Không ngần ngại nhảy việc, nhân sự trẻ rốt cuộc tìm kiếm điều gì?

Không ngần ngại nhảy việc, nhân sự trẻ rốt cuộc tìm kiếm điều gì?

Nhảy việc là lựa chọn phổ biến của nhiều lao động trẻ nhằm tìm kiếm một trải nghiệm công việc lý tưởng. Trước những ngã rẽ, hướng đi thế nào là phù hợp và đem lại hành trình sự nghiệp hạnh phúc cho họ?

Những thay đổi trong nhu cầu tìm việc sau đại dịch

Là một trong những người nghỉ việc sau dịp Tết Nguyên Đán – thời điểm thường được cho là xảy ra làn sóng nghỉ việc tại Việt Nam, Minh Trang (31 tuổi) cảm nhận được lần nghỉ việc này không giống với mọi lần. Vốn hài lòng với mức lương và công việc nhàn nhã nhưng Trang không còn thấy thoả mãn với nhịp độ và giá trị nhận được khi mỗi ngày với cô chỉ còn là việc hoàn thành trách nhiệm và mong mau chóng hết giờ làm. 4 năm gắn bó với công ty, công việc đã trở thành một thói quen, cô không nhìn thấy được sự phát triển của bản thân và cảm thấy bên trong mình luôn còn một điều gì đó chưa được thoả mãn trọn vẹn.

Tôi lựa chọn chấm dứt công việc phần nhiều vì những thay đổi trong suy nghĩ sau thời gian dịch bệnh. Sự quẩn quanh của công việc suốt 4 năm ấy khiến tôi càng bí bách và chán nản. Tôi tự hỏi bản thân rất nhiều lần: Điều gì bên trong mình vẫn chưa được thoả mãn? Và đâu mới là công việc sẽ giúp tôi thật sự toàn tâm cống hiến? Những băn khoăn luôn dồn dập trong tôi, nên dù vẫn chưa có kế hoạch cho bước kế tiếp, tôi vẫn đưa ra quyết định nghỉ việc”, Minh Trang chia sẻ.

Một số người lao động mất phương hướng trong công cuộc tìm kiếm việc làm phù hợp

Chung cảnh ngộ với Trang, đã 6 tháng kể từ khi nghỉ việc ở một công ty truyền thông có tiếng tại Hà Nội, Thanh Hương (25 tuổi) vẫn chưa chắc chân với một công việc nào. Cô liên tiếp “nhảy” qua 2 công ty và đều chọn dừng lại sau thời gian thử việc.

“Tôi nghỉ việc cũng vì cảm thấy công việc cũ luẩn quẩn, không có ý nghĩa và giá trị gì cho bản thân hay cộng đồng xung quanh. Đi qua mùa dịch, nhiều người trẻ như chúng tôi cũng thay đổi. Bạn bè tôi không ít người nghỉ việc, người chọn nghỉ ngơi, người chọn đi học, số khác cũng đi tìm những công việc mới phù hợp với lý tưởng sống. Nhưng tựu trung lại, chúng tôi đều trân trọng cuộc sống hơn, mong muốn được sống và trải nghiệm trọn vẹn nhất có thể. Thử việc qua 2 công ty, ngoài câu chuyện lương thưởng, chế độ, tôi không cảm thấy mình đang thực sự đóng góp hay tạo ra giá trị ý nghĩa gì. Tôi không muốn mình chỉ nhảy từ cái hố này sang cái hố khác”, Hương chia sẻ.

Bền bỉ soi chiếu bản thân sau một quãng nghỉ dài, Thanh Hương cho biết cô nhận ra mình có cảm hứng và tâm huyết với các hoạt động vì môi trường, hay giúp đỡ những nhóm thiểu số trong xã hội. Không bao lâu sau, cô đã nộp đơn và nhận lịch phỏng vấn từ 1 tổ chức phi chính phủ (NGO) hỗ trợ phụ nữ và trẻ em, và 1 tập đoàn quốc tế cho vị trí Phát triển bền vững. Với những cơ hội mới này, Thanh Hương hy vọng sẽ có một công việc làm trong sự tận hưởng và tự hào vì những giá trị mình tạo ra.

Thanh Hương không phải người duy nhất trải qua những thay đổi giai đoạn hậu đại dịch. Theo báo cáo thị trường việc làm 6 tháng đầu năm 2022 được thực hiện bởi tập đoàn Navigos, khi được hỏi về lý do dẫn đến tình trạng dù đã thôi công việc cũ nhưng vẫn chưa tìm được chỗ làm mới, 24.5% người lao động cho biết lý do chưa tìm thấy công việc phù hợp. Đại dịch COVID-19 đã thay đổi thứ tự ưu tiên trong việc tìm kiếm công việc của không ít người lao động, giờ đây, họ đề cao sự phát triển của bản thân, cảm giác hạnh phúc khi làm việc với “lý tưởng sống” cá nhân, mong muốn công việc mang đến những giá trị cao hơn, đồng bộ với những giá trị bản thân đang theo đuổi, trên con đường hướng đến 1 cuộc sống toàn diện. Họ sẵn sàng dành thêm thời gian chờ đợi để tìm được công việc có nhiều điểm chạm với giá trị của mình, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Người trẻ đang tìm kiếm một công việc không chỉ đáp ứng được vấn đề lương thưởng mà còn phải tạo ra được nhiều giá trị cho bản thân và xã hội

Khác với Thanh Hương, Hoàng Tùng (28 tuổi, Sài Gòn) may mắn hơn khi tìm được công việc ưng ý sau 3 tháng nghỉ việc. Cùng lý do như Hương, anh ứng tuyển vào vị trí Phát triển sản phẩm của một công ty hàng tiêu dùng với nhiều dự án liên quan tới dinh dưỡng cho trẻ em. Công việc phù hợp với mong muốn đóng góp cho cộng đồng của Tùng, lại có một lộ trình rõ ràng để anh nhìn được xa hơn tương lai nghề nghiệp.

“Đây là 1 trong số những doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề xã hội, và cố gắng mang lại nhiều giá trị cho sự phát triển cộng đồng bên cạnh các bài toán về doanh thu và lợi nhuận. Ở đây, tôi cảm thấy mình như được “bắt tay” với 1 đối tác hợp cạ, cùng cống hiến cho sự phát triển của đôi bên, và hơn nữa là cho trẻ em Việt Nam. Sau vị trí này, tôi có thể phát triển lên quản lý dự án, kết nối với các bên liên quan để mở rộng sức ảnh hưởng của mình. Công việc tuy không đơn giản vì khá mới mẻ nhưng tôi thấy rất hứng khởi, mỗi ngày đi làm đúng là một niềm vui”, anh chia sẻ.

Lắng nghe nhu cầu, bắt nhịp xu thế

Khi nhìn về tư duy mới được thay đổi sau dịch, không quá khó để nhận ra rằng Hương, Tùng hay nhiều người trẻ khác dành nhiều sự quan tâm tới 3 yếu tố: Công việc giúp phát triển một cách toàn diện và có định hướng lâu dài, mang lại niềm hạnh phúc khi làm việc và tạo điều kiện đóng góp cho xã hội và cộng đồng.

Từ đó thấy rằng, “Human Growth” – Hành trình sự nghiệp hạnh phúc – bao gồm hành trình ghi nhận sự phát triển của bản thân, và hành trình tạo ra giá trị ý nghĩa cho xã hội thông qua công việc của mình, chính là điều nhiều nhân sự mong muốn nhìn thấy ở một công việc. Đây cũng là sứ mệnh mới của VietnamWorks – “Empower Growth”, thể hiện mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động, xây dựng chặng đường sự nghiệp dài hạn, hạnh phúc, tràn đầy cảm hứng và giá trị.

VietnamWorks tin rằng “Sau mỗi vị trí là bao giá trị” đóng góp lớn lao cho doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội

Thay đổi để phát triển phù hợp với ngành nhân sự cũng như những nhu cầu mới của ứng viên, VietnamWorks tạo ra Job Envision – Bức tranh mô tả hành trình sự nghiệp hạnh phúc, nhằm hỗ trợ thêm cho các Bản mô tả công việc – Job Description (JD) truyền thống. Sử dụng công nghệ AI hiện đại kết hợp cùng hình ảnh trực quan, Job Envision – Bức tranh mô tả hành trình sự nghiệp hạnh phúc được thiết kế riêng cho từng người, sẽ giúp người lao động định hướng được sự nghiệp theo các giá trị mà họ mong muốn theo đuổi, trước khi đọc bất cứ bản mô tả công việc nào, từ đó sẽ giúp người lao động tìm kiếm được các công việc phù hợp với hành trình sự nghiệp hạnh phúc của họ.

Job Envision – Bức tranh mô tả hành trình sự nghiệp hạnh phúc của VietnamWorks giúp người lao động có thể tìm thấy công việc phù hợp với định hướng sự nghiệp của bản thân

Song song với những thay đổi về mặt thương hiệu cũng như những giải pháp nhân sự mới, VietnamWorks vẫn tập trung vào các giá trị cốt lõi làm nên tên tuổi của nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng uy tín tại Việt Nam, nhằm đáp ứng hiệu quả cho doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng và người lao động đang muốn tìm cơ hội mới.

Nguồn VietnamWorks