Chiến lược định vị là gì và tại sao chúng ta lại cần để phát triển thương hiệu? (Phần 1)

Trước tiên, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần định nghĩa được định vị thương hiệu là gì và những chiến lược để thực hiện?

Chiến lược định vị là gì và tại sao chúng ta lại cần để phát triển thương hiệu? (Phần 1)

Tương tự như con người cần một vị thế trong xã hội để được tôn trọng và khẳng định bản thân thì thương hiệu chính là cách để doanh nghiệp khẳng định vị thế và sức ảnh hưởng của mình đến công chúng. Muốn tiếp cận và gây ảnh hưởng đến khách hàng thì chúng ta phải tạo ấn tượng và dấu ấn nổi bật giúp khắc sâu hình ảnh thương hiệu trong suy nghĩ của họ.

Thương hiệu là nhãn hiệu được mọi người yêu mến. Thương hiệu là tạo nên sự khác biệt trong mắt người dùng.

Hôm nay BookOke sẽ giới thiệu đến bạn Phần 1 của 9 chiến lược định vị thương hiệu cơ bản mà bạn có thể áp dụng ngay.

1. Định vị dựa vào chất lượng:

Bạn hẳn cũng đã biết một trong những yếu tố quan trọng nhất để định vị một thương hiệu chính là chất lượng mà sản phẩm/dịch vụ đó mang lại. Chất lượng hay cảm nhận về chất lượng đều xuất phát từ những ý kiến và trải nghiệm của người tiêu dùng. Vậy nên sự cảm nhận về chất lượng của khách hàng sẽ là điểm mấu chốt giúp thương hiệu của bạn khẳng định thành công hay không.

Chiến lược định vị là gì và tại sao chúng ta lại cần để phát triển thương hiệu? (Phần 1)

2. Định vị dựa vào giá trị:

Đây chính xác là điều khách hàng mong đợi ở thương hiệu của bạn. Đã qua rồi thời mà giá trị của thương hiệu đi kèm với giá cao, hay hạng sang. Người dùng dần có xu hướng nhạy bén với giá cả lẫn giá trị của bất cứ một loại hàng hóa hay dịch vụ nào mang đến. Hiện nay đã có rất nhiều thương hiệu mạnh ra đời với giá thành tầm trung nhưng vẫn giữ được giá trị rất tốt. Đây cũng là một trong nhiều giải pháp giúp bạn vừa định vị được thương hiệu lại vừa quảng bá được nhãn hàng của mình.

Chiến lược định vị là gì và tại sao chúng ta lại cần để phát triển thương hiệu? (Phần 1)

3. Định vị dựa vào tính năng:

Một chiến lược vô cùng thực tế và dễ hiểu. Bạn sử dụng những tính năng, đặc điểm hay những gì nổi bật của thương hiệu, tiếp cận người dùng theo hướng cho họ thấy rõ những lợi ích và điểm mạnh bạn mang đến, thông điệp rất rõ ràng và cụ thể, đồng thời, cung cấp các phương tiện hỗ trợ tốt sẽ giúp bạn dễ dàng ghi điểm hơn trong mắt người dùng.

  • Ví dụ: Trong chiến dịch “BookOke POS” dành cho Nha khoa, ngoài việc tiến hành khảo sát, nghiên cứu và cập nhật các tính năng hữu dụng xuyên suốt quá trình vận hành tại các phòng khám lớn tại địa bàn TP.HCM, BookOke đã chỉ rõ điểm mạnh của máy POS là công cụ Quản lý hồ sơ bệnh án và tối đa hóa cơ hội kinh doanh cho các phòng khám. Bên cạnh đó, phía công ty còn đề xuất hỗ trợ thêm thiết bị tablet giúp nha sĩ dễ dàng cập nhật thông tin bệnh nhân tiếp theo trong tương lai.

Tuy nhiên, có một điểm trừ và là điều bất lợi mà mọi thương hiệu sẽ dễ gặp phải, chính là khi đối thủ cạnh tranh của bạn tung ra thị trường một sản phẩm/dịch vụ có tính năng ưu việt hơn, thì rõ ràng bạn sẽ ngay lập tức bị lép vế và kém cạnh.

4. Định vị dựa vào mối quan hệ:

Phương pháp này hiệu quả vô cùng khi đánh trúng vào tâm lý của khách hàng. Đó chính là thu hút và hấp dẫn họ vì tính chất liên quan và cộng hưởng trực tiếp đến người dùng. Đây chính là chiến lược định vị thương hiệu dựa vào khách hàng chủ chốt, chứ không phải dựa vào sản phẩm hay dịch vụ mà nhà cung cấp mang đến.

Chiến lược định vị là gì và tại sao chúng ta lại cần để phát triển thương hiệu? (Phần 1)

5. Định vị dựa vào mong muốn:

Đúng như tên gọi, chiến lược này chính là hướng đến mong ước của người dùng về một sản phẩm/dịch vụ, những nơi họ muốn đến, những mẫu người họ muốn trở thành hoặc những giá trị về tinh thần mà họ ao ước đạt được.

  • Ví dụ điển hình là Dove: Từ xưa đến nay họ không sử dụng các người mẫu đúng đối tượng khách hàng mục tiêu ở thực tế, Dove đã quyết định nói không với cách thức quảng cáo truyền thống này. Lý do đơn giản vì điều họ đang bán chính là ước mơ hoặc chí ít là những gì họ nghĩ phụ nữ đang mơ tưởng đến.

Chiến lược định vị là gì và tại sao chúng ta lại cần để phát triển thương hiệu? (Phần 1)

Trên đây là phần 1 của 9 chiến lược định vị thương hiệu mà BookOke - công ty giải pháp phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp, muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng bài biết này đã mang đến một số kiến thức cơ bản cần thiết cho bạn, nhưng chưa dừng ở đây, các chiến lược định vị vẫn còn phần 2 với những chia sẻ bổ ích hơn nữa, các bạn hãy đón xem và cùng nhau thảo luận nhé.

Bạn có thể ghé thăm website BookOke: https://bookoke.com/
Hoặc đọc thêm nhiều bài viết khác từ BookOke tại:

Khánh Hằng