Hành trình tìm “lý lẽ” cho Proposal, đến công cụ Social Listening tiên tiến, thuần Việt

Từ trăn trở của giới Agency khi pitching bằng Proposal với ý tưởng khả thi, cũng như mong muốn thuyết phục khách hàng dữ liệu đáng tin cậy, các bạn trẻ 9x đã phát triển hệ thống mang tên DAZIKZAK, một sản phẩm mới đột phá giữa thị trường, giúp cho dịch vụ Social Listening gần gũi, thân thiện hơn với cả Agency và nhãn hàng.

Được xây dựng trong 2 năm trở lại đây, DAZIKZAK nhận được tín hiệu tích cực trên thị trường không chỉ vì là hệ thống đầu tiên “made in Việt Nam” với ngôn ngữ “thuần Việt” mà còn vì điểm nổi bật chính của công cụ là khả năng truy xuất toàn bộ số liệu (raw data). Điều này giúp cho người sử dụng có thể hoàn toàn tin tưởng vào kết quả báo cáo nhận được cũng như có thể chủ động đưa ra những nhận định, phân tích theo ý muốn.

Đằng sau sự ra đời của một dịch vụ hiện đang rất phổ biến trên thế giới nhưng chưa được doanh nghiệp Việt quan tâm là câu chuyện của một đội ngũ còn rất trẻ với mong muốn ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, khát khao mang lại những “giá trị thực” cho DN và cho cộng đồng.

Agency trong pitching – Đi tìm “lý lẽ” của ý tưởng

Câu hỏi lớn mà các Agency phải trả lời trước khách hàng là ý tưởng này đến từ đâu, nguồn dữ liệu có đáng tin cậy không, độ chính xác bao nhiêu phần trăm?

Từ trăn trở đó, Phiên Phượng, thành viên kỳ cựu của DAZIKZAK đã tự đặt câu hỏi cho mình và đội ngũ: Tại sao không tạo ra một sản phẩm cung cấp dữ liệu cho chính chúng ta, từ đó mới tính đến cộng đồng Agency và nhãn hàng?

Phạm Nguyễn Phiên Phượng - thành viên kỳ cựu của DAZIKZAK, đội ngũ 9x xây dựng công cụ Social Listening thuần Việt đầu tiên cho nhãn hàng và Agency. Ảnh: DAZIKZAK.

Thực tế, tại Việt Nam, dịch vụ Social Listening không phải quá mới mẻ nhưng chưa được nhìn nhận như một công cụ tối quan trọng trong việc quản lý thông tin, ngăn ngừa khủng hoảng và bảo vệ thương hiệu ngay từ đầu.

Rào cản lớn khiến agency gặp khó với các công cụ Social Listening khác tại Việt Nam là ngôn ngữ và tiêu tốn thời gian, nhân lực, chi phí. Để có thể xử lý được dữ liệu lớn và phức tạp, bắt buộc mỗi agency phải huy động tối đa nhân sự để “làm bằng tay”, vốn là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Xuất thân từ Agency, Phiên Phượng chia sẻ cô cũng từng “nếm mật nằm gai” để phân tích dữ liệu thủ công.

“Mọi người thức thâu đêm miệt mài với những deadline. Mình nhớ mãi cảm giác cả team 3, 4 giờ sáng vật lộn với dữ liệu cho report để kịp thuyết trình 9 giờ sáng hôm sau. Đó là lúc mình nhận ra giới hạn của con người và quyết định tạo ra sự thay đổi.”

Nhãn hàng đau đầu tìm “gốc” dữ liệu

Bên cạnh hạn chế về sức người, nhiều agency đối mặt với vấn đề chứng minh tính chân thực mỗi khi DN yêu cầu gửi lại dữ liệu gốc (raw data) để đối chiếu, vốn mất khá nhiều thời gian và không phải agency nào cũng sẵn sàng chia sẻ.

Những kinh nghiệm “xương máu” từ công việc agency khiến cô gái 9x nhiều đêm trằn trọc với câu hỏi: Làm sao xây dựng một công cụ nghiên cứu thị trường thân thiện với người tiêu dùng Việt Nam.

Ước mơ xây dựng công cụ nghiên cứu thị trường thân thiện với người tiêu dùng Việt Nam thôi thúc Phiên Phượng tạo ra DAZIKZAK, dưới sự định hướng của những người đi trước. Ảnh: DAZIKZAK.

Từ trăn trở đó, Phiên Phượng dưới sự định hướng của người dẫn dắt mình đã thành lập team DAZIKZAK, tạo ra công cụ Social Listening thuần Việt đầu tiên có thể nghe, hiểu, phân tích tiếng Việt. Đặc biệt, công cụ này còn có khả năng tự học hỏi, tự trau dồi, không giới hạn dữ liệu thực tế và phân tích với định hướng cốt lõi là cung cấp “sự thật” cho khách hàng.

Khó khăn của Phượng và đội ngũ còn đến từ thiếu hụt kiến thức chuyên sâu về công nghệ Xử lý ngôn ngữ tự nhiên và Học máy.

Khó khăn chồng chất khó khăn, nhóm Phượng không thể tự mình giải bài toán về chuyên môn quá lớn. Cuối cùng cả nhóm tìm đến PGS.TS Lê Anh Cường, kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực Xử lý ngôn ngữ tự nhiên để giải quyết bài toán học thuật.

Nhờ sự tư vấn tận tình của chuyên gia, DAZIKZAK đã mạnh dạn dùng công nghệ thời đại 4.0 làm giải pháp bằng việc áp dụng Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Công nghệ Học máy (Machine Learning) và “Data mining – Khai phá dữ liệu”, để dạy máy đọc hiểu tiếng Việt, từ đó đánh giá thông tin thu thập một cách tự động, chính xác.

Chia sẻ về cơ duyên hợp tác với DAZIKZAK, anh Cường cho biết: “Tôi ngạc nhiên vì các bạn còn khá mơ hồ về cả chuyên môn và kiến thức mà dám làm hệ thống lớn như vậy. Riêng về chuyên môn liên quan đến Trí tuệ nhân tạo (AI), tôi trong ngành cũng thấy “đuối” huống hồ gì các bạn ngoài ngành. Nhưng tôi nhìn thấy mong ước lớn lao cũng như các bạn đã nhìn thấy thị trường, nhu cầu của xã hội. Vì vậy tôi bắt tay hỗ trợ các bạn xây dựng DAZIKZAK.”

PGS.TS Lê Anh Cường cùng Phiên Phượng chia sẻ về những khó khăn trong thời gian đầu hợp tác xây dựng hệ thống DAZIKZAK. Ảnh: Brands Vietnam.

Cả nhóm có thêm động lực để học hỏi, tự trau dồi kiến thức chuyên môn như Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, NLP trong thời gian dài, thậm chí học lại cả ngữ pháp Tiếng Việt.

DAZIKZAK được xây dựng và điều chỉnh cho từng ngành hàng bao gồm cấu trúc bộ phân tích và cơ sở dữ liệu để tối ưu hoá việc thấu hiểu chính xác ngôn ngữ đa dạng của mỗi ngành. Do đó, tiếng Việt và ngôn ngữ chuyên ngành là điểm nhấn, là tôn chỉ thực hiện của DAZIKZAK.

Để thực hiện được điều đó, DAZIKZAK đã tập hợp nhóm bạn sinh viên ngữ văn giỏi ở những đại học có tiếng, tập trung huấn luyện máy học tiếng Việt. Những kiến thức được chia ra theo từng nhóm chuyên ngành, máy sẽ được học từ đầu trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Việt và chuyên hoá các thuật ngữ ngành hàng, phát triển thành bộ từ điển hoàn chỉnh, cho ra kết quả hoàn thiện nhất.

Nhờ tinh thần tự học hỏi và gắn kết đội ngũ, DAZIKZAK từng bước vượt qua những khó khăn. Ảnh: DAZIKZAK.

Khởi động từ tháng 6/2016, hiện sản phẩm DAZIKZAK đã được ứng dụng, trước mắt cho chính công ty và các khách hàng hiện có của công ty.

DAZIKZAK đã phát triển thành công cho ngành hàng xe hơi với 6 ngành hàng chạy ổn định và đang phát triển các ngành hàng khác.

Với độ chính xác đến 70%, DAZIKZAK tự tin mang đến 4 giá trị cốt lõi cho người dùng: Tự động – Nhanh chóng – Chính xác – Chân thực thông qua các dịch vụ lắng nghe mạng xã hội.

Từ Proposal “có lý” tới tiếp thị dựa trên dữ liệu

Hành trình khởi nghiệp của DAZIKZAK là bước đi dũng cảm và ý chí mạnh mẽ của các bạn trẻ nhằm hiện thực hóa tầm nhìn cho ngành và cộng đồng.

Ngoài ra, DAZIKZAK theo đuổi tính xác thực cho data thông qua truy xuất toàn bộ dữ liệu (raw data), mở ra cơ hội kiểm chứng dữ liệu gốc cho DN một cách chân thực.

DAZIKZAK là chìa khóa giúp “proposal” của agency có cơ sở thuyết phục và “có lý” hơn trong mắt khách hàng nhờ sử dụng dữ liệu chính xác từ lắng nghe mạng xã hội.

Với những kết quả đạt được, DAZIKZAK mong muốn không chỉ “phổ cập” Social Listening đến các DN mà còn trả lại “đặc quyền” tìm kiếm thông tin cho cộng đồng, để tương lai ai cũng có quyền sử dụng DAZIKZAK truy cập, lắng nghe và biết được điều mà cộng đồng mạng đang trao đổi.

DAZIKZAK mong muốn tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng thông qua việc lan tỏa sứ mệnh lắng nghe “cảm xúc” mạng xã hội. Ảnh: DAZIKZAK.

Với sứ mệnh “data dành cho mọi người”, DAZIKZAK đang gây dựng nên một đế chế “lắng nghe cảm xúc mạng xã hội” thuần Việt trong cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam.

Ra đời vào tháng 6/2016, DAZIKZAK là công cụ Social Listening vận hành trong môi trường tiếng Việt do chính người Việt phát triển có khả năng truy xuất toàn bộ số liệu (raw data). DAZIKZAK phục vụ cho các đối tượng là nhãn hàng, agency và broker cần nắm bắt thông tin thị trường.

Sử dụng những tiến bộ công nghệ Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Học máy (Machine Learning), Deep Learning (Học sâu), DAZIKZAK mong muốn mang đến những dữ liệu giá trị đến doanh nghiệp, dữ liệu so sánh đối thủ, mở ra cánh cửa lớn từ hướng người tiêu dùng cho doanh nghiệp thông qua các dịch vụ phân tích Facebook, Youtube, Website, xếp hạng trang mạng xã hội,...

Trung thành với định vị là một người bản địa đích thực, một chuyên gia đầu ngành và một nhà phân loại thông minh, DAZIKZAK mong muốn “phổ cập” Social Listening đến gần gũi với các DN hơn, đặc biệt là các DN Việt Nam và hiện thực hóa tầm nhìn “dân chủ hóa” dữ liệu cho cộng đồng trong tương lai để ai cũng có thể lắng nghe mạng xã hội.

Khám phá hành trình lắng nghe mạng xã hội của DAZIKZAK tại https://dazikzak.com.

Nguồn DAZIKZAK