FMCG Monitor 12/2017: Triển vọng lạc quan cho thị trường FMCG 2018

FMCG Monitor: 12 tuần kết thúc vào 31/12/2017

Điểm tin chính trong Báo cáo tháng 12 năm 2017:

Các chỉ số chính

Kinh tế Việt Nam vượt chỉ tiêu đề ra trong năm 2017, đạt mức tăng trưởng cao nhất từ 2011 đến nay. Các chỉ số chính ghi nhận kết quả khả quan như xuất nhập khẩu, FDI và bán lẻ. Triển vọng cho một năm 2018 tốt hơn với mức tăng trưởng dự báo 6.7%. Tuy nhiên, về trung và dài hạn, vẫn còn nhiều thách thức như năng suất lao động kém, các vấn đề môi trường cần được lường trước và cải thiện để có thể tăng trưởng bền vững.

Bức tranh tăng trưởng thị trường FMCG

Thị trường FMCG cải thiện trong Quý 4 ở cả Thành thị 4 TP và Nông thôn. Xét trong dài hạn, khu vực Thành thị tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng trong khi đó khu vực Nông thôn có dấu hiệu phục hồi tuy chưa ổn định. Thị trường FMCG tiếp tục được mong đợi sẽ tăng trưởng lạc quan hơn trong năm 2018 với mức tăng khoảng 6-7%.

Trong ngắn hạn, ngành hàng Thức uống vẫn đóng góp chính cho tăng trưởng ở Thành thị. Ngành hàng Chăm sóc cá nhân tiếp tục phát triển tốt ở cả khu vực Thành thị và Nông thôn do người tiêu dùng ngày càng sử dụng nhiều loại sản phẩm hơn. Trong khi đó, ngành hàng Sữa, các sản phẩm từ Sữa và Thực phẩm đóng gói vẫn giảm hoặc tăng trưởng chậm hơn so với thị trường.

[Download báo cáo tại đây]

Ngành hàng tiêu biểu

Hầu hết các ngành hàng Chăm sóc cá nhân đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Nổi bật nhất là Kem dưỡng ẩm tại khu vực Thành thị và Sản phẩm làm đẹp tại khu vực Nông thôn. Sự tăng trưởng của Kem dưỡng ẩm chủ yếu đến từ việc người tiêu dùng chi nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp, trong khi đó tại Nông thôn, nhiều người tiêu dùng bắt đầu làm quen và đầu tư cho các sản phẩm làm đẹp.

Kênh mua sắm

Kênh chợ truyền thống tiếp tục mất thị phần cho các kênh mua sắm khác, trong khi kênh Siêu thị mini và Cửa hàng tiện lợi tiếp tục mở rộng. Kênh hiện đại trong Quý 4 tăng tốc với mức tăng trưởng 15%, vượt qua các kênh mua sắm truyền thống. Thị trường bán lẻ được kỳ vọng sẽ sôi động hơn trong năm 2018 với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới cùng với những mô hình mua sắm mới. Ở khu vực Nông thôn, kênh cửa hàng bách hóa tiếp tục thu hút người tiêu dùng mua sắm.

Tiêu điểm của tháng - Thỏa mãn nhu cầu ăn nhẹ/ ăn vặt tại nhà?

Thức ăn nhẹ đang trở thành nguồn tăng trưởng chính cho ngành hàng Thực phẩm đóng gói cả khu vực Thành thị lẫn Nông thôn. Sự gia tăng nhu cầu vừa giải trí vừa tiện dùng và sự đa dạng các sản phẩm là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cho ngành hàng thức ăn nhẹ. Các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xu hướng này bằng việc tạo ra và nắm bắt thêm những dịp tiêu dùng mới.

[Download báo cáo tại đây]

David Anjoubault - General Manager, Kantar Worldpanel Vietnam
Nguồn Kantar Worldpanel