Kênh mới nào cho các marketer ngành Dược tiếp cận khách hàng “trúng đích”?

Kênh mới nào cho các marketer ngành Dược tiếp cận khách hàng “trúng đích”?

Với quy mô thị trường hàng chục tỉ USD mỗi năm, cơ hội tổ chức, đấu thầu các hoạt động marketing ngành dược tại Việt Nam cực kỳ lớn. Nhưng làm cách nào để bứt phá hiệu quả marketing trong khi đã quá nhẵn mặt với những kênh tiếp thị quen thuộc?

Nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới dự báo: Đến năm 2020, thị trường ngành Y tế sức khỏe của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp ba so với năm 2010. Thị trường này sẽ sớm vượt qua các nước khác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Indonesia*.

Business Monitor International (BMI) cũng dự báo chi tiêu y tế tại Việt Nam sẽ tăng lên 22,7 tỷ USD vào năm 2021, ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 12,5% từ 2017 đến 2021. Các chuyên gia cho rằng tốc độ tăng trưởng này sẽ tiếp tục duy trì trong 20 năm tới. Riêng 2020, giá trị thị trường chung của ngành dự kiến đạt 10 tỷ USD.

Chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam ước tính tăng gấp đôi lên 85 USD trong 2020, và tăng gấp bốn lên 163 USD vào 2025. Và tại Việt Nam, quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng trong ngành dược phẩm chủ yếu phụ thuộc vào chỉ định, tư vấn của đội ngũ hàng trăm ngàn nhân viên y tế và dược sĩ đang làm việc tại khoảng 60.000 nhà thuốc và 1.700 bệnh viện trên toàn quốc. Như vậy, đây là nhóm đối tượng mà bất kỳ marketer ngành Dược nào cũng cần hướng đến.

Chúng ta đã quá quen thuộc với các hình thức marketing lâu nay trong ngành dược như: Trưng bày sản phẩm; Xây dựng đội ngũ trình dược viên kết nối dược sĩ, bác sĩ; Tổ chức hội thảo sản phẩm; Tài trợ Hội thảo khoa học; Hoạt động PR, email/ SMS marketing; Tiếp thị thông qua các kênh tự có của doanh nghiệp như website/ fanpage/ YouTube… Các hoạt động này có thể vẫn còn hiệu quả với những ưu nhược điểm riêng, nhưng làm thế nào để bạn bứt phá và tạo khác biệt?

Số liệu về HealthTech tại Hội nghị Công nghệ Y tế Châu Á Galang Growth 2019 diễn ra tại Singapore.

Xu hướng số hóa và tiếp thị trúng đích “4Đ” đang đặt ra nhiều thách thức cho các marketer ngành Dược, làm sao tiếp cập Đúng đối tượng, Đúng nội dung, Đúng thời điểmĐúng kênh truyền thông? Trong cuộc chiến này, công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng mà các chuyên gia thường dùng chữ HeathTech để nói về nó. Hiện tại HealthTech tại Việt Nam khá khiêm tốn, chỉ chiếm 1% hệ sinh thái HealthTech Châu Á. Cơ hội ở lĩnh vực này đang rất cao và cũng mở ra cho các marketer ngành dược một lựa chọn mới nhằm đảm bảo 4Đ trong các hoạt động tiếp thị của mình.

Chúng ta thấy điển hình là hoạt động hội thảo, cập nhật kiến thức, nghiên cứu mới về y dược đang được nhiều ông lớn ngành dược đồng hành với các nhà thuốc, dược sĩ, nhân viên y tế. Các hoạt động này lâu nay vẫn tổ chức theo hình thức tập trung, tốn kém chi phí, thời gian nhưng lại ít gắn kết liên tục. Trong khi đó, chỉ cần thông qua các kênh HealthTech mới, bạn sẽ dễ dàng đồng hành cùng các hoạt động này trên môi trường trực tuyến.

Đây rõ ràng là một xu hướng mới và không khó để nhận thấy nhiều ông lớn ngành dược đang ưu ái đẩy mạnh cách tiếp cận mới này đối với khách hàng là các nhà thuốc và nhân viên y tế trong toàn hệ thống của mình.

Điển hình như thông qua 2 ứng dụng di động PharmaCom và MDCom, được biết đến như 2 nền tảng mạng xã hội tiên phong tại Việt Nam dành riêng cho cộng đồng nhà thuốc và nhân viên y tế. Hai ứng dụng này do MediHub phát triển và công ty nhận được sự hợp tác chuyên môn từ các đơn vị có chức năng đào tạo là các trường đại học, các hội chuyên ngành y khoa trên toàn quốc.

Các hoạt động trực tuyến như đào tạo, cập nhật y khoa, hội thảo… thông qua ứng dụng di động là một cách mới marketer nên thử.

Ông Nguyễn Thế Dinh, CEO MediHub cho biết: “Chúng tôi lựa chọn HealthTech để phát triển với các kênh trực tuyến chuyên biệt. Điều chúng tôi đang làm là tạo ra sân chơi có khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu của cả nhà thuốc, nhân viên y tế lẫn các công ty dược, từ việc tổ chức trực tuyến các chương trình đào tạo đến hội thảo, cập nhật thông tin y khoa… Đặc biệt, chúng tôi đảm bảo được tính pháp lý vốn là vấn đề mà các công ty dược đa quốc gia rất coi trọng”.

Hiện nay, ứng dụng PharmaCom của MediHub có gần 12.000 thành viên là dược sĩ, nhà thuốc hàng đầu và MDCom đang triển khai các khóa đào tạo, cập nhật y khoa trực tuyến cho hàng ngàn bác sĩ, nhân viên y tế với sự đồng hành của các công ty dược đa quốc gia có mặt tại Việt Nam.

Nhu cầu về đào tạo liên tục (CME) đối với nhân viên y tế và cập nhật kiến thức chuyên môn về dược (CPE) đối với dược sĩ - nhằm duy trì chứng chỉ hành nghề theo quy định, cũng đang rất lớn. Thông tư 22/2013/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định nhân viên y tế cần có 48 giờ đào tạo liên tục trong 2 năm; và Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Luật Dược 105/2016/QH13 quy định dược sĩ cần có 8 giờ cập nhật kiến thức chuyên môn dược trong 3 năm làm việc liên tiếp.

(*) http://hcm.medipharmexpo.com/vi/d/thi-truong-y-te-viet-nam

Hoài Ân
Nguồn MediHub