Red Bull: Thành công nhờ đóng đinh 'nước tăng lực' đầu tiên vào bộ nhớ khách hàng

Nhiệm vụ khó khăn nhất, nhưng cũng đáng trọng nhất trong kinh doanh là tạo ra một chủng loại hàng mới.

Hãy xét tình huống một công ty phải đối mặt khi chuẩn bị giới thiệu nhãn hiệu mới cho chủng loại hàng mới. Người tiêu dùng chưa có khái niệm gì về chủng loại hàng đó, không có thị trường, không có kênh phân phối và cũng không có đối thủ cạnh tranh. Việc tung ra một nhãn hiệu đầu tiên cho một người đi tiên phong với tất cả những khó khăn phải vượt qua.

Câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất là tên của loại chủng loại hàng mới đó là gì? Nếu bạn không thể định nghĩa được sản phẩm mới đó là gì? Nếu bạn không thể định nghĩa được sản phẩm mới bằng một cái tên đơn giản và dễ hiểu, sản phẩm đó sẽ rất khó mà tồn tại được.

Thất bại của Zima

Một ví dụ là Zima, một loại đồ uống mới đã được công ty Adolph Coors tung ra thị trường vào năm 1992. Coors chưa bao giờ cho mọi người biết Zima là gì. Vì thế, Coors đã quyết định đưa ra một quảng cáo và tự đắc rằng sản phẩm mới này không cần có một định nghĩa gì cả. Dưới đây là bản sao toàn bộ một trong những quảng cáo đầu tiên của Zima:

"Zima ClearMalt là, xem nào... là một đồ uống có ga, nhưng không nhiều như bia... (mặc dù nó cũng được pha chế và ủ) và nó, ừm, mang một hương vị tổng hợp, nhưng nhẹ hơn loại rượu pha trộn, và ừm, rất dễ uống, nhưng lại không quá ngọt như loại đồ uống ướp lạnh có pha rượu; và điều đó là quá rõ ràng, bạn có thể cảm nhận và xem thử điều gì đang xảy ra khi bạn đang uống nó (rất quan trọng), và... còn gì nữa? Bạn có thể uống nó ở bất kỳ đâu. Zima khác với tất cả các loại thức uống bất kỳ nào khác...".

Thế Zima là gì? Có ai biết chăng?

Loại nước uống tăng lực đầu tiên

Bây giờ, hãy xem trường hợp của Red Bull.

Đây là một loại nước uống có ga nhẹ, có pha thêm một ít cafein với dược thảo, vitamin nhóm B và các axit amin. Dietrich Mateschitz đã sáng chế ra loại nước uống này dựa trên Krating Daeng, một thứ nước uống có lợi cho sức khỏe rất nổi tiếng mà ông đã gặp ở Thái Lan.

Việc đặt một cái tên thật lạ cho sản phẩm luôn được chú trọng. Chính vì thế nên Mateschitz đã không mua lại quyền sử dụng nhãn hiệu Krating Daeng. Ông cũng không gọi sản phẩm mới của mình là Thailand Tea (trà Thái Lan).

Điều mà Mateschitz đã làm là gọi hợp chất pha chế có xuất xứ Á Đông của mình bằng cái tên "nước tăng lực". Kết quả là loại nước tăng lực đầu tiên đã ra đời vào năm 1987. Red Bull sau đó đã đi ra thế giới với tên chủng loại "nước tăng lực", điều đã giúp nó thành công dù nhãn hiệu "Krating Daeng" đã có mặt ở Thái Lan trước đó hàng thập kỷ (vào năm 1976).

"Red Bull" do công ty Red Bull GmbH của Áo sản xuất, được bán ra với lon cao nhỏ, màu xanh dương - xám. "Krating Daeng" do Thái Lan sản xuất, thường được gọi với tên "Thai Red Bull", đóng trong lon màu vàng đỏ. Krating Daeng được bán ở hầu hết các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam với tên gọi "Bò húc".

Những cái tên đơn giản tỏ ra hữu hiệu nhất khi cần đặt tên cho một chủng loại hàng hóa mới. "Nước tăng lực" không chỉ là một cái tên rất đơn giản, mà nó còn có lợi thế là tên gọi gần giống với "PowerBar", loại "rượu giúp tăng cường năng lực".

Có thể hình dung tiếp thị như việc lấp một khoảng trống trong tâm trí người tiêu dùng. Nếu đã có một chủng loại hàng hóa với tên gọi "loại rượu tăng lực", người tiêu dùng sẽ nghĩ rằng sẽ phải có một chủng loại hàng hóa nữa có tên gọi nước tăng lực. Tất nhiên, Red Bull là nhãn hiệu đầu tiên được đưa vào bộ nhớ của người tiêu dùng với tên gọi "nước tăng lực".

Red Bull là nhãn hiệu đầu tiên được đưa vào bộ nhớ của người tiêu dùng với tên gọi "nước tăng lực".

Nước tăng lực đóng vai trò như tên gọi của một chủng loại hàng, mặc dù không có mấy quan hệ giữa các thành phần của một lon Red Bull và các thành phần trong những loại rượu tăng lực như của PowerBar, Balance, Cliff hay Atkins Advantage.

Giới kinh doanh đôi khi tỏ ra quá chặt chẽ về mặt ngôn từ khi họ cố nghĩ ra một cái tên cho loại sản phẩm mới. Vấn đề khó khăn nhất không phải là việc miêu tả chính xác lợi ích của chủng loại hàng này, mà là việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chủng loại hàng đó theo cách càng đơn giản càng tốt.

Trên hết, Red Bull đã trở thành một nhãn hiệu đầy quyền lực bởi người tiêu dùng nhìn nhận nó như một loại thức uống làm tăng sức mạnh cho họ, đặc biệt trong những lúc căng thẳng, mệt mỏi, hay phải chịu áp lực ngày càng tăng. Thậm chí, một vài người còn hiểu "năng lực" ở đây là khả năng tình dục ("Năng lượng" chỉ là cách diễn đạt được chấp nhận rộng rãi nhất).

Ra đời năm 1987, Red Bull hiện nay là nhãn hiệu thành công rất nhanh chóng. Năm 2013, số lượng Red Bull đã bán ra đạt hơn 5,387 tỷ lon.

Vấn đề khó khăn nhất không phải là việc miêu tả chính xác lợi ích của chủng loại hàng này, mà là việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chủng loại hàng đó theo cách càng đơn giản càng tốt.

Tên nhãn hiệu đi sau tên chủng loại

Cũng như kiểu dáng thường đi sau công dụng, tên nhãn hiệu cũng được đặt sau khi chủng loại hàng ra đời. Một khi bạn đã tìm được một cái tên đơn giản cho loại chủng loại hàng mới, bước tiếp theo là lựa chọn một nhãn hiệu độc đáo và duy nhất, một nhãn hiệu thể hiện được ngay tầm quan trọng của loại chủng loại đó.

Cần ghi nhớ rằng sẽ thừa nếu bạn cố gắng kèm thêm tên của chủng loại hàng vào nhãn hiệu. Mỗi tên gọi nên đứng riêng biệt và chỉ liên kết với nhau bằng ý niệm chứ không phải bằng sự lặp lại của ngôn từ.

Cái tên Red Energy (năng lượng đỏ) sẽ là thừa đối với nhãn hiệu của một loại nước tăng lực. Hơn nữa, Bull đã là sự lựa chọn tuyệt vời và ta sẽ bỏ phí một nửa cái tên nếu dùng từ "Energy" thay cho "Bull".

Đối với tên nhãn hiệu, từng từ, từng âm tiết, từng chữ cái đều quý giá. Bạn sẽ không muốn lãng phí bất kỳ yếu tố nào cho một cái tên chủng loại hàng. Và bạn của sẽ không muốn dùng những từ dài một khi đã tỉm ra từ ngắn hơn.

Những cái tên nhãn hiệu hay nhất đều là những cái tên ngắn gọn mà lại đặc biệt, độc đáo. Có thể kể ra như Rolex, Kodak, Tide, Crest, Nike, Sony, Aleve, Coors, Dell, Google, Ford, Lexus, Hertz, Intel, Linux, Visa, Palm, Xerox, Yahoo, Zara...

Kỳ Anh / Trí Thức Trẻ
Nguồn CafeBiz