The View from My Window: Góc nhìn Người trong cuộc (Phần 3)

Tôi luôn cảm thấy kì lạ khi khi nói về những người mà chúng ta vẫn hay thường gọi là “người tiêu dùng”. Tôi hiểu từ đó nghĩa là gì, và tôi biết tại sao chúng ta lại sử dụng nó nhưng việc này đối với tôi vẫn hơi kỳ lạ.

Tại sao nó lại kỳ lạ? Có một cảm giác giống như chúng ta đang là những người quan sát một chủng loài mới có tên “người tiêu dùng”. Cảm giác giống như “người tiêu dùng” là những người được trưng bày triển lãm trong lồng kính mà client lẫn agency đang nghiên cứu, ngắm nhìn đầy ngạc nhiên từ bên ngoài với một khoảng cách an toàn. Nó cứ như thể những người làm trong client và agency không hề biết cách tiêu dùng, như thể chúng ta chỉ sản xuất và đưa hàng hóa ra thị trường thôi vậy. Nó như thể trải nghiệm để trở thành người tiêu dùng là điều quá xa lạ với cả client và agency.

Tôi nghĩ chúng ta cần nhìn nhận lại cách xác định đối tượng mục tiêu, dù là một nhóm người hay tốt hơn chỉ nên là một người, mà chúng ta muốn hướng. Những thông tin như “nữ giới, tầng lớp ABC, độ tuổi từ 25 đến 45, có con nhỏ từ 1 đến 10 tuổi” sẽ chỉ có ý nghĩa nếu tác phẩm sáng tạo chúng ta tạo ra thỏa mãn tất cả địa vị xã hội, sự khác nhau về tuổi tác và khác biệt trong nhận thức. Nhưng hầu hết thì không, bởi vì ngân sách hoặc một số lý do khác, thường chúng ta chỉ có thể sử dụng một nhân vật hình mẫu duy nhất đại diện cho nhóm tuổi từ 25 đến 45.

Những gì chúng ta biết về cách giải mã thông tin về đối tượng mục tiêu cần xem xét lại. Chúng ta cũng cần suy nghĩ về cách chọn lọc thông tin và quan trọng hơn hết là sự thông minh và dũng cảm để dám từ bỏ những người không phải đối tượng mục tiêu.

Trong ngành công nghiệp điện ảnh, âm nhạc, sách và video games, họ sản xuất ra sản phẩm với các thể loại khác nhau, tùy thuộc vào nội dung sẽ xác định được chúng có phù hợp với trẻ em hoặc người lớn hay không. Bản thân mỗi thể loại có sức hút riêng với mỗi nhóm người khác nhau.

Trong kinh doanh, liệu chúng ta cũng có thể chia công việc theo các thể loại như vậy được không? Ví dụ như hài kịch, kịch nói, hành động và cả kinh dị. Hay đây có thể là một cách chúng ta xác định người tiêu dùng mục tiêu muốn hướng đến hay không? Có lẽ không nhưng nó là một suy nghĩ thú vị với tôi.

Tôi cảm thấy rằng những gì chúng ta biết về cách giải mã thông tin về đối tượng mục tiêu thì cần xem xét lại. Chúng ta cũng cần suy nghĩ về cách chọn lọc thông tin. Và quan trọng hơn hết là sự thông minh và dũng cảm để dám từ bỏ những người không phải đối tượng mục tiêu.

Chúng ta có cần một nhà tâm lý học trong công ty để giải quyết những vấn đề trên không? Các agency có nên có một bộ phận nghiên cứu thị trường hay không? Chúng ta cần phải làm gì nữa để hiểu người tiêu dùng và bản thân chúng ta nhiều hơn? Hãy đặt câu hỏi, hỏi, hỏi, và hỏi…

English Version

The View from My Window 3

I always find it weird whenever we talk about people as consumers. I know what the word means, and I know why we use it but it still feels weird to me.

Why does it feel weird? There is a feeling of us being observers to a species called consumers. It feels very much like consumers are exhibits in a zoo, and the client and agency study them from the safety of a cage or a glass enclosure. It is as if client and agency people do not consume, as if we only produce and market the goods. As if the experience of being a consumer is an alien thing to client and agency.

I think we need to redefine the way we define the people or better still, the person, whom we talk to. Information like ABC class female from 25 to 45 years old with child of 1 to 10 years old is helpful if the actual work produced cover the range of class status, age difference and the gap in different mindsets. But most times either because of budget or some other reason, we end up with using just one single talent as a compact representative of the 25 to 45 years range.

In the movies, music, books and video games industries, they produce work defined in genres, and the genres depending on the content will determine if they are suitable for kids or adults. The genres themselves appeal to select groups of people.

In our business, we kind of produce work in genres too. There are comedy, drama, action, and even horror. Could this be a way to define the person we want to talk to? Maybe not but it is an interesting angle to me.

I feel that what we know about how we decipher information on the people or person we are targeting needs rethinking. We also need to think about how we filter information. And most importantly have the smarts and the courage to leave out the people on the fringe of the target.

Do we need someone who is a psychologist in our team to help us on the above? Should agencies have a research department in-house? What else can we do to understand our fellow human beings and ourselves better? Questions, questions, questions…

The views expressed in this article are personal opinions and do not represent the views of the respective agency.

Xem toàn bộ loạt bài The View from My Window: Góc nhìn Người trong cuộc tại đây.

Kit Ong
Brands Vietnam