UNICEF và chiến dịch quảng cáo chống nạn "câu Like" trên Facebook

Trong một chiến dịch quảng cáo, UNICEF đã khẳng định rằng số lượng Like trên Facebook không thực sự cứu giúp được những đứa trẻ khó khăn trên thế giới, như nhiều người dùng Facebook vẫn tung hô và tin tưởng.

Với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội Facebook và đang dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống ngày nay, không ít người đã tìm mọi cách để kiếm được số lượng “Like” (Thích) nhiều nhất cho mỗi nội dung và thông tin và họ post lên Facebook.

Trong số đó, không ít người sử dụng các “mánh khóe” như những hình ảnh cảm động, những tấm gương nghèo khó… kèm theo đó là những lời “mời gọi” như “Một Like cho một lời cầu nguyện”, hay “Một Like để giúp đỡ cho cậu bé trong hình ảnh”… Những cách thức “câu Like” như thế này đang dần trở nên phổ biến và không hề hiếm gặp trong cộng đồng người dùng Facebook hiện nay.

Một ngàn like để ủng hộ động viên cho em bé này nào.

Hãy click like để tiếp tục...

...like

"Vạch mặt" nạn "câu like" trên facebook

Sự thật đằng sau việc tăng lượng like trên các fanpage là những hợp đồng quảng cáo được tận dụng từ các doanh nghiệp, công ty, cửa hàng muốn tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho mình. Nắm được điều này, những người quản lý trang (admin) đã tận dụng cơ hội "làm giàu không khó" này.

Các fanpage không ngừng tận dụng mọi cách để tăng like bằng những chiêu trò. Khi có một lượng fan ổn định và tương tác (Talking about this) tốt, họ sẽ nhận những hợp đồng quảng cáo và thu lợi nhuận. Không khó để bắt gặp một fanpage về chủ đề giải trí bỗng nhiên đăng status hoặc những hình ảnh, liên kết tới sản phẩm hay một dịch vụ nào đó.

Anh Nam, nhân viên Marketing một công ty trò chơi trên di động cho biết: “Thời gian đầu công ty mình quảng cáo trên các banner và sử dụng dịch vụ quảng cáo của Google nhưng chi phí lớn, được bạn bè giới thiệu dùng Facebook để quảng cáo sản phẩm, mình có nghiên cứu thử. Sau 3 tháng chạy quảng cáo từ các fanpage lớn, trò chơi công ty phát triển có thêm một lượng lớn người chơi và vẫn đang tăng đều.”

Rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp có nhu cầu mua quảng cáo trên fanpage và sẵn sàng hợp tác lâu dài

UNICEF lên tiếng qua chiến dịch quảng cáo chống nạn "câu like"

“Like không thể cứu sống mạng người. Nhưng tiền có thể”. Đó là thông điệp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) gửi gắm trong clip mới nhất.

“Like không thể cứu sống mạng người. Nhưng tiền có thể”

Trong chiến dịch quảng cáo truyền hình mới nhất từ UNICEF Thụy Điển, tổ chức thừa nhận một thứ dường như quá quen thuộc trong thời đại mạng xã hội ngày nay: Nhấn Like trên Facebook không thể cứu sống mạng người.

Nút "like" không thể mang lại cho cậu bé này giấc ngủ bình yên như chủ nhân Facebook kêu gọi.

Clip lấy bối cảnh trong một căn nhà xập xệ và nhân vật chính là cậu bé đang bị bệnh tên Rahim, người cảm thấy không cần phải lo lắng nữa vì cộng đồng Facebook của UNICEF Thụy Điển.

“UNICEF Thụy Điển đã có 177.000 (người) Like trên Facebook. Có thể mùa hè này sẽ là 200.000”, cậu bé nói.

Câu nói ngây thơ của Rahim phản ánh tình trạng “câu like” ngày nay của nhiều tổ chức, thương hiệu trên Facebook. UNICEF Thụy Điển vạch ra sự thật cho người xem rằng nút Like không thể mang tới vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em mà chỉ có tiền từ thiện, quyên góp mới có thể làm được điều thần kì này.

Cậu bé Rahim với niềm hi vọng mong manh vào nút "Like"

Tiếp đến, trong đoạn clip dưới đây, UNICEF đã mô tả một người đàn ông muốn trả tiền cho bữa ăn cũng như mua sắm áo quần bằng số lượng Like trên Facebook. Và dĩ nhiên, cách thức thanh toán của người đàn ông không được chấp nhận. Cuối cùng, UNICEF kết luận rằng: “Vắc-xin cũng không thể mua được bằng Like”.

Chiến dịch quảng cáo của UNICEF nhằm mỉa mai những tổ chức, tập đoàn hay những cá nhân đang tìm mọi cách để “câu Like” cho trang Facebook thông qua những nội dung được đăng tải trên Facebook của mình.

Người đàn ông trả tiền bữa ăn bằng số lượng Like trên Facebook

Mua sắm quần áo bằng "Like"

Cuối mỗi đoạn clip là lời nhắn đến toàn thể mọi người "Make a donation at Unicef.se to help save children's lives."

Nguồn Marketer Vietnam