Marketer Team mAPP
Team mAPP

Digital Marketer @ Solazu Ltd.

Câu chuyện khởi nghiệp của Laha Coffee

Câu chuyện khởi nghiệp của Laha Coffee

Không truyền thông quảng bá rầm rộ nhưng tính đến nay Laha Cafe đã có đến hơn 70 cửa hàng tại TP.HCM. Ít ai biết xuất phát điểm của chuỗi thương hiệu này chỉ vỏn vẹn 2 triệu đồng.

Áp dụng “from farm to cup” từ 2014, bán take-away vỉa hè nhưng máy pha hiện đại

Khi mọi người quảng cáo về cà phê mộc/ nguyên chất thì Laha đã áp dụng mô hình from farm to cup từ năm 2014. Dù bán take away, khởi điểm với những xe đẩy nhưng Laha đã đầu tư máy pha hiện đại và chọn quả cà phê chín, rang vừa không khét. Khách uống lần đầu có thể không quen vì vị nhạt hơn, nhưng uống 1 tuần rồi chắc chắn sẽ quen.

Pha máy là cách để Laha Cafe có thể đảm bảo chất lượng ổn định, cùng với nguồn nguyên liệu hái chín từ trang trại và ít phụ thuộc vào kỹ năng pha của nhân viên. Sẽ rất nguy hiểm, nếu cà phê chất lượng không đồng đều giữa các chi nhánh, giữa các ngày mua khác nhau, nên kiểm soát nguyên liệu từ nông trại và pha máy là cách để Laha đảm bảo sự ổn định này.

Câu chuyện khởi nghiệp của Laha Coffee

Khâu R&D, Laha cũng không làm những món “hot”, và vẫn chọn cách đầu tư vào chất lẫn lượng của sản phẩm. Đó là các loại nước áp sử dụng máy ép chậm (cold-pressed juice) hay cold brew cà phê (cà phê pha bằng nước lạnh, khá quen thuộc ở các quán cà phê chất lượng cao) và giá của Laha vẫn rất dễ chịu: 19.000đ khi dùng thử, và 30.000đ nếu muốn upsize.

Xem khách hàng là trung tâm để chọn mặt bằng, đào tạo nhân viên và kết hợp đối tác

Xác định khách hàng chủ lực là dân văn phòng đi làm buổi sáng, Laha chọn mặt bằng ở những vị trí thuận đường đi làm, mặt bằng rộng dễ thấy và khách có thể dễ dàng ghé ngang.

Với mục tiêu đặt khách hàng làm trung tâm, Laha Cafe chủ trương ghi nhớ thói quen của khách. Ví dụ bạn quen uống cà phê sữa tươi ít sữa size M, thì chỉ cần gọi khoảng 3 lần, nhân viên sẽ lưu ý đây là món quen của bạn để phục vụ chu đáo hơn. Thông thường chỉ mất trung bình khoảng 2 phút cho toàn bộ quá trình order đến nhận ly cà phê.

Câu chuyện khởi nghiệp của Laha Coffee

Ngoài ra, Laha cũng có mặt đầy đủ trên các ứng dụng giao đồ ăn như GrabFood, Now, GoFood… để khách có thể order từ văn phòng.

Nhượng quyền với tôn chỉ đối tác phải có đam mê thật sự, full-time với dự án

Lúc mới khởi nghiệp, thì nhượng quyền như cách để Laha có thể huy động vốn nhàn rỗi từ bạn bè người quen để mở rộng thương hiệu. Làm như vậy suốt 2 năm, khi có khoảng 50 chi nhánh, Laha bắt đầu dừng lại, ổn định quy trình vận hành và chọn lọc đối tác kỹ hơn.

Câu chuyện khởi nghiệp của Laha Coffee

Laha Cafe những ngày đầu khi được khách quen nhờ setup quán

Câu chuyện khởi nghiệp của Laha Coffee

Cho đến Laha Cafe ở Buôn Hồ, Đắk Lắk

Mở cà phê take-away, hiểu về tài chính quan trọng, mặt bằng rất quan trọng, điều còn lại là lựa chọn đối tác. Chẳng hạn, đối tác kinh doanh hoặc phải đam mê và “full-time” với dự án ít nhất 6 tháng. Sản phẩm, nhân viên, cách vận hành đều có thể trainning được, nhưng sự quyết liệt là thứ phải xuất phát từ tự thân người chủ quán. Dĩ nhiên, vì là cà phê take-away, nên Laha cũng rất linh hoạt, và sẵn sàng đầu tư cùng/ tham gia vận hành và chia lợi nhuận, với mục tiêu phải sinh lời sau 6 tháng – 1 năm.

Câu chuyện khởi nghiệp của Laha Coffee

Một buổi học ở Laha F&B Coaching do anh Hoàng Việt – chủ thương hiệu cà phê Laha phụ trách

Để tìm hiểu thêm về cách giữ chân và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng trong lĩnh vực F&B, bạn có thể tham khảo mAPP – Ứng dụng tạo app Bán hàng & Tích điểm chỉ từ 249.000đ/tháng.