Thách thức lớn nhất của cuộc cách mạng xe điện: Giá ngày càng đắt!

Thách thức lớn nhất của cuộc cách mạng xe điện: Giá ngày càng đắt!

Giá điện, điều mà các chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ tiếp tục tăng dài trong nhiều năm, đang tác động tiêu cực lên động lực mua xe điện mới tại châu Âu.

Đà tăng cao của giá điện đang khiến việc sở hữu một chiếc xe EV tại châu Âu trở nên đắt đỏ hơn, theo WSJ, thậm chí là hơn cả xe xăng truyền thống. Điều này được cho là có thể đe dọa quá trình chuyển đổi xanh của khu vực.

Giá điện, điều mà các chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ tiếp tục tăng dài trong nhiều năm, đang tác động tiêu cực lên động lực mua xe điện mới – thứ từng được cho là rẻ hơn nhiều so với các phương tiện động cơ đốt trong. Cùng với động thái loại bỏ trợ cấp của chính phủ, tình trạng trên đang đe dọa mục tiêu cắt giảm khí phát thải nhà kính, đồng thời khiến các nhà sản xuất châu Âu khó cân bằng chi phí trong quá trình điện khí hóa dây chuyền.

Tại Đức, Tesla đã nhiều lần tăng giá bộ sạc nhanh trong năm nay. Với mức giá đó, những người điều khiển Model 3 – loại xe chạy hoàn toàn bằng điện hiệu quả theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, sẽ phải chi 18,46 euro cho mỗi 1 lần sạc để có thể đi được quãng đường 160km. Trong khi đó, việc tiếp nhiên liệu cho một chiếc Honda Civic 4 cửa động cơ đốt trong chỉ tiêu tốn 18,31 euro.

Sự thay đổi này đặc biệt đáng chú ý ở Đức, thị trường ô tô lớn nhất châu Âu, nơi điện gia dụng có giá trung bình 0,43 euro/kWh trong tháng 12. Mức giá này cao hơn 1 chút so với 0,21 euro/kWh tại Pháp trong nửa đầu năm, nhưng xếp sau Đan Mạch với 0,46 euro/kWh, theo văn phòng thống kê Đức.

Điện không phải yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến giá xe EV. Các khoản trợ cấp tiềm năng, chi phí bảo hiểm và giá thành bảo dưỡng, cũng sẽ tác động ít nhiều tới khoản tiền người tiêu dùng bỏ ra trong suốt vòng đời của xe. Theo Maria Bengtsson, một đối tác tại Ernst & Young, việc giá điện tăng cao sẽ khiến một chiếc EV mất nhiều thời gian hơn để có thể hạ về mức giá như xe xăng.

Việc sử hữu một chiếc xe điện tại châu Âu đang ngày càng đắt đỏ.

“Trước cuộc khủng hoảng năng lượng, chúng tôi xem xét điểm bùng phát vào khoảng năm 2023 đến năm 2024. Tuy nhiên, với mức thuế từ 0,55 USD trở lên, điểm bùng phát này sẽ chuyển sang năm 2026”, Maria Bengtsson nói, đồng thời cho biết nếu chi phí vận hành xe điện tiếp tục tăng, điểm bùng phát sẽ còn bị đẩy xa hơn nữa.

Cho đến nay, không một dấu hiệu nào cho thấy việc chi phí sạc xe tăng cao ảnh hưởng đến doanh số bán xe điện. WSJ cũng cho biết doanh số bán ô tô điện đạt 259.449 chiếc trong quý III, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu. Cũng trong quý III, ô tô chạy hoàn toàn bằng điện chiếm 11,9% tổng doanh số bán xe mới tại EU.

Tại Đức, giá điện đã tăng 30% từ mức 0,33 euro/kWh trong nửa đầu năm nay, theo văn phòng thống kê liên bang của Đức. Một số công ty điện lực dự báo giá có thể sẽ tăng lên hơn 0,5 euro/kWh vào tháng Giêng. Theo các chuyên gia, trong trung hạn, mức giá này có thể giảm nhưng sẽ không thể trở lại thời kỳ trước khủng hoảng. Điều đó có nghĩa là các chủ sở hữu xe điện vẫn phải chi trả khá nhiều.

Giá điện, điều mà các chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ tiếp tục tăng dài trong nhiều năm, đang tác động tiêu cực lên động lực mua xe điện mới tại châu Âu.

Sạc nhanh tại châu Âu khá tốn kém. Các nhà khai thác như Tesla, Allego và Ionity đã xây dựng nhiều trạm sạc nhanh dọc theo các đường cao tốc chính - nơi chủ xe điện có thể sạc đầy năng lượng chỉ trong 15 phút. Tuy nhiên ước tính, cách sạc này sẽ đắt hơn việc mua xăng thông thường.

Ngoài ra, các khoản tín dụng thuế dành cho việc mua xe điện mới đang có xu hướng giảm dần, đồng nghĩa với việc những người mua ô tô mới sẽ nhận được ít hơn sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ so với trước đây. Điều này có thể trực tiếp làm tăng mức giá ban đầu của xe điện.

Vũ Anh
Nguồn CafeBiz