Starbucks đã thay đổi thói quen người dân Trung Quốc - 'đất nước ngàn năm uống trà' như thế nào?

Vừa qua, Starbucks đã giới thiệu chương trình Diễn đàn Đối tác – Gia đình (Partner-Family Forum) thứ tư và lớn nhất tại Trung Quốc, lợi ích của nó nhắm vào các nhân viên.

Đã có mặt tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Châu, và kế hoạch mới nhất của Starbucks cho Thành Đô là bằng chứng cho thấy tham vọng của công ty cà phê này tại Trung Quốc.

Có báo cáo nói rằng Starbucks dự định tăng gấp đôi số lượng chi nhánh ở đây vào năm 2019.

Khi Starbucks lần đầu mở cửa ở Trung Quốc vào năm 1999, tương lai của chuỗi cà phê lớn nhât thế giới này khá mờ mịt khi dấn thân vào một đất nước có hàng ngàn năm truyền thống uống trà này.

Tuy nhiên, chỉ trong 17 năm, Starbucks đã thay đổi và cách mạng hóa cách nhìn của người Trung Quốc về việc uống cà phê.

Diễn đàn Đối tác – Gia đình đầu tiên của Starbucks được ra mắt vào bốn năm trước đây tại Bắc Kinh. Tập trung vào các giá trị gia đình và cộng đồng địa phương, chương trình này mong muốn có thêm yếu tố gia đình vào sự nghiệp của đối tác cũng như hành trình dài hạn cùng Starbucks.

Ở Thành Đô, đề án sẽ liên quan đến hơn một nghìn nhân viên và gia đình của họ. Lợi ích cho các nhân viên pha chế toàn thời gian đủ điều kiện và nhân viên giám sát theo ca sẽ bao gồm trợ cấp nhà ở, và một chương trình nghỉ phép có tên "Coffee Break", cho phép các nhân viên lâu năm có được 12 tháng nghỉ không lương để dành thời gian cho gia đình của họ.

"Tại châu Á, gia đình là một điểm nhấn trọng yếu", chủ tịch của Starbucks Coffee tại Trung Quốc / châu Á Thái Bình Dương, John Culver, đã nói với Mashable. "Và đó là lý do tại sao Starbucks rất trân trọng điều này."

Từ năm 2006, Starbucks đã đầu tư hơn 8.000.000 USD vào các cộng đồng địa phương trong cả nước, phần lớn số tiền được cho vào quỹ Soong Ching Ling. Theo ông Culver, công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào các chương trình và sáng kiến ​​cộng đồng mới để giúp Starbucks trở thành "một phần không thể thiếu trong cơ cấu của xã hội Trung Quốc".

Nhưng ngoài việc tăng cường các mối quan hệ của mình với các đối tác, Starbucks cũng đã phải liên tục có các sáng kiến ​​mới và liên quan tới thị trường Trung Quốc. Nó là lí do mà Starbucks Trung Quốc có hẳn trung tâm R & D riêng của mình ở Thượng Hải để tạo ra sáng kiến về sản phẩm đồ ăn thức uống ​​mới, phục vụ thị hiếu người Trung Quốc.

Tại đây, Starbucks cung cấp các menu phong phú nhất với các loại trà Trung Quốc và món truyền thống như bánh trung thu hay bánh bao.

Để nâng cao trải nghiệm của các khách hàng Trung Quốc hơn nữa, công ty cũng đã thành lập một studio thiết kế riêng để thiết kế các không gian độc đáo cho mỗi cửa hàng. "Mỗi cửa hàng ở Trung Quốc lại khác nhau và trân trọng từng giá trị cộng đồng tại địa phương đó," Belinda Wong, chủ tịch của Starbucks Trung Quốc cho biết.

"Chúng gắn kết sâu sắc hơn với khách hàng bằng các cửa hàng mang những nét đặc trưng của một quán cà phê địa phương, trong khi vẫn có thể phản ánh được thương hiệu Starbucks toàn cầu."

Không giống như hầu hết các cửa hàng Starbucks ở Mỹ, các cửa hàng trọng yếu ở Trung Quốc được thiết kế để khách hàng có thể tụ tập bạn bè, làm các công việc riêng, đồng thời hiểu thêm về quá trình pha chế cà phê bằng cách quan sát các nhân viên pha chế tại không gian “bếp mở”, hay chỉ đơn giản là trò chuyện với các nhân viên tại quầy bar.

Gần đây nhất, Starbucks đã hợp tác với Alibaba của Tmall để tiến hành cửa hàng trực tuyến của mình, nền tảng quà tặng trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc.

Không chỉ là một liên doanh thương mại điện tử, Starbucks hy vọng sẽ cho phép khách hàng xây dựng mối quan hệ sâu hơn với bạn bè và những người thân yêu, bằng những tách cà phê được mua chỉ trong nháy mắt.

Ngân Hà / mashable
Nguồn Trí thức trẻ