Định vị Tâm hồn: Lời giải mới cho chuỗi cà phê nội?

Định vị Tâm hồn: Lời giải mới cho chuỗi cà phê nội?

Khi các chuỗi cà phê từ những "ông bự" cho đến các chuỗi nội địa nhỏ tìm kiếm chỗ đứng riêng trong lòng người tiêu dùng thì việc gắn mình với một không gian cảm xúc là một quyết định đúng đắn và hiệu quả.

Cà phê – khi nhắc tới hai chữ này, ai cũng hình dung ra những ông trùm đang gây bão tại thị trường cà phê như: Starbucks, The Coffee Bean & Tea Leaf, hay Highlands Coffee… Với các chiến dịch marketing rầm rộ cùng các khoản đầu tư khổng lồ, các lão làng này đang tranh giành nhau thị phần của thị trường đầy tiềm năng này thì đâu sẽ là cách mà các chuỗi cà phê nội địa có thể nổi bật?

Điểm khác biệt giữa các thương hiệu này chính là đặc trưng về màu sắc và thiết kết nội thất để làm nổi bật tinh thần thương hiệu.

Trên thị trường cà phê Việt Nam – nằm chung phân khúc nhắm vào giới trẻ Việt, đặc biệt là loại hình kinh doanh coffee concept (Xây dựng không giản theo một ý tưởng có chủ đề đặc trưng); đang có rất nhiều chuỗi cà phê nội địa đã gây được ấn tượng với người tiêu dùng. Khi các chuỗi coffee concept từ ông bự cho đến các chuỗi nội địa nhỏ tìm chỗ đứng riêng trong lòng người tiêu dùng thì việc gắn mình với một hình ảnh chỉ của riêng mình là một quyết định đúng đắn vì đã có rất nhiều bài báo chỉ rõ để có một vị trí trong một thị trường cạnh khốc liệt, điển hình là thị trường cà phê Việt Nam thì các doanh nghiệp dù lớn, dù nhỏ cũng cần phải có một chiến lược định hình hiệu quả. Từ nguồn cảm hứng này này, Urban Station đã chọn hình ảnh ga thành thị với cánh cửa buồng điện thoại đặc trưng, khiến khách hàng vô cùng thích thú khi thưởng thức thức uống của mình. Còn Passio thì với không gian mở ở mặt tiền, nhấn mạnh sự trẻ trung và cách sống hiện đại.

Đều mang phong cách hiện đại, hướng phục vụ của các chuỗi cà phê này là semi-service: nghĩa là khách hàng xếp hàng, gọi món, tính tiền tại quầy, và sẽ được phục vụ tại bàn. Menu cũng như giá cả không có sự hơn thua khi hầu như đều là những thức uống được giới trẻ yêu thích và mức giá là tương đương nhau. Định hướng là “tập trung vào giới trẻ Việt” nên hầu hết không gian của các thương hiệu này đều được thiết kế hết sức trẻ trung, năng động và sành điệu, bàn ghế trong các cửa hàng đều đơn giản và Tây hoá.

Điểm khác biệt giữa các thương hiệu này chính là đặc trưng về màu sắc và thiết kết nội thất để làm nổi bật tinh thần thương hiệu. Passio nổi bật bởi màu xanh và không gian mở ở mặt tiền, Urban Station thu hút khách hàng bởi màu xanh dương và cánh cửa màu đỏ, còn The Terminal Coffee chọn màu vàng và đen để giới thiệu mình. Tuy vậy, nếu sự khác biệt chỉ phụ thuộc ở hứng thú hay sở thích màu sắc và thiết kế của khách hành thì liệu có đủ để trở thành một lợi thế cạnh tranh?

Giống cách làm bản thân khác biệt bằng thiết kế nội thất như Urban Station hay Passio, song lại có chuyển tiến rõ rệt trong việc khẳng định thương hiệu, The Terminal Coffee với địa điểm đầu tiên ở 128 Cao Thắng, lại khoác lên mình màu sắc khá mới lạ, thấu hiểu, chia sẻ và hoà mình vào tâm tư của giới trẻ Việt Nam: Hoài Bão và Văn hoá Xê Dịch mới của thế hệ trẻ, nổi bật giữa các đối thủ.

The Terminal Coffee khoác lên mình màu sắc khá mới lạ, thấu hiểu, chia sẻ và hoà mình vào tâm tư của giới trẻ Việt Nam: Hoài Bão và Văn hoá Xê Dịch mới.

Trong khi Urban Station hay Passio chỉ dừng lại ở sự nổi trội về không gian thiết kế và đơn thuần nói về mình như một nơi thư giãn, hay nơi để tụ họp nói chuyện của giới trẻ, The Terminal Coffee mang phong cách sân bay, định vị mình mang tâm hồn: là “nơi chốn ở giữa các nơi chốn”, với mong muốn khuyến khích, truyền cảm hứng và cũng như những bạn trẻ Việt, những người muốn khẳng định mình. Ngay từ logo với hình ảnh máy bay giấy tượng trưng cho giấc mơ khám phá, những người tạo ra thương hiệu mong muốn xây dựng một không gian trung chuyển giữa những nơi chốn phải di chuyển mỗi ngày, hay một nơi để suy nghĩ về những giấc mơ xa xôi.

Với cách định hình mới lạ này, The Terminal Coffee không chỉ đơn thuần là một chuỗi coffee concept nhấn mạnh về thiết kế mà còn tạo cho mình một hình mới mẻ và độc đáo. Khi các chuỗi cà phê không chỉ còn tập trung vào menu mới lạ hay các thiết kế thú vị, mà có cả mối liên kết tình cảm với khách hàng bằng định vị tâm hồn riêng biệt, thì điều này sẽ dễ dàng giữ chân người khách cũ, cũng như những người khách mới sẽ chủ động tìm đến. Tuy nhiên đây có là một phương thức hiệu quả hay không thì vẫn còn phải chờ thời gian giải đáp.

Không mạnh về các khoản đầu tư khổng lồ hay có những chiến dịch marketing hoành tráng; bên cạnh việc tìm kiếm những vị trí đắc địa, đa dạng menu, đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh thì tô đậm bản sắc thương hiệu riêng là việc rất quan trọng để các thương hiệu Việt có thể khẳng định vị trí của mình. Khi thị trường cà phê đang bão hòa về sản phẩm, và loại hình chuỗi coffee concept, các chuỗi cà phê nội địa nên lựa chọn cho mình một hình ảnh thương hiệu mà đó sẽ là đồng điệu giữa màu sắc của thương hiệu và những tâm tư tình cảm sâu kín của người tiêu dùng. Đây có thể là sẽ một hướng đi mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng cũng đồng thời đề cao giá trị tâm hồn của doanh nghiệp.

The Terminal Coffee
Brands Vietnam