[Báo cáo] Ngành Dược phẩm : Người dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyến

Những người có thu nhập thấp có xu hướng sử dụng thuốc nội nhiều hơn, ngược lại với những người có thu nhập cao.

Mặc dù sử dụng thuốc nội nhưng những người thu nhập thấp chưa hẳn đã ủng hộ thuốc nội, họ sử dụng vì thuốc ngoại giá cao mà thu nhập lại khiêm tốn.

Thị trường

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), công nghiệp Dược Việt Nam ở mức đang phát triển, mức cao thứ 2 trong 4 mức độ xếp hạng sự phát triển ngành dược: Việt Nam đã có công nghiệp Dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu một số sản phẩm dược. Tuy nhiên, đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu, do đó có thể nói rằng công nghiệp Dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình thấp.

[Báo cáo] Ngành Dược phẩm : Người dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyến

Nguồn: FPTS 2014

Download toàn bộ báo cáo

Người tiêu dùng

Báo cáo về người tiêu dùng Việt Nam 2013 cho thấy, sau những lo ngại về nền kinh tế chưa ổn định và việc làm, sức khỏe là mối quan tâm thứ ba của người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2005, mức chi tiêu cho dược phẩm của người dân Việt Nam chỉ 10 USD/người/năm, 10 năm sau, mức chi tiêu cho sức khỏe đã tăng gần gấp 4 lần lên 38 USD/người/năm, dự báo mức chi tiêu sẽ đạt 85 USD/người/năm vào năm 2020.

[Báo cáo] Ngành Dược phẩm : Người dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyến

Nguồn: FPTS 2014

Download toàn bộ báo cáo

Hoạt động quảng cáo trực tuyến

Theo công ty nghiên cứu thị trường TNS, năm 2011 ngành Dược phẩm chi tiêu khoảng 980 tỷ đồng cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong đó, quảng cáo trên báo in là 58 tỷ, tạp chí là 42 tỷ, trên các báo điện tử là 15 tỷ, còn lại là trên truyền hình. Tương ứng với tỷ lệ 6%, 4.3%, 1.5% và 88.2% tổng đầu tư quảng cáo.

Khảo sát 30 doanh nghiệp Dược phẩm lớn trong ngành cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng website để cung cấp thông tin doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm đến người dùng Internet. Dược Hậu Giang và Dược OPC là hai doanh nghiệp có số lượng truy cập vào website lớn nhất, lần lượt là 140,000 và 40,000 lượt/tháng. Tám doanh nghiệp Traphaco, Domesco, Bidiphar, Imexpharm, Pymepharco, Mega Lifesciences, Savipharm và Sanofi có lượng truy cập từ 10,000 – 35,000 lượt/tháng. Hai mươi doanh nghiệp còn lại có lượng truy cập chưa đến 10,000 lượt/tháng.

[Báo cáo] Ngành Dược phẩm : Người dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyến

Nguồn: FPTS 2014


Download toàn bộ báo cáo

Nguồn Moore