Marketer SEONGON Google Marketing Agency
SEONGON Google Marketing Agency

HR @ SEONGON - Google Marketing Agency

Thuật toán Google: Phân tích & Dự báo xu hướng 2020

Mỗi năm, Google đưa ra hàng trăm cập nhật thuật toán, nhưng chỉ có số ít cập nhật có tác động mạnh đến SERP.

Mỗi lần cập nhật thuật toán, Google đều nỗ lực giúp trải nghiệm tìm kiếm trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Vì vậy, “Lần cập nhật thuật toán mới nhất của Google là gì?” luôn là nỗi băn khoăn của các SEOer.

Là một Google Marketing Agency, SEONGON vẫn thường nhận được hàng tá câu hỏi từ khách hàng về lý do tại sao những cập nhật này lại gây nên biến động về thứ hạng của doanh nghiệp trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Vì vậy, SEONGON quyết định dịch & biên soạn bài viết của StanVentures để giúp người đọc có cái nhìn toàn cảnh diễn biến của cập nhật thuật toán năm 2019 và các dự báo về SEO cho năm 2020 sắp tới.

1. Thuật toán tương lai sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào Google, làm ra bởi Google, và phục vụ cho Google

Như chúng ta đã biết, trang tìm kiếm tự nhiên của Google đang trong quá trình thay đổi từng thứ nhỏ một, nhỏ đến mức mà chúng ta thường không nhận ra sự thay đổi này đã diễn ra như thế nào. Bao nhiêu trong số chúng ta nhớ trang kết quả tìm kiếm cũ của Google trông như thế nào; hay kết quả tìm kiếm tự nhiên đã từng ở bên tay trái và những kết quả quảng cáo rất nhỏ được đặt ở bên phải?

Nếu bạn đã sử dụng Google qua 2 thập kỷ, thì sự chuyển mình của Công cụ tìm kiếm Google có thể khiến bạn bất ngờ. Nếu không tin, hãy thử so sánh 2 bức ảnh chụp màn hình của Google SERP từ 2005 đến 2019 dưới đây.

Google SERP 2005

và 2019.

Google đã bắt đầu tạo ra thay đổi lớn về thuật toán, bắt đầu từ năm 2012 với thuật toán Penguin. Xuyên suốt những lần Cập nhật Thuật Toán Google, những nhà quản trị web (Webmaster) thường tập trung vào những yếu tố như: xây dựng links, cải thiện nội dung, hoặc những khía cạnh liên quan đến kỹ thuật SEO.

Mặc dù những yếu tố đó chiếm ưu thế quan trọng trong xếp hạng website trên kết quả tìm kiếm của Google, có những yếu tố khác cũng rất quan trọng nhưng lại bị bỏ qua hoặc xem nhẹ!

Có một biển những thay đổi trong cách Google hiển thị kết quả tìm kiếm, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến UI/UX. Điều này đã tác động đến các trang web mạnh mẽ hơn bất kỳ bản cập nhật thuật toán nào khác được tung ra cho đến nay.

Trong ảnh chụp màn hình ở trên, lần cuộn trang đầu tiên của toàn bộ kết quả tìm kiếm được chiếm đóng bởi những tính năng của Google. Thứ hạng đầu tiên là một kết quả của Quảng cáo Google, thứ hạng tiếp theo là hình ảnh hiển thị của bản đồ, và bên tay phải, là Google Shopping Ads.

Những quảng cáo và tính năng thuộc-sở-hữu-của-Google đã từng chỉ chiếm 20% lần cuộn trang đầu trên kết quả tìm kiếm, nay chiếm đến 80%. Theo như biểu đồ nhiệt thể hiện chỉ số CTR của StanVentures, 80% người dùng có xu hướng nhấp chuột vào những website được liệt kê ở lần cuộn chuột đầu tiên trên kết quả tìm kiếm.

Đây là con số đáng báo động bởi thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google sẽ không còn đảm bảo bạn có CTR cao như trước nữa, vì Google muốn hướng những lưu lượng truy cập này nhấp chuột vào những tính năng của riêng Google, đặc biệt là quảng cáo.

Vì những yếu tố này thường được các nhà quản trị web xem nhẹ, sự sống còn của websites trong năm 2020 và sau này sẽ phụ thuộc vào cách mà họ xây dựng chiến lược cho những nỗ lực làm SEO của mình để hiểu hướng đi tương lai của gã khổng lồ Google.

Nhắc đến cách mà Cập nhật Thuật toán Google có thể xảy ra trong năm 2020, không thể bỏ qua 2 xu hướng – sự gia tăng của những tìm kiếm trên điện thoạiqua giọng nói. Tất cả cập nhật để thân thiện với điện thoại hơn vào tháng 4/2015 không phải là một trò hề, mà là một bước nhảy vọt của gã khổng lồ này để biến họ thành một thực thể bền vững hơn trong tương lai.

Chúng ta sẽ bàn về tìm kiếm qua giọng nói và trên điện thoại một cách chi tiết sau, vì 2 xu hướng này đòi hỏi phải có sự tập trung phân tích sâu hơn.

2. Những thuật toán sẽ biến Google thành nhà quản lý nội dung lớn nhất

Nếu đào sâu hơn lịch sử của công cụ tìm kiếm, bạn sẽ biết Yahoo bắt đầu từ một danh bạ web yêu cầu người dùng phải nhập thông tin chi tiết một cách thủ công để tìm kiếm. Tất nhiên, đây không phải là một mô hình có thể nhân rộng được. Mặt khác, những người sáng lập Google, lại quyết định xây dựng các thuật toán để tìm nạp dữ liệu từ các website và lưu trữ nó cho tương lai. Tuy nhiên, Google sau đó nhận ra rằng mô hình này có thể được biến thành một trong những dự án tạo ra ROI nhiều nhất.

Google của 2019 vừa là nhà quản lý nội dung, vừa là công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, sẽ nghiêng về quản lý nội dung nhiều hơn. Nếu bạn vẫn băn khoăn cách mà Google quản lý nội dung để đưa tới người dùng của mình, dưới đây là một số ví dụ:

Cứ Google “Hepatitis B” (Viêm gan B) và bạn sẽ tìm thấy một đoạn kiến thức bên tay phải được tạo tự động bởi Google.

Giao diện trên điện thoại di động

Giao diện trên máy tính

Thông tin cụ thể này về Viêm gan B được tạo bởi Thuật toán tự học của Google (Google’s Learning Algorithm) bằng cách ghép các dữ liệu từ những trang web uy tín. Theo Google, thông tin y tế này được thu thập từ các trang web chất lượng cao, từ các chuyên gia y tế và từ kết quả tìm kiếm.

Với việc Google là kho lưu trữ các trang web quan trọng được người dùng đánh giá cao, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều nội dung như vậy khi tìm kiếm trên Google. Thật thú vị khi Google sử dụng cách làm sáng tạo này trong việc hiển thị kết quả tìm kiếm.

Dưới đây là một ví dụ khác về cách Google quản lý nội dung

Một người dùng Google tìm kiếm “how tall is the Eiffel tower?” (“Tháp Eiffel cao bao nhiêu?”), kết quả sẽ hiển thị ra một thẻ kiến thức với chính xác câu trả lời đến câu hỏi của người dùng, mà không cần bất kì bước nhấp chuột nào khác.

Nếu nghiên cứu kỹ hơn về SERP, đặc biệt là thẻ kiến thức bên tay phải, bạn sẽ tìm ra cách mà Google đưa ra câu trả lời.

Đây là một dấu hiệu cho thấy mức độ quan trọng của dữ liệu có cấu trúc (structured data) trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, dữ liệu có cấu trúc là con dao hai lưỡi vì Google năm 2020 có thể sử dụng nó trên SERP (như trong trường hợp này) mà không yêu cầu người dùng làm thêm bất kì bước nào khác, điều này sẽ khiến website của bạn không thu được lưu lượng truy cập tự nhiên vì người dùng đã có được câu trả lời hiển thị rõ ràng ngay trên kết quả tìm kiếm.

3. Thuật toán Google vẫn dựa trên nguyên lý vận hành từ trước đến nay nhưng dưới một con mắt tham lam hơn

Nếu bạn nghĩ Google công bằng và không hề tham lam, thì có lẽ bạn đã bỏ qua một chi tiết trên bức ảnh dưới đây.

Có vẻ như các thuật toán sẽ phân tán quảng cáo một cách trắng trợn trong SERP để hướng lưu lượng truy cập nhiều hơn đến nội dung được quảng cáo/tài trợ.

Về cơ bản, Google đang lấy dữ liệu từ website của bạn, sử dụng nó cho mục đích làm thẻ kiến thức, và thu về lợi ích kinh tế, điều dĩ nhiên không mang lại gì cho bạn. Tuy nhiên, đặt ở vị thế Google hiện nay, đây là điều một bước tiến tuyệt vọng mà họ bắt buộc phải làm!

Thực tế, Google đã trải qua sự sụt giảm mạnh mẽ trong lượt nhấp chuột (click-through-rates) dành cho các kết quả đến từ các thiết bị điện thoại và họ đã làm tất cả những gì có thể để đưa doanh thu quảng cáo hàng triệu đô la của họ trở lại đúng hướng. Và một trong số đó là Mobilegeddon (bản cập nhật thuật toán công cụ tìm kiếm của Google vào ngày 21 tháng 4 năm 2015). Bản cập nhật này đưa ra cách tiếp cận mới, đó là Google sẽ index 1 website qua phiên bản hiển thị trên các thiết bị điện tử trước các phiên bản xem trên máy tính. Đây là một lời đe dọa thầm lặng đến các chủ websites, hoặc chơi theo luật của Google, hoặc bị đẩy đến vùng nguy hiểm (thứ hạng website bị tụt xuống hạng 2 và các trang tiếp theo trên tìm kiếm Google).

Qua chiến lược này, Google sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cập nhật thuật toán của mình để thu thập dữ liệu và lọc quét cả phiên bản trang web trên thiết bị di động và máy tính để bàn. Vì vậy, với việc index phiên bản website trên thiết bị di động đầu tiên, Google đã thể hiện rằng họ rất coi trọng UI/UX của người dùng trên thiết bị di động.

Dưới đây là cách mà Google làm:

Màn hình thiết kế ưu tiên dành cho thiết bị di động Mobile-first của Google.

4. E-A-T (Expertise, Authority, Trust)

Google đã lên tiếng khá rõ ràng về việc duy trì tiêu chuẩn E-A-T. Mặc dù tiêu chuẩn này giờ tập trung hơn vào các websites ngành YMYL, thuật toán sẽ dần trở nên thông minh hơn và bắt đầu sử dụng nó cho tất cả các ngành khác.

Thuật toán Google sẽ tiếp tục đảm bảo rằng các websites được hiển thị đầu trang tìm kiếm cung cấp thông tin chính xác nhất đến người dùng. Việc triển khai thuật toán này sẽ đảm bảo rằng người dùng chỉ nhận được các kết quả tốt nhất trên SERP.

Các reviews online, mentions thương hiệu trên mạng xã hội hoặc trên các trang báo, và những nhận xét của khách hàng bạn đặt trên web sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xếp hạng websites trên Google.

5. No-follow và UGC Links sẽ vượt qua Link Juice

Cũng đã một thời gian kể từ khi Google tuyên bố thông báo liên quan đến links. Tuy nhiên, 2019 chứng kiến gã khổng lồ này thêm 2 thuộc tính vào phần links bên cạnh do-followno-follow.

UGC và Sponsored là 2 thuộc tính link mới mà sẽ sớm được xem là một trong những yếu tố để xếp hạng của Google. Một lượng lớn trang sử dụng no-follow như là một thuộc tính mặc định cho những liên kết từ website của bạn trỏ đến những trang khác trên internet (external links). Đây là một trong những lý do tại sao Google cho ra mắt 2 thuộc tính link mới này.

Theo đó, no-follow và UGC links sẽ bắt đầu vượt qua link juice. Mặc dù tầm quan trọng của những links này sẽ không bằng các link do-follow, chúng chắc chắn vẫn đóng một vai trò cần thiết trong tương lai.

Khi nhắc đến những links quảng cáo (Sponsored links), Google đảm bảo rằng thuật toán của họ sẽ hoàn toàn phớt lờ việc vượt qua link juice. Google đã yêu cầu các chủ websites bắt đầu sử dụng những thuộc tính này càng sớm càng tốt vì họ đang dần dần đưa chúng thành một phần của Những yếu tố Xếp hạng Google vào Tháng 3 năm 2020.

Tổng kết

Với mỗi lần cập nhật thuật toán, Cộng đồng SEO sẽ lại nổi sóng. Và rõ ràng có nhiều SEOer đã trực tiếp cảm nhận được ảnh hưởng của bản cập nhật mới trong thời gian vừa qua.

Thuật toán của Google luôn luôn tập trung vào người dùng và những gì mà người dùng muốn thấy. Với những lần cập nhật thuật toán của Google và những nhận định về xu hướng thuật toán 2020, các SEOer cần tập trung vào những gì để cải thiện cho website, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sắp tới về xu hướng Digital Marketing năm 2020 của SEONGON.

SEONGON - Google Marketing Agency