CCO Ninja Van Việt Nam: “Dịch bệnh thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới”

CCO Ninja Van Việt Nam: “Dịch bệnh thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới”

Nguyên nhân, theo ông Phan Xuân Dũng, COO (Chief Customer Officer – tạm dịch Giám đốc Kinh doanh) Ninja Van Việt Nam là do tác động của dịch bệnh COVID-19.

Cụ thể, theo báo cáo Tìm hiểu người tiêu dùng Đông Nam Á và lựa chọn phương thức giao hàng do Ninja Van Group hợp tác cùng DPDGroup công bố cho thấy từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hai năm về trước (2019 - 2021), số lượng khách hàng mua sắm trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á đã tăng thêm khoảng 70 triệu người. Con số này dự kiến ​​sẽ tiếp tục leo thang đến khoảng 380 triệu người vào năm 2026.

Hơn một nửa số người tham gia khảo sát đã từng mua hàng từ các website nước ngoài ít nhất từ một đến vài lần. Ngoài việc mua sắm hàng hoá trong khu vực Đông Nam Á, nhiều người chia sẻ rằng họ còn mua hàng từ các nước Châu Á khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản và/hoặc Hàn Quốc. Hành vi tiêu dùng này là một tín hiệu mạnh mẽ khuyến khích các nhà bán lẻ trực tuyến mở rộng phạm vi khách hàng trong khu vực, hoặc thậm chí trên khắp toàn cầu.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng Việt Nam rất thích mua sắm hàng hoá xuyên biên giới với tần suất đến 59% khách hàng được khảo sát từng mua sắm nhiều lần các mặt hàng này, cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Nguyên nhân do thời điểm sau đại dịch COVID-19, nhu cầu mua sắm hàng hoá thương mại điện tử của Việt Nam bùng nổ không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các tỉnh thành nông thôn. Khi nguồn hàng trong nước không đáp ứng kịp là cơ hội cho các từ khoá như “hàng nội địa Trung, hàng nội địa Thái, hàng nội địa Nhật...” trỗi dậy mạnh mẽ trên các nền tảng thương mại điện tử phổ biến.

Ông Dũng cho biết dịch vụ Ninja Direct (nhập hàng quốc tế) được công ty đưa ra từ năm 2019 ở thị trường Việt Nam và trong vòng chưa đến 3 năm đã thu hút hơn 600 doanh nghiệp/ chủ cửa hàng kinh doanh online (tổng kho, đại lý...) thường xuyên sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu, phát sinh mỗi tháng hơn 2.000 đơn hàng vận chuyển quốc tế tạo ra giá trị thương mại trung bình hơn 60 tỉ đồng/tháng.

Tuy nhiên, việc mua sắm xuyên biên giới vẫn còn nhiều bất tiện. Báo cáo cũng chỉ ra rằng chỉ 1/3 người được khảo sát tham gia mua sắm theo hình thức này. Điều này đồng nghĩa dư địa tăng trưởng là rất lớn nếu giải quyết các hạn chế hiện nay như kiểm soát rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hoá, thanh toán quốc tế, thiết lập các tuyến vận chuyển linh hoạt, xử lý thủ tục thông quan hàng hoá với chi phí vận hành tối ưu...

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng vai trò của các đơn vị vận chuyển rất quan trọng trong việc “chốt đơn” mua sắm xuyên biên giới của khách hàng. Theo đó thời gian giao nhận được cập nhật theo thời gian thực là hành vi khách hàng quan tâm nhất khi sử dụng dịch vụ vận chuyển.

“Nhìn chung các doanh nghiệp cần đối tác giao nhận có thể cung cấp quy trình giúp các họ tăng tính tập trung vào việc vận hành doanh nghiệp, cải thiện hệ thống bán hàng, tạo ra lợi nhuận như mong muốn”, ông Dũng nói.

Thành lập vào năm 2014, Ninja Van là công ty logistics với nền tảng công nghệ có trụ sở ở Singapore, cung cấp các giải pháp giao nhận tiện lợi cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô với mạng lưới hoạt động ở 6 quốc gia gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Năm 2021, Ninja Van nằm trong top 15 công ty có tốc độ tăng trưởng cao nhất Châu Á – Thái Bình Dương được tạp chí Financial Times vinh danh. Tại Việt Nam, Ninja Van hiện hoạt động trên khắp 63 tỉnh thành, có hơn 800 bưu cục, 7.500 nhân viên và cung cấp nhiều gói cước vận chuyển. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã gọi vốn được hơn 970 triệu USD.

Về phần mình DPDgroup là mạng lưới chuyển phát bưu kiện của GeoPost, công ty trực thuộc Tập đoàn La Poste Groupe. GeoPost đã công bố doanh số 14,7 tỷ euro vào năm 2021. Công ty sở hoạt động tại gần 50 quốc gia với mạng lưới 70.000 điểm nhận hàng, DPDGroup đã giao hàng thành công 8,4 triệu bưu kiện trên toàn thế giới mỗi ngày – 2,1 tỉ bưu kiện mỗi năm – thông qua các thương hiệu DPD, Chronopost, SEUR, BRT và Jadlog.

Nguồn Nhịp cầu Đầu tư