7 công cụ nghiên cứu từ khóa ĐƠN GIẢN và MIỄN PHÍ

Bán hàng online trên website mà muốn chạy quảng cáo hiệu quả hay SEO lên Top nhanh chóng thì bước đầu tiên là bạn bắt buộc phải nghiên cứu từ khóa. Vậy làm sao để biết được những từ khóa nào nên chọn để thực hiện các chiến dịch quảng cáo và SEO cho website của bạn? Đừng bỏ qua 9 công cụ nghiên cứu từ khóa tuyệt vời dễ dàng sử dụng mà hoàn toàn không đòi hỏi những kỹ năng phức tạp.

1. Từ khóa là gì?

Từ khóa là một từ hoặc một cụm từ cụ thể được người dùng gõ vào ô tìm kiếm trên Google nhằm tìm kiếm thông tin về chủ đề, khái niệm, hoặc đối tượng nào đó,…

Nghiên cứu từ khóa là quá trình nghiên cứu và chọn lựa từ, cụm từ mà người dùng tìm kiếm liên quan trực tiếp đến thông tin, sản phẩm, dịch vụ của bạn/doanh nghiệp. Đây là quá trình tìm những từ khóa mà khách hàng tiềm năng của bạn sẽ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm trước mua hàng. Đây cũng là công việc bắt buộc phải làm nếu bạn muốn lên top tìm kiếm trên Google, thu hút nhiều khách hàng bằng phương pháp SEO.

ô tìm kiếm Google

Người dùng sẽ gõ các từ khóa để tìm kiếm thông tin về chủ đề, đối tượng nào đó,…

2. Tại sao phải nghiên cứu từ khóa

Công việc nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn:

  • Xác định và tối ưu nội dung/từ khóa cho việc nhắm đúng đối tượng mục tiêu
  • Thấu hiểu được nhu cầu của người dùng, quá trình ra quyết định của người dùng.
  • Tập trung vào một chủ đề và cũng dễ dàng phát triển thêm các chủ đề mới.
  • Xác định được từ khóa mục tiêu cho công việc SEO, thu hút lượng lớn người truy cập website

Nghiên cứu từ khóa sẽ là yếu tố nền tảng để bạn làm mọi thứ online (search google, làm SEO, online marketing, quảng cáo adwords…). Đánh giá đúng giá trị của từ khóa sẽ mang lại doanh thu thực sự cho doanh nghiệp mà không tốn quá nhiều chi phí.

>>> Dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm OnMarketer giúp tối ưu quảng cáo Google ngay tại đây!

3. Phân biệt các loại từ khoá

  • Từ khóa thương hiệu: Còn được gọi là Brand Name Keyword. Đây chính là những từ khoá về tên thương hiệu, tên website/blog, tên miền… Người dùng tìm kiếm từ khoá này bởi vì họ đã biết về công ty, thương hiệu, sản phẩm của bạn và họ muốn tìm để truy cập website/blog.

Ví dụ: Onshop, VnExpress, Thegioididong,…. chính là những từ khóa thương hiệu

  • Từ khoá thông tin: Còn được gọi là Informational Keyword. Những từ khóa này được người dùng nhập để tìm hiểu thông tin. Các từ khoá thông tin thường chứa cụm từ bằng một câu hỏi như “ở đâu”, “như thế nào” , “làm sao”… mục đích của người tìm kiếm từ khoá thông tin là để hỗ trợ thêm cho những điều họ đã quyết định hoặc họ mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm dịch vụ, điều mà họ quan tâm.

Ví dụ: “làm sao để thiết kế website bán hàng”, “cách kinh doanh online đắt khách”,…

  • Từ khóa thương mại: Hay còn được gọi với cái tên từ khoá mua hàng (Buyer Keyword). Khi người dùng tìm kiếm loại từ khóa này thường họ đã tìm hiểu đủ thông tin và họ đang có ý định để mua sản phẩm dịch vụ đó. Loại từ khóa này được sử dụng rất nhiều nhằm mục đích chuyển đổi thành doanh thu, tạo ra giao dịch giữa người mua và bán.

Ví dụ: “mua son handmade”, “đăng ký khóa học tiếng anh”,…

4. Phân biệt các kiểu từ khoá

  • Từ khóa ngắn: Đây là những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, để lên top trên trang tìm kiếm Google rất khó vì độ cạnh tranh cao.

Ví dụ: “iphone X”, “đồng hồ nam”, “giày adidas”,…

  • Từ khóa dài: Là những từ khóa thường nhiều hơn 3 từ, lượt tìm kiếm ít hơn và dễ để SEO lên top vì độ cạnh tranh thấp hơn.

Ví dụ: “chiến lược kinh doanh online”, “cách bán hàng online đắt khách”,…

Câu hỏi đặt ra ở đây là nên chọn từ khóa dài hay từ khóa ngắn?

Những từ khóa ngắn sẽ có lượt tìm kiếm cao, không có gì lạ tại sao mọi người đều cố gắng nhắm đến các từ khóa đuôi ngắn, vì thế mức độ cạnh tranh vô cùng cao. Do đó những doanh nghiệp lớn, có nguồn lực lớn thì mới có thể đầu tư để tranh vị trí đầu trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm. Ngoài ra các từ khóa ngắn còn có một vấn đề là không nhắm đến mục tiêu cụ thể. Ví dụ như người dùng tìm kiếm từ khóa “điện thoại”, có thể họ chỉ đang có nhu cầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm chứ chưa có ý định mua. Và thường kết quả trả về sẽ liên quan đến các thương hiệu lớn như Samsung, Apple,… chứ không hiển thị doanh nghiệp của bạn.

Sự cạnh tranh sẽ thấp hơn khi bạn đã quyết định sử dụng từ khóa dài. Một bài học khác các SEOer rút ra được rằng các từ khoá dài thường có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn, vì chúng tiếp cận người dùng trong chu kỳ mua/biến đổi. Ví dụ một người tìm kiếm “đồng hồ” có lẽ chỉ đang tìm kiếm và chưa sẵn sàng để mua, trong khi một người tìm kiếm “Shop đồng hồ casio ở Hà Nội” thì khả năng họ bỏ tiền ra mua chắc chắn lớn hơn. Hơn nữa Google AdWords đã giảm giá cho các tìm kiếm cụ thể. Bạn sẽ có chi phí thấp hơn nhiều so với đầu tư từ khóa dài.

từ khóa dài

Từ khóa dài có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn từ khóa ngắn

5. Các tiêu chí cho một từ khóa phù hợp

Không phải bất cứ từ khóa nào cũng phù hợp, mà phải thỏa mãn 3 yếu tố chính dưới đây:

  • Phải liên quan đến lĩnh vực và sản phẩm bạn đang bán.
  • Phải có người tìm kiếm, tức là có lượng search volume khi bạn check trên các công cụ. Nếu từ khóa có quá ít hoặc không có người tìm kiếm thì nó hoàn toàn vô nghĩa.
  • Độ dài từ khóa: Những từ khóa ngắn sẽ rất cạnh tranh, từ khóa phù hợp nhất là từ 5 đến 7 từ.

6. Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa

6.1 Lập danh sách từ khóa

Trước hết bạn cần biết từ khóa không chỉ là “quần áo”, “son môi” mà còn có thể là các cụm từ dài hơn. Có nhiều cách để lấy ra một danh sách từ khóa, bạn nên tận dụng tất cả các cách dưới đây để tránh bỏ sót từ khóa nào”

  • Từ khóa từ kinh nghiệm bản thân: Bạn bán gì, bạn kinh doanh gì, bạn cung cấp gì,… hãy viết ra các từ khóa mà bạn có thể nghĩ ra. Không ai hiểu về những gì bạn làm hơn bản thân bạn, kể cả khách hàng.
  • Từ khóa từ nhu cầu thực tế: Cách tìm từ khóa ở trên là chủ quan, do bạn nghĩ và đưa ra còn cách này ngược lại, bạn đặt mình vào vị trí khách hàng và nghĩ ra những từ khóa mà họ có thể tìm kiếm.
  • Từ khóa từ những công cụ nghiên cứu từ khóa: Sẽ có nhiều từ khóa mà bạn không thể nghĩ rằng người ta lại tìm kiếm như vậy. Có rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa hỗ trợ đắc lực, đơn giản và dễ sử dụng sẽ được giới thiệu trong phần dưới của bài viết.

6.2 Phân tích và phân loại từ khóa

Ở bước này Google cung cấp cho chúng ta rất nhiều tiện ích đầy đủ:

  • Google Adwords Keytools: mức độ cạnh tranh của từ khóa, số lượng tìm kiếm hàng tháng.
  • Google Insight Search và Google Trends: so sánh lượng search và xu hướng.
  • Google Search Box: Tìm gợi ý từ khóa.

Sau đó bạn có thể lập một bảng phân loại từ khóa của mình. Một bảng phân loại từ khóa cần có các yếu tố: từ khóa, độ cạnh tranh, số lượng search hàng tháng, tỷ lệ chuyển đổi,…

6.3 Sàng lọc và phân bổ từ khóa

Sau khi bạn đã có danh sách từ khóa cụ thể, việc tiếp theo là cần sàng lọc các từ khóa và loại bỏ đi những từ khóa có lượng search thấp, tỷ lệ chuyển đổi thấp, mức độ cạnh tranh cao (nếu bạn không có nguồn lực lớn hoặc khả năng làm SEO giỏi),…

Một điều bạn cần biết là thứ tự ưu tiên của các thành phần cấu thành 1 website. Google sẽ “ghi nhận” website của bạn theo thứ tự: site, page, category, tag và bài viết… Vậy nên nếu bạn muốn sử dụng cả từ khóa ngắn và dài, với từ khóa ngắn bạn nên SEO bằng site và phân bổ dần cho page, category, tag… còn từ khóa dài nên phân bổ dần cho bài viết… Chi tiết về cách phân bổ từ khóa sẽ được đề cập chi tiết ở phần dưới của bài viết.

7. Các công cụ nghiên cứu từ khóa đơn giản và miễn phí

7.1 Công cụ Google Keyword Planner

Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa quảng cáo phổ biến nhất và hoàn toàn miễn phí. Dựa vào công cụ này bạn có thể tìm được những từ khóa chất lượng nhất.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Vào website https://adwords.google.com/KeywordPlanner và đăng kí một tài khoản.

Bước 2: Sau khi bạn đã tạo tài khoản xong thì giao diện bạn sẽ hiện ra như sau. Bạn chú ý đến phần “Công Cụ /Tool”. Bước tiếp theo bạn click vào “Công Cụ” và click chọn tiếp phần “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”.

chọn công cụ lập kế hoạch từ khóa

Bạn chọn “Công cụ” rồi chọn “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”

Bước 3: Để kết quả chính xác bạn nên điều chỉnh các thông tin về vị trí, ngôn ngữ và google tìm kiếm local ở đâu.

Chọn Việt Nam nếu bạn muốn tìm toàn quốc, chọn các tỉnh nếu bạn muốn tìm đúng tỉnh thành đó. Nhớ chọn ngôn ngữ tìm kiếm là Tiếng Việt nếu như bạn đang tìm cho từ khóa tiếng Việt. Nếu không kết quả trả về sẽ không được chính xác.

điều chỉnh thông tin cụ thể

Bạn nên điều chỉnh các thông tin cụ thể phù hợp với mục đích của mình

Sau khi, nhấp vào phần “Lấy ý tưởng” bạn sẽ biết được từ khóa của mình thuộc độ cạnh tranh cao, thấp hay trung bình. Bạn còn được gợi ý thêm list các các từ khóa trong 2 box là “Ý tưởng nhóm quảng cáo” và “Ý tưởng từ khóa”. Từ đó bạn có thể lựa chọn cho mình một nhóm từ khóa tương tự bạn đã nhập.

Google Keyword Planner sẽ giúp bạn kiểm tra lượng tìm kiếm của một từ khóa, đồng thời gợi ý những ý tưởng từ khóa liên quan khác, giúp bạn dễ dàng tìm được những bộ từ khóa phù hợp với sản phẩm của mình. Đây là công cụ dành cho những người chạy quảng cáo nên việc sử dụng có thể hơi phức tạp với dân ngoại đạo. Tuy nhiên những lợi ích mà nó mang lại với cái giá miễn phí thì hoàn toàn xứng đáng để bạn bỏ một chút công sức mày mò, nghiên cứu.

7.2 Công cụ Keyword Tool

Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa khá được ưa chuộng hiện nay, bạn có thể kiểm tra chính xác lượng tìm kiếm của một từ khóa bất kỳ, đồng thời công cụ này cũng gợi ý những từ khóa liên quan một cách chi tiết.

Công cụ này không yêu cầu đăng nhập cũng có thể sử dụng. Bạn chỉ cần truy cập vào https://keywordtool.io/ sau đó vào ô search gõ từ khóa chính, kết quả sẽ trả về lượng tìm kiếm và gợi ý những từ khóa liên quan.

công cụ nghiên cứu từ khóa keyword tool

Công cụ nghiên cứu từ khóa Keyword Tool

Tuy nhiên công cụ nghiên cứu từ khóa này là công cụ trả phí và giá cũng khá cao. Nếu dùng free bạn sẽ chỉ tìm được từ khóa liên quan mà không nhận được lượng tìm kiếm. Số lượng từ khóa không nhiều, không kiểm tra độ khó từ khóa, chỉ có thể tìm kiếm một từ khóa tại một thời điểm.

Hiện nay có nhiều cộng đồng sử dụng chung công cụ này với chi phí khá rẻ. Bạn chỉ cần lên Google hoặc Facebook tìm kiếm và liên hệ với họ để mua gói dùng chung.

7.3 SEMRush

SEMRush là công cụ phục vụ việc phân tích website và đối thủ. Nó cũng cho phép bạn tìm kiếm từ khóa.

Cách dùng: Vào địa chỉ https://www.semrush.com sau đó vào ô search từ khóa và cho từ khóa cần phân tích vào. Kết quả sẽ trả về:

  • Overview (tổng quan): Một bức tranh tổng quan về từ khóa, về đối thủ, về keyword liên quan,….
  • Phrase Match (cụm từ tương tự): những cụm từ liên quan từ khóa chính sẽ xuất hiện.
  • Related Keyword (từ khóa tương tự): những từ khóa liên quan sẽ xuất hiện gồm lượng tìm kiếm, cpc, xu hướng từ khóa,…và nhiều chỉ số khác.

Công cụ này được đánh giá là công cụ nghiên cứu từ khóa SEO đầy đủ nhất, dễ dàng tìm kiếm được từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đang làm.

Tuy nhiên nếu bạn dùng bản Free thì sẽ bị hạn chế rất nhiều thông tin. Nếu muốn phân tích kỹ thì bạn phải mua bản Pro.

7.4 Công cụ Ahrefs

Cách dùng: Bạn vào địa chỉ https://ahrefs.com/ vào ngay phần Keyword Explorer search từ khóa cần phân tích vào. Kết quả sẽ trả về tất cả thông tin về từ khóa từ lượng search, traffic tiềm năng, thứ hạng của những trang website liên quan đến từ khóa.

Đây cũng là một công cụ trả phí. Bạn sẽ phải TRẢ PHÍ hàng tháng (100$ – 180$/ tháng) để sử dụng. Nếu bạn muốn đầu tư vào việc nghiên cứu từ khóa và theo dõi mọi thông tin về từ khóa và website của mình thì có thể mua chung gói sử dụng.

Đây là một công cụ phân tích khá chuyên sâu và đòi hỏi sự tìm tòi của người sử dụng.

7.5 Google Suggest

Bạn có thể sử dụng chính công cụ vô cùng quen thuộc này để tìm những từ khóa cho lĩnh vực của mình.

Cách làm: Bạn chỉ cần lên Google.com.vn sau đó Search 1 từ khóa bất kì và Google Suggest sẽ đưa ra 10 kết quả có liên quan đến từ khóa bạn tìm kiếm.

Công cụ này bất cứ ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên nó sẽ hạn chế kết quả trả về. Do vậy đây cũng chỉ là 1 công cụ để tham khảo thêm và dùng kết hợp với những công cụ nghiên cứu từ khóa khác.

7.6 KW Finder

Một trong các “ứng cử viên” tiếp theo cho danh sách các công cụ nghiên cứu từ khóa tốt và hiệu quả không thể không nhắc đến KW Finder. Để sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa này, bạn vào giao diện trang chủ, gõ từ khóa chính mà mình muốn tập trung, chọn khu vực/địa điểm và ngôn ngữ sau đó nhấn tìm kiếm để hệ thống xử lý và cho ra đời bộ từ khóa phù hợp.

KW Finder thực sự dễ sử dụng, giao diện thân thiện với người dùng và quan trọng nhất là với các số liệu để cung cấp trợ giúp tức thì cho các chiến lược SEO của bạn.

kw finder là một công cụ nghiên cứu từ khóa

Dễ sử dụng KW Finder để nghiên cứu từ khóa

7.7 Dựa vào tính năng Google gợi ý nâng cao

Nếu để ý bạn sẽ thấy khi bạn tìm kiếm một từ khóa thì ở phía dưới chân trang Google sẽ trả về những từ khóa liên quan đến tìm kiếm của bạn.

Ví dụ: bạn tìm từ khóa “tạo website bán hàng” thì kết quả sẽ trả về như hình dưới đây:

công cụ nghiên cứu từ khóa gợi ý nâng cao của Google

Sử dụng tính năng gợi ý nâng cao của Google để tìm kiếm từ khóa

Đây cũng là một cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả, tuy nhiên kết quả trả về cũng sẽ bị hạn chế. Vì vậy nó bạn vẫn cần sử dụng kết hợp với các công cụ khác để có được bộ từ khóa SEO chất lượng nhất.

8. Tối ưu từ khóa cho bài biết

Bạn cần lưu ý từ khóa nên xuất hiện trong các phần dưới đây để tối ưu cho bài viết:

  • Title: Từ khóa mục tiêu xuất hiện ngay đầu thẻ không quá 2 lần
  • Description: Chứa từ khóa không quá 3 lần, <= 156 ký tự
  • Keyword: Chứa từ khóa chính, bổ trợ
  • Heading: H1, H2, H3 tổ chức phân cấp và chứa từ khóa
  • URL: Ngắn hơn 75 ký tự chứa từ khóa
  • Canonical: Xử lý trùng lặp nội dung
  • ALT image: Chứa từ khóa
  • Anchor text: Chứa từ khóa
  • Strong/Bold: làm nổi bật từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là một bước quan trọng để bạn có thể thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của bạn và tăng khả năng thu lợi nhuận cao. Trên đây Blog Onshop đã giới thiệu với bạn các thông tin liên quan đến việc nghiên cứu từ khóa và các công cụ nghiên cứu từ khóa có thể hỗ trợ bạn đắc lực trong công việc này.

>> Onshop giúp bạn tạo website bán hàng chuyên nghiệp, gia tăng uy tín, tạo dựng lòng tin, từ đó tăng tỷ lệ chốt đơn hàng nhanh chóng. Truy cập Novaon Onshop để biết thêm thông tin chi tiết

>>> Dùng thử miễn phí