Báo cáo Mobile Marketing của AppsFlyer: Tối ưu hoá chiến dịch Tết 2022 cho các ứng dụng game, tài chính và giải trí

Báo cáo Mobile Marketing của AppsFlyer: Tối ưu hoá chiến dịch Tết 2022 cho các ứng dụng game, tài chính và giải trí

Dựa trên báo cáo thường niên lần thứ 3 về các ứng dụng di động trong dịp Tết và sau Tết được công bố vào ngày 20/12 vừa qua, AppsFlyer đã đưa ra những phân tích và dự đoán với mong muốn chia sẻ những gợi ý và thông tin hữu ích để giúp các mobile marketer (nhà tiếp thị di động) tối ưu hoá chiến lược tăng doanh thu của mình cho mùa Tết 2022.

Trong báo cáo “Vietnam Tet Mobile Marketing Insights 2021 Edition: Leaping into the 2022 season”, AppsFlyer có đưa ra những phát hiện chính (key findings) với 6 xu hướng nổi bật:

  • Trước tỷ lệ người dùng mới tăng và tỷ lệ người dùng cũ giảm – remarketing giúp tăng tỷ lệ giữ chân người dùng cũ (retention rate), đặc biệt có thể lên đến 150% ở các ứng dụng giải trí.
  • Ứng dụng trò chơi và mua sắm nên tập trung thu hút người dùng mới trong dịp Tết.
  • Trong tuần đầu tiên của Tết, các ứng dụng trò chơi có xu hướng thu về lợi nhuận cao, có khả năng tăng gần gấp đôi doanh thu từ giao dịch trong app (in-app purchase) vì người dùng có xu hướng ở nhà nhiều hơn trong dịp Tết và trong bối cảnh đại dịch.
  • Các ứng dụng khác không nên triển khai chiến dịch tăng doanh thu trong tuần Tết, thay vào đó tập trung cao các tuần trước và sau Tết tuỳ ngành.
  • Người dùng iOS có xu hướng chi nhiều hơn so với người dùng Android, chỉ số này có thể tăng gấp đôi trong mảng tài chính.
  • Tỷ lệ cài đặt ảo (install fraud) ở danh mục tài chính và ăn uống tăng cao, đặc biệt ở mảng click flooding (ăn cắp lượt click từ người dùng tự nhiên).

Sau đây là chi tiết các xu hướng trong bài và một số thống kê nổi bật từ AppsFlyer:

1. Khả năng “double” doanh thu của các ứng dụng gaming trong dịp Tết

Vì người dùng có xu hướng ở nhà nhiều hơn và dành nhiều thời gian chơi game hơn trong dịp Tết do ảnh hưởng của đại dịch, các marketer trong mảng gaming sẽ có được lợi thế để thúc đẩy chuyển đổi người dùng (user conversion) bằng cách đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi trong Tết. Các ứng dụng gaming đã ghi nhận mức cao nhất về số lượt cài đặt non-organic (người dùng tải ứng dụng sau khi xem chiến dịch quảng cáo) nói riêng và tổng thể nói chung trong tuần Tết 2020.

Xu hướng cài đặt ứng dụng hàng tuần theo danh mục

2. Remarketing là công cụ quan trọng để giữ chân người dùng cũ

Với sự bùng nổ về số lượng người dùng mới, các chiến dịch tiếp thị lại (remarketing) sẽ có hiệu quả cao trong việc giữ chân người dùng cũ khi lượt khám phá và thử nghiệm ứng dụng mới sẽ ngày càng gia tăng. Qua số liệu thống kê của báo cáo, tỷ lệ giữ chân người dùng (retention rate) của các ứng dụng giải trí chỉ đạt dưới 2% sau 30 ngày đối với các khách hàng không được tiếp thị lại. Với các chiến dịch giữ chân khách hàng được triển khai, tỷ lệ giữ chân người dùng sẽ tăng lên gần 5%, và có khả năng đạt 150% trong mảng giải trí với một chiến lược tốt.

Tỷ lệ giữ chân hàng ngày và hàng tuần theo danh mục và trạng thái tiếp thị lại
(QI/2021, trung bình trên mỗi ứng dụng)*

3. Tiềm năng của nền tảng iOS tăng cao vào năm 2022

Với xu hướng chi tiêu trung bình trên các ứng dụng nhiều hơn so với người dùng Android, người dùng iOS đã đem lại doanh thu gần gấp ba lần trên các ứng dụng game và hơn hai lần trên các ứng dụng tài chính. Qua số liệu thống kê của báo cáo, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng iOS có xu hướng tăng như mảng giải trí (+74,91%), du lịch (+22,68%), và mua sắm (+10,05%) cao hơn doanh thu của người dùng Android. Các marketer nên nhắm mục tiêu vào người dùng iOS, user base (cơ sở người dùng) có thể tương đối nhỏ nhưng có khả năng mang lại doanh thu cao.

Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng tăng % từ ứng dụng iOS so với đường cơ sở của ứng dụng Android

4. Tỷ lệ cài đặt “ảo” tăng cao trong ứng dụng tài chính và ăn uống

Với lượng truy cập và cài đặt ứng dụng tăng theo mùa, các marketer nên đề phòng các lượt cài đặt “ảo” (install fraud) có khả năng hao tốn ngân sách của các chiến dịch quảng cáo lớn. App ở mảng tài chính và ăn uống thường là 2 danh mục bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 50% tổng số lượt cài đặt được cho là gian lận, chủ yếu là do các hoạt động click flooding và bots (các hoạt động ăn cắp và lặp lại lượt click tự nhiên) vào khoảng 3 đến 4 tuần trước Tết.

Với tư cách là nhà lãnh đạo phân tích tiếp thị và phân bổ toàn cầu, AppsFlyer sẽ giúp các marketer đưa ra những lựa chọn tốt cho doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp thông qua các công nghệ đo lường, phân tích, chống gian lận và bảo vệ tuyệt đối quyền riêng tư.

Vào ngày 22/12 sắp tới, AppsFlyer sẽ có một webinar để giải thích rõ hơn về các xu hướng, số liệu và các dự đoán dựa trên báo cáo Mobile Marketing phiên bản 2021 để hỗ trợ các marketer trong những chiến lược mùa Tết năm 2022.

Methodology (Tóm tắt số liệu)

Lượng truy cập ứng dụng tại thị trường Việt Nam từ 13/1 - 16/3 được chia ra như sau: 4 tuần trước Tết (13/1 đến 9/2), tuần Tết (10/2 đến 16/2) và 4 tuần sau Tết (17/2 đến 16/3).

Với 144 triệu lượt cài đặt ứng dụng, 8,5 tỷ ứng dụng được mở, 143 triệu lượt chuyển đổi tiếp thị lại, và 1.340 ứng dụng trên các danh mục: Game, Mua sắm, Tài chính, Giải trí, Đồ ăn & Thức uống và Du lịch.

Nguồn AppsFlyer