FMCG Monitor 7/2015: Thị trường FMCG tiếp tục lấy lại đà tăng trưởng

Điểm tin chính trong Báo cáo tháng 7:

Các chỉ số chính

Tăng trưởng kinh tế tiếp tục có những dấu hiệu tích cực, chỉ số CPI được kiểm soát tốt ở mức tăng 0.9%.

Xu hướng thị trường FMCG

Từ cuối năm 2014, cả hai khu vực thành thị và nông thôn đều tăng trưởng với tốc độ chậm hơn, hình thành một “thường lệ mới” trong ngành hàng FMCG. Song về ngắn hạn, ở thành thị, thị trường đã lấy lại được đà tăng trưởng cả về mặt giá trị lẫn khối lượng tiêu dùng. Còn ở nông thôn thị trường duy trì tăng trưởng ổn định ở mức một con số…

Tăng trưởng về giá trị (%)

Ngành hàng tiêu biểu

Mặt hàng tiêu biểu trong báo cáo tháng này bao gồm thực phẩm Cá hộp ở thành thị và sản phẩm Lau sàn nhà ở nông thôn. Hai mặt hàng này được ghi nhận tăng trưởng tốt nhờ vào việc thu hút thêm rất nhiều hộ mua mới.

Hệ thống các kênh mua sắm

Tiệm tạp hóa và các kênh hiện đại vẫn tiếp tục “chật vật” ở thành thị, song nổi lên hai loại hình tăng trưởng tốt gần đây là cửa hàng chuyên doanh và siêu thị mini. Ở thị trường nông thôn, tiệm tạp hóa tiếp tục vị trí kênh mua sắm áp đảo.

Tiêu điểm nổi bật

  • Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Quý 2/ 2015: Cùng với tốc độ tăng trưởng chậm của thị trường hàng tiêu dùng nhanh, thái độ và hành vi của người tiêu dùng cũng đã có nhiều sự thay đổi. Theo báo cáo do Kantar Worldpanel thực hiện cho thấy chỉ số niềm tin của người tiêu dùng thành thị trong Quý 2 năm 2015 đã giảm xuống còn 6.4 điểm (so với Quý trước là 8.3 điểm), đây cũng là con số thấp nhất trong 2 năm vừa qua. Người tiêu dùng thành thị hiện nay cẩn trọng và tính toán kỹ càng hơn trong chi tiêu cho FMCG, đồng thời cũng tiết kiệm hơn, đặc biệt là ở khu vực Hà Nội.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (điểm)

  • Sự khác biệt trong xu hướng giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội: Thị trường FMCG ở khu vực Hà Nội bắt đầu suy giảm từ giữa năm 2014 đến Quý 2 năm nay, trong khi ở thành phố Hồ Chí Minh điều này đã xảy ra trước đó từ cuối năm 2013 và hiện đang có dấu hiệu phục hồi. Qua đó thấy rằng: trước những biến động của thị trường, người Hà Nội có vẻ phản ứng chậm hơn. Thậm chí, trong thời gian gần đây họ còn tỏ ra nhạy cảm hơn về giá và cẩn trọng hơn trong chi tiêu, trong khi điều đó đã xảy ra trước đó vào năm 2013 đối với người thành phố.

Tăng trưởng về giá trị (%) so với cùng kỳ

Ông David Anjoubault, Tổng Giám Đốc công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, nhận định: “Mặc dù khả năng tài chính của người tiêu dùng đã có nhiều cải thiện song trong quý 2 vừa qua chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho thấy người tiêu dùng thành thị hiện nay tính toán cẩn trọng hơn, thậm chí còn cắt giảm bớt chi tiêu, đặc biệt là đối với những mặt hàng không quá cần thiết. Chỉ số này cũng chỉ ra rằng thị trường hiện tại rõ ràng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Do vậy, có thể thấy không thiếu cơ hội cho sự phát triển nhưng buộc các nhà sản xuất cũng như các nhà bán lẻ cần phải nhanh chóng chuyển mình để thích ứng với những thay đổi trong tiêu dùng, nắm bắt và dẫn đầu xu thế, chủ động kích thích và thúc đẩy nhu cầu của họ trong thời gian tới.”

Nguồn Kantar Worldpanel