Những vụ đổi logo ấn tượng nhất trong lịch sử

Logo các thương hiệu nổi tiếng như Apple, IBM hay Nokia đều có thiết kế ban đầu khác hẳn so với ngày nay.

Kể từ thập niên 80, logo của Coca Cola hầu như không thay đổi. Theo nhiều khảo sát, đây vẫn được coi là thương hiệu được nhận diện dễ dàng nhất thế giới. Tuy vậy, nhiều hãng lớn trên thế giới, như Apple hay IBM, vẫn đạt được thành công lớn sau khi chấp nhận thay hoàn toàn logo. Dưới đây là những thương hiệu có logo thay đổi mạnh nhất lịch sử, theo bình chọn của Business Insider.


Logo cũ của IBM trước năm 1972 khác xa hình kẻ sọc đơn giản bây giờ.


Pepsi cũng theo xu hướng của nhiều thương hiệu bây giờ - bỏ bớt chữ cho đến khi logo chỉ còn là biểu tượng. Thiết kế đầu tiên của Pepsi là "mốt" đầu thế kỷ 19 - càng phức tạp càng tốt.


Logo thời kỳ trước Đại chiến thế giới II của hãng xe Volkswagen Beetle chịu ảnh hưởng của Adolf Hitler khá nhiều với thiết kế chữ thập ngoặc bao ngoài. Sau này, VW đổi logo và chỉ giữ lại hình bên trong.


Khi hãng vận chuyển FedEx đổi tên và mở rộng hoạt động sang vận chuyển qua đêm, họ cũng đổi luôn logo. Họ thậm chí còn tạo ra dấu mũi tên trong khoảng trắng giữa chữ "E" và "x".


Logo đầu tiên của Apple có hình Isaac Newton ngồi dưới gốc táo. Tuy nhiên, thiết kế này bị đánh giá là quá phức tạp và khó nhìn. Vì thế, sau năm 1976, logo của hãng đã chuyển thành "quả táo cắn dở" như ngày nay.


Logo của hãng dầu khí Shell không thay đổi nhiều lắm về ý tưởng qua thời gian. Nhưng màu sắc và thiết kế thì lại cách nhau một trời một vực.


Nokia đã bỏ hình con cá trong logo từ xa xưa để thành biểu tượng đơn giản như ngày nay.


Logo của hãng xe Fiat đã trải qua rất nhiều lần thiết kế lại. Đặt hai logo mới nhất và lâu đời nhất của hãng cạnh nhau, người xem hẳn sẽ cảm thấy quá trình thay đổi mạnh mẽ đến cỡ nào.


Cũng như Pepsi, logo ban đầu của hãng ôtô Mazda chỉ toàn là chữ cái. Việc đổi thiết kế sang chữ "M" diễn ra năm 1997. Trước đó, hãng đã trải qua ba đợt thay logo.


Logo ban đầu của Kodak hoàn toàn khác biệt với các hãng thời đó. Họ chỉ chuyển sang dùng tên từ thập niên 30.

Nguồn Chiến lược Marketing