ gì khi ông sẽ lựa chọn để lại khối tài sản cho người thân trong gia đình. Nếu xảy ra, đây sẽ là một trong những di sản có sức ảnh hưởng nhất giới thời trang thế giới.

The Pradas

Pradas

Trước khi được biết đến với những chiếc áo khoác bắt mắt và những chiếc túi 'must-have' của mọi cô gái, Prada chỉ là một cửa hàng bán đồ da ở Milan, nơi tạo ra những chiếc vali hoặc rương đựng đồ cho giới thượng lưu trong thành phố. Được thành lập vào năm 1913 bởi ông nội của Muicci, Mario Prada và anh trai Martino của ông, công ty được bộ đôi cùng điều hành cho đến năm 1958 khi Mario qua đời. Con gái ông, Luisa, đã tiếp quản công ty và cố gắng duy trì thành công như cha cô và chú đã có nhiều năm trước.

Năm 1977, con gái bà, Miucci chính thức bước vào ban quản trị của công ty gia đình và đóng góp những nỗ lực không tưởng trong việc khôi phục thương hiệu hiện đang có dấu hiệu trì trệ. Bộ sưu tập túi xách đầu tiên do bà điều hành sản xuất vào những năm 80 có gây được chú ý nhưng chưa thực sự thành công, cho đến những năm 90. Với sự giúp đỡ của chồng, nhà sản xuất hàng da Patrizio Bertelli, bà đã biến thương hiệu còn non trẻ thành một tập đoàn trị giá nhiều tỷ đô la. Hai người con trai của họ, vẫn còn khá trẻ (độ tuổi 20) và chưa có quyết định gì cho việc tiếp quản công việc gia đình hay không.

The Ferragamos

Ferragamos

Salvatore Ferragamo bắt đầu sự nghiệp sản xuất giày dép của mình khi mới 9 tuổi, tích lũy dần qua năm tháng để tạo nên một tập đoàn toàn cầu. Sau khi ông qua đời vào năm 1960, vợ ông – bà Wanda đã tiếp quản việc kinh doanh và tiếp tục mở rộng quy mô công ty với sự giúp đỡ của 6 người con. Ban đầu, cả 6 người đều làm việc cho công ty với tư cách là Giám đốc hoặc Chủ tịch, nhưng hiện nay chỉ còn lại 2 người: Ferruccio là Chủ tịch và Massimo là Chủ tịch của Ferragamo USA.

Hiện nay, cả 3 thế hệ gia đình Ferragamos đang làm việc tại công ty. Một số người thuộc hàng cháu của bà Wanda cũng đang cống hiến cho công ty, ở những vị trí thấp đến cao. Bà muốn những người trong gia đình sẽ được tiếp cận và tự học mọi giai đoạn của công việc kinh doanh, như thế thì việc trao lại quyền quản lý cho người thân mới có giá trị.

The Missonis

Missonis

Tập đoàn Missonis hiện cũng có đến 3 thế hệ trong gia đình đang nắm quyền điều hành. Được thành lập vào năm 1953 bởi Ottavio Missoni và vợ của ông, Rosita, công ty chỉ hoạt động trong 5 năm ở lĩnh vực…. Sau khi Ottavio và Rosita nghỉ hưu trong những năm 90, quyền điều hành công ty được chuyển giao cho 3 người cháu của họ là Angela, Luca và Vittorio. Vittorio nắm quyền CEO đến khi ông mất vào năm 2013.

Hiện nay, Angela đang là Giám đốc sáng tạo trong khi Luca quản lý các sự kiện công ty. Con gái của Angela chịu trách nhiệm Thiết kế phụ kiện (BST phụ kiện đầu tiên của cô cho thương hiệu đã ra mắt từ năm 2011).

The Arnaults

Arnaults

Không cần phải nói quá nhiều về Arnaults – một trong những gia đình quyền lực nhất trong ngành thời trang thế giới. CEO của LVMH, Bernard Arnault hiện là người giàu nhất nước Pháp với khối tài sản ước tính trị giá 34.4 tỉ USD.

Với 1 tập đoàn sở hữu 70 thương hiệu riêng, Arnaults nổi tiếng với khả năng lãnh đạo thiên phú và sự khôn khéo trong việc sắp xếp quyền lực gia đình trong công ty. Con gái lớn của ông, Delphine Arnault hiện đang làm Giám đốc và Phó chủ tịch của Louis Vuiton, cũng là người thừa kế sáng giá nhất cho đế chế LVMH. Em trai bà, Antoine Arnault, hiện là CEO của thương hiệu Berluti và là Chủ tịch của Loro Piana. Tương lai của tập đoàn cũng sẽ có ghế cho thế hệ thứ ba trong gia đình, những người cháu của Bernard.

The Fendis

Fendis

Ra mắt vào năm 1925 bởi Adele Casagrande, Fendi đã trải qua gần một thế kỷ tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo tài tình của 4 thế hệ những người phụ nữ quyền lực. Thương hiệu đồ da vốn đã nổi tiếng ở Italia, nhưng chỉ thực sự vươn ra thế giới khi 5 người cháu gái của Casagrande tiếp quản công ty (Paola, Franca, Carla, Anna và Alda).

Sau sự quản lý của 11 người con và 30 người cháu, họ đã bán 90% cổ phần công ty cho LVMH vào năm 1999. Ngày nay, chỉ còn Silvia Venturini Fendi – cháu gái của Anna và người sáng lập Baguette, tiếp tục điều hành công ty. Con gái bà, Delfina Delettrez, cũng đang góp sức mình khi xây dựng một nhánh thiết kế trang sức cho BST của Fendi.

Hoài Thu / Just Luxe
Nguồn Trí thức trẻ