COVID-19: "Gió đông" cho chuyển đổi số ngành y tế

COVID-19: Gió đông cho chuyển đổi số ngành y tế

COVID-19 và #stayathome làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận và chăm sóc người bệnh của ngành y tế, đặc biệt là chuyển đổi hình thức khám chữa bệnh trực tiếp tại các cơ sở y tế thành trực tuyến qua các nền tảng kỹ thuật số. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trong mùa dịch, các dịch vụ Telemedicine phát triển mang đến những tiện ích và hiệu quả trong khám từ xa.

Bước chuyển trong tư duy khám chữa bệnh

Giữ cho bản thân khỏe mạnh mỗi ngày đã và đang là xu thế trên thế giới trong những năm gần đây, và sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã phần nào đẩy nhanh xu hướng này. Công nghệ AI, những cải tiến về Wi-Fi, 5G góp phần mở đường cho Telemedicine, giải pháp chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh online. Theo báo cáo Frost & Sullivan, nhu cầu Telemedicine tăng 64,3% trong năm 2020 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021.

COVID-19: Gió đông cho chuyển đổi số ngành y tế

Telemedicine được đánh giá là có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Các dịch vụ khám chữa bệnh từ xa là “cánh cửa Doraemon” cho những người dân vùng xa được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng với chi phí hợp lý. Không chỉ tiết kiệm hơn so với tổng chi phí khám trực tiếp tại bệnh viện, mà còn giảm thiểu thời gian di chuyển và chờ đợi.

COVID-19 và giãn cách xã hội khiến lượng người dùng quan tâm tới Telemedicine tăng đột biến. Khám từ xa giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp, do người bệnh phải đến bệnh viện, hoặc phải di chuyển bằng xe khách từ các tỉnh đến TPHCM chữa bệnh. Bác sĩ nam khoa Nguyễn Hồ Vĩnh Phước chia sẻ: “Trong vấn đề sức khỏe thầm kín như nam khoa, tư vấn từ xa giúp người bệnh đỡ ngần ngại việc tiếp cận với bác sĩ. Họ có thể qua điện thoại hoặc cuộc gọi video trình bày chi tiết các vấn đề sức khỏe và nhận được một kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục toàn diện hơn”. Bác sĩ Phước cho biết thêm: “Từ khi có dịch, lượng bệnh nhân khám online thông qua Kênh khám từ xa Wellcare trong Quý 2/2021 tăng gần 3 lần so với quý trước. Nhiều người bệnh ở tỉnh thấy thật may mắn, vì nhờ công nghệ hỗ trợ mà hiện giờ vẫn được bác sĩ tại TPHCM hướng dẫn điều trị kỹ lưỡng, lịch tái khám được đảm bảo liên tục xuyên suốt”.

Theo khảo sát của Wellcare năm 2020, trong số những người đánh giá dịch vụ thì có tới 97.7% là đánh giá tích cực 4-5 sao (trên tổng 5 sao) và cho biết sẽ tiếp tục sử dụng khi có nhu cầu.

COVID-19: Gió đông cho chuyển đổi số ngành y tếThị trường Telemedicine Việt Nam

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Công ty tư vấn chiến lược và nghiên cứu thị trường BlueWeave Consulting cho thấy, thị trường y tế từ xa toàn cầu trị giá 51 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 152,3 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 16,1% trong giai đoạn 2021- 2027.

Thị trường Telemedicine ở Việt Nam được đánh giá là tiềm năng chưa được khai thác tương xứng. Tổng cầu thị trường được đánh giá ở mức 57,8 triệu phiên khám từ xa hàng năm với quy mô tương đương 520 triệu USD (2020), theo ước tính của Wellcare.

Trên thực tế, giải pháp tư vấn, chẩn đoán khám chữa bệnh từ xa đã được ngành y tế triển khai từ 15 năm trước bắt đầu với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – 1 trong những bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam, nhưng chưa được đẩy mạnh. Đến năm 2015, Wellcare chính thức ra mắt kênh khám từ xa. Hiện, đây vẫn được coi là một trong những kênh Telemedicine nổi bật, với đội ngũ bác sĩ được tuyển chọn và quy trình dịch vụ khám chữa bệnh hoàn chỉnh.

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã buộc ngành y tế phải chọn một giải pháp hiệu quả nhất cho chẩn đoán, tư vấn khám chữa bệnh từ xa để có thể phục vụ người dân tốt nhất trong bối cảnh giãn cách toàn dân. Hiện Đề án KCB từ xa giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Y tế đã thu hút hơn 1.000 cơ sở y tế trên cả nước tham gia và bước đầu thực hiện kết nối với các bệnh viện tuyến Trung ương như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện K… Theo ước tính, khi triển khai Hệ thống khám, chữa bệnh từ xa, xã hội và ngành y tế có thể tiết kiệm được hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm.

COVID marketing – “Trend” chưa có dấu hiệu dừng lại

“COVID marketing” là thuật ngữ áp dụng cho các hoạt động Marketing “bắt trend” COVID-19. Sự bùng nổ của hình thức marketing này có thể nhận thấy rõ rệt nhất ở việc xuất hiện hàng loạt các chương trình tặng khách hàng khẩu trang của các brand lớn nhỏ khi COVID-19 bắt đầu nổ ra.

Cùng với thời gian, sự đầu tư trong các chiến dịch marketing được gia tăng và phát triển trên nhiều nền tảng. Đáng chú ý là chiến dịch #EndCoV bao gồm bài hát “Ghen Cô Vy” bản tiếng Việt và tiếng Anh, vũ điệu rửa tay #vudieuruatay trên mạng xã hội. Đây là một dự án sáng tạo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (NIOEH) trực thuộc Bộ Y tế. Bài hát “gây bão” toàn cầu, xuất hiện trong các bản tin của các kênh quốc tế như HBO, CNN hay nhận nhiều lời khen từ tạp chí nổi tiếng thế giới... Bên cạnh đó, vũ điệu rửa tay của Quang Đăng cũng được nhiều nghệ sĩ và khán giả quốc tế cover lại và đăng tải trên mạng.

COVID-19: Gió đông cho chuyển đổi số ngành y tế

Hiện tại, mối quan tâm liên quan tới COVID-19 tập trung chủ đạo ở vấn đề vaccine. Nắm bắt được nhu cầu tìm kiếm thông tin liên quan tới từ khóa “vaccine COVID” ngày càng tăng, các brand nhanh chóng tận dụng để tạo ra những campaign để kích cầu và tăng độ yêu thích cho thương hiệu. Một số chiến dịch đáng chú ý trên thế giới như Krispy Kreme với “Free Donut Day” cho những người đã tiêm vaccine, Budweiser với “Good Times are coming” ghi lại những hình ảnh tụ tập vui vẻ mở ra một kỷ nguyên mới cùng vaccine chống COVID.

Tháng 06/2021, Việt Nam bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng COVID-19 cho toàn dân. Tuy nhiên, do thông tin hướng dẫn vẫn còn nhiều hạn chế và mâu thuẫn, đa số người dân đều rất lo ngại và tỏ ra hoang mang khi được hỏi có nên chích hay không. Wellcare cũng đưa ra chương trình hoàn phí 100% “Hỏi về vaccine với bác sĩ và chuyên gia”. Mọi câu hỏi liên quan tới vaccine ngừa COVID-19 như: nên tiêm loại gì, nên tiêm ở đâu, mẹ đang cho con bú có ảnh hưởng gì không, bị bệnh gan có tiêm được không, dị ứng có tiêm được không, trầm cảm có tiêm được không, có nên lo ngại biến chứng không và nếu có biến chứng thì phải xử trí như thế nào, vaccine có hiệu lực trong vòng bao lâu, tiêm xong có phải đeo khẩu trang nữa không…sẽ được hoàn phí khi sử dụng dịch vụ câu hỏi ngắn của Wellcare.

Dịch vụ này hiện đang được đông đảo quan tâm vì tính “cá nhân hóa”. Người hỏi được mô tả tình trạng sức khoẻ cá nhân, còn người trả lời là các bác sĩ chuyên gia trong lĩnh vực tiêm chủng. Chiến dịch được đánh giá là “thức thời”, vừa góp phần cung cấp thông tin hữu ích về Vaccine phòng COVID một cách nhanh chóng và chính xác, vừa góp phần định hướng người dùng làm quen với các dịch vụ Telemedicine.

Nguồn Wellcare