Dummies đi hội thảo: Bí kíp đi 1 được 10 (Phần 1)
Với hàng trăm hội thảo chuyên môn với lượng kiến thức khổng lồ chuẩn bị ồ ạt được tung ra mùa cuối năm, người tham dự (audience) bước vào “mê hồn trận” với một câu hỏi hóc búa: Làm gì để tối đa hóa ích lợi từ hội thảo?.
5 bí kíp sau đây sẽ giúp người tham dự thu nhặt được nhiều lợi ích hơn, tránh việc hội thảo đến rồi đi mà hai tay vẫn trống trơn.
* Trong giới hạn, bài viết chỉ đề cập đến các hội thảo trong lĩnh vực Truyền thông – Marketing. Bài viết mang tính chất định hướng dành tặng các bạn trẻ và chứa quan điểm cá nhân.
1. Hiểu bản thân, xác định “Đi để biết” tránh “Đi cho biết”
Có vô số hội thảo trên Facebook, các trang chuyên sự kiện như Ticketbox, Big Event… nhưng thực tế người tham dự chỉ đủ thời gian và sức lực cho một hoặc vài chương trình mình yêu thích nhất.
Nếu biết rõ điều mình muốn và có mục đích rõ ràng người tham dự dễ dàng chọn lựa, tối ưu hoá hiệu quả, tận dụng hiệu quả thời gian và chi phí.
Đặc biệt với các bạn sinh viên, biết được điều mình muốn từ sớm sẽ giúp các bạn tập trung vào chất lượng hơn số lượng và tối ưu hoá nguồn lực.
Nếu không biết rõ điều mình cần học hỏi và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, người tham dự sẽ sa đà vào việc “Đi cho biết” chứ không phải “Đi để biết”.
Hơn nữa, người tham dự nên xác định mục đích của mình trong mỗi sự kiện để tập trung dành nhiều thời gian cho mục đích đó, thường là các mục đích chính sau:
- Bổ sung kiến thức để có được cái nhìn sâu sắc và quan điểm mới: Đây là mục đích của đại đa số người tham dự hội thảo
- Kết nối tạo mối quan hệ (Networking)
- Có cái nhìn tổng quan về thực tế về lĩnh vực nhất định: Hội thảo là nơi những người đi trước chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quý giá cho người đi sau nên hội thảo thường giúp người nghe có cái nhìn chung của ngành.
Trong 2016, tôi có tham dự Spikes Asia, ngày hội sáng tạo lớn nhất khu vực về Marketing và truyền thông diễn ra trong 3 ngày tại Singapore quy tụ hơn 100 diễn giả và 5.000 người tham dự từ khắp nơi trên thế giới.
Tuy đã xác định rõ mục đích chính là học hỏi nhưng với gần 30 section nội dung được chia sẻ mỗi ngày, tôi cũng phải chọn ra 3 sections thích nhất mỗi ngày và chỉ tập trung tham dự những nội dung đó.
Biết rõ điều mình muốn, có mục đích, mục tiêu rõ ràng trước khi đến, người tham dự có thể tiếp thu ngon lành các kiến thức trong hội thảo mà không bị “bội thực”.
2. Lắng nghe tích cực
Một trong những chức năng quan trọng nhất của hội thảo là cập nhật thông tin, đem đến góc nhìn mới mẻ, mở rộng quan điểm, từ đó giúp người tham dự có cái nhìn đa diện, thấu đáo sâu sắc hơn về lĩnh vực nhất định.
Người tham dự chỉ có thể có được điều này điều nếu biết lắng nghe tích cực, tức lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc điều diễn giả chia sẻ mà ít bị yếu tố cảm xúc tác động.
Ví dụ trong sự kiện "Marketing giỏi phải kiếm được tiền” do Sage tổ chức, có những quan điểm tôi không đồng ý nhưng tôi ghi nhận lại 10 điểm thú vị và hữu ích. Một khi lắng nghe tích cực, tôi không vì điều mình tin tưởng mà đánh mất một góc nhìn hay.
Dù tích cực quan trọng nhưng tư duy phản biện lại là điều không thể thiếu để gia tăng lượng kiến thức tiếp thu tại mỗi hội thảo.
Thậm chí tư duy phản biện còn được ứng dụng thành nâng cao thành tranh biện để ứng dụng vào hội thảo đem đến những trải nghiệm độc đáo cho người nghe, như hội thảo “Social Listening: Digital Transformation – Giải mã dữ liệu – Khai phá sự thật” vào tháng 9/2018 do Advertising Vietnam tổ chức, hay trước đó là sự kiện “In&Out Talk: Doanh Nhân Với Chữ Tâm – Yêu Mình Và Yêu Người” do CLB Lãnh đạo Đắc Nhân Tâm and Dale Carnegie Vietnam tổ chức vào tháng 8/2018.
Tư duy phản biện chứng tỏ người tham dự có kiến thức nền, có suy nghĩ khi lắng nghe và tìm thấy các mâu thuẫn (conflict) giữa các kiến thức cũ và mới nên dẫn đến bất đồng với người nói ở một quan điểm nào đó.
Khi có điểm không đồng thuận, các bạn trẻ nên biết cách diễn đạt và thể hiện điều mình một cách văn minh. Có một số cách thể hiện như sau để tham khảo:
- Tự mình tìm hiểu để tự có câu trả lời
- Đặt câu hỏi cho diễn giả trong hội thảo: Trong sự kiện thường có phần Q&A để khán giả đặt câu hỏi. Các câu hỏi của khán giả chính là cách để BTC hiểu thêm về người tham dự, và cũng giúp những người khác hiểu hơn về vấn đề đề đó.
- Hỏi trực tiếp diễn giả đó: Đây là một cách khá hay, 1 mũi tên trúng 2 đích, bạn có được câu trả lời từ chính diễn giả và diễn giả còn để bạn nhớ về bạn. Trong phần 2 của bài sẽ hướng dẫn bạn cách đặt câu hỏi cụ thể và tiếp cận tự tin.
- Tham khảo ý kiến, trao đổi với bạn bè/người bên cạnh về ý kiến của diễn giả.
- Post FB cũng là 1 hình thức thú vị để thu thập ý kiến của nhiều người về câu hỏi của bạn. Kênh FB hiện nay là 1 kênh hữu hiệu để kết nối vì vậy nếu biết cách đặt câu hỏi, nhiều người sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Vừa biết lắng nghe tích cực, vừa có tư duy phản biện nghĩa là người tham dự vừa tiếp thu nhiều vừa biết “xào nấu” lượng kiến thức khổng lồ từ hội thảo thành tài sản của mình.
Tóm lại, hiểu mình muốn gì, đặt mục tiêu, tư duy tích cực, hiểu thực tế, đặt câu hỏi, và trình bày trong môi trường công việc, công sở sẽ giúp các bạn trẻ không những tự tin gặt hái nhiều điều thú vị từ hội thảo mà còn phát huy ưu điểm trong công việc.
Những kỹ năng này sẽ được chia sẻ trong Khoá học online chỉ dài 190 phút “Communication@Work: Nâng cao Năng lực Giao tiếp Hiệu quả nơi Công sở”.
Dummies đi hội thảo: Bí kíp đi 1 được 10 (Phần 2)
- Biết “chấm hỏi”
- Tự tin tiếp cận
- Hành động hậu Hội thảo
Xem tiếp phần 2 tại đây.
Trâm Lê