Bí quyết thành công của Masan Consumer
Nhiều năm qua, Masan Consumer dẫn đầu thị trường trong ngành hàng tiêu dùng với các sản phẩm như nước chấm, mì ăn liền và cà phê. Điều đáng nói là Masan Consumer đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám mua bán & sáp nhập (M&A) từ các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước.
Masan Consumer một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh có tốc độ tăng trưởng đứng đầu châu Á Để làm được điều đó trong một khoảng thời gian không dài, Masan đã có chiến lược riêng của mình…
Nhìn lại những con số
Trong vòng 4 năm vừa qua, Masan Consumer là một trong số những công ty hàng tiêu dùng nhanh có mức độ tăng trưởng nhanh và mức lợi nhuận cao. Masan Consumer đã gia tăng doanh thu của mình khoảng 540% từ mức 1.920 tỷ đồng năm 2008 lên đến gần mức 10.400 tỷ đồng trong năm 2012.
Trong khi đó mức lợi nhuận sau thuế đã gia tăng hơn 700% từ hơn 400 tỷ đồng trong năm 2008 lên đến 2.850 tỷ đồng trong năm 2012.
Masan Consumer đạt được những kết quả kinh doanh như vậy là nhờ việc củng cố vị thế thị trường trong ngành hàng nước chấm, cà phê, ngũ cốc và mì ăn liền, để trở thành doanh nghiệp lần lượt chiếm thị phần số 1 và số 2 trong những ngành hàng này.
Masan Consumer một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh có tốc độ tăng trưởng đứng đầu châu Á
Trong vòng hai năm qua, Masan đã mua lại cổ phần của Vinacafe Biên Hòa, Proconco và Vĩnh Hảo. Tháng 1/2013, Masan cũng đã công bố rằng KKR, một công ty quản lý đầu tư hàng đầu trên thế giới với số tài sản thuộc quyền quản lý hơn 66 tỷ USD, đã chính thức đã đầu tư thêm 200 triệu USD, ngoài 159 triệu USD đã đầu tư vào ngày 15/4/2011, bằng cách tăng cổ phần của mình thông qua việc mua lại cổ phiếu phát hành mới và đang lưu hành của Masan Consumer (công ty con của Masan Group).
Cuối tháng 3/2013, trong hội thảo đầu tư lần đầu tiên tổ chức ngoài nước Mỹ của Pacific Group (TPG), có tài sản quản lý vài khoảng 54,5 tỷ USD, Masan trở thành một trong 10 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh xuất sắc nhất trong danh mục đầu tư của TPG Growths, và được giới thiệu tại hội nghị để giúp thu hút thêm vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi.
Và gần đây nhất, Masan tiếp tục mở rộng kinh doanh trong ngành hàng nước uống với việc thương thuyết mua lại công ty bia & nước giải khát Phú Yên (PYBECO) có công suất sản xuất 50 triệu lít/ năm. Giá trị giao dịch ước tính khoảng 12 triệu đô la, bao gồm các khoản nợ.
Giao dịch có thể sẽ hoàn tất vào tháng tới và sau khi có các chấp thuận cần thiết liên quan đến giao dịch.
“Bí quyết” nào?
Masan đã thấy được tiềm năng của ngành hành tiêu dùng nhanh ở Việt Nam và nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia trên thế giới để điều hành quản trị, lẫn khâu sản xuất.
Để có thể huy động được nguồn vốn đầu tư như vậy, một phần là nhờ Công ty đã thấy được tiềm năng của ngành hành tiêu dùng nhanh ở Việt Nam để không ngừng khai thác và phát triển.
Quan trọng hơn, doanh nghiệp này đã nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia trên thế giới để điều hành quản trị, lẫn khâu sản xuất.
Đối với chuyên môn chiến lược và điều hành, Masan đã tuyển mộ các nhân sự từ những công ty đa quốc gia có lịch sử thành công ở thị trường mới nổi như Việt Nam. Chính kinh nghiệm quản lý của họ sẽ giúp Masan nhanh chóng gia nhập thị trường và ở vị trí dẫn đầu.
Chiến lược nhân sự này tiếp tục được Masan phát huy khi tiến cử ông Steve Golsby trở thành thành viên của Hội đồng Quản trị Masan Consumer sau Đại hội cổ đông ngày 22/4.
Đến từ vương quốc Anh, ông Steve tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, Đại học Strathclyde ở Glasgow, Scotland. Từ năm 2008 đến nay, ông là Giám đốc điều hành của Mead Johnson Nutrition.
Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành hàng tiêu dùng toàn cầu, dẫn dắt việc kinh doanh của Mead Johnson châu Á, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh, đặc biệt từng có 15 năm làm việc cho Unilever châu Á.