Marketer Nguyễn Hải Minh
Nguyễn Hải Minh

Chief of Knowledge @ Wisdom Agency

4 dấu hiệu nhận biết thời điểm thương hiệu cần đổi mới hình ảnh

Hình ảnh thương hiệu dù được ưa thích đến mấy cũng có lúc trở nên “cũ kỹ” trước áp lực của thời gian.

Bởi vậy, khi thời điểm đến, dù đã qua chục năm gắn bó, bạn cũng nên làm mới thương hiệu, đặc biệt là khi:

1. Hình ảnh hiện tại khó tiếp cận với đối tượng hướng đến

Phong cách thời trang gắn liền với thế hệ cha ông sẽ rất khó thu hút những con người năng động, phá cách. Tương tự nếu hình ảnh doanh nghiệp gắn liền với thế hệ trước, sẽ rất khó để bạn hướng tới đối tượng trẻ hơn bởi lẽ:

  • Thương hiệu được người trẻ ngầm định là già/ cũ
  • Những màu sắc, chi tiết trong được dùng trong quá khứ không thể hiện đầy đủ tính cách thương hiệu trong bối cảnh hiện đại

Ví dụ điển hình trong trường hợp này là Habeco.

Habeco hiện là một trong những thương hiệu bia nổi bật nhất tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với hình ảnh một thương hiệu truyền thống lâu đời, việc tiếp cận người tiêu dùng trẻ thu nhập cao tại các thành phố lớn trở đang trở thành thách thức với nhãn hàng này. Và như một quy luật tất yếu, dưới đây là bước chuyển mình của thương hiệu để trở nên gần gũi và kết nối hơn với giới trẻ:

2. Doanh nghiệp cần thích ứng với các thay đổi của thị trường

Những xu hướng mới, những thay đổi chóng mặt về công nghệ hay sự dịch chuyển trong hành vi khách hàng là một trong những lý do hàng đầu bắt buộc các doanh nghiệp phải làm ra những điều chỉnh thích hợp. Và đôi lúc, chỉ một thay đổi nhỏ trên logo, cách typo, màu sắc hoặc kiểu chữ cũng đủ để thương hiệu bắt kịp với thị hiếu chung!

Tuy nhiên, trước khi quyết định làm mới bộ nhận diện thương hiệu, hãy chắc chắn bạn đã kiểm tra trước phản ứng của thị trường. Nhãn hiệu thời trang GAP là một trong những ví dụ điển hình cho thất bại trong việc đổi mới hình ảnh khi đã tốn 100 triệu đô cho bộ logo chỉ sử dụng trong vỏn vẹn 1 tuần. Do đó trước khi quyết định điều chỉnh logo, doanh nghiệp cần nghiên cứu thật sự nghiêm túc để có chiến lược và kế hoạch ứng phó với các sự cố không mong muốn.

Ví dụ: Nhận thấy thói quen sử dụng điện thoại đang dần thay thế máy tính để bàn/ laptop, Google đã quyết định thay đổi logo để trở nên thân thiện hơn trên màn hình nhỏ. Từ đó, font chữ được làm dày thêm và màu sắc cũng được chỉnh sửa để trở nên dịu mắt cho người dùng. Và đây cũng là thiết kế tối ưu để hiển thị nhanh hơn khi băng thông vẫn còn hạn chế.

3. Bộ nhận diện hiện tại không thể hiện được đầy đủ giá trị của thương hiệu

Khi giá trị cốt lõi đã thay đổi hoặc thương hiệu ban đầu là một sự chắp vá, đối tượng bạn đang hướng tới sẽ rất khó cảm nhận đúng tính cách doanh nghiệp. Đây là vấn đề thường xuyên xảy ra khi doanh nghiệp sáp nhập/ mua lại những công ty nhỏ, thay đổi định vị hay định hướng kinh doanh…

Do đó, khi công ty lên kế hoạch thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bạn cũng nên có chiến lược branding tương ứng. Bởi lẽ, bên cạnh việc trả logo về đúng giá trị thương hiệu, làm mới hình ảnh cũng là cách để bạn trở nên “hữu hình” trong mắt khách hàng sau 1 thời gian dài im hơi lặng tiếng.

Ví dụ điển hình cho chiến dịch rebranding mới đây là Owen. Với định vị mới nhắm vào giới trẻ theo đuổi phong cách hiện đại, Owen đã có những bước chuyển đổi để hình ảnh cứng cáp ban đầu trở nên ấn tượng, thanh lịch hơn:

4. Hình ảnh thương hiệu có nhiều điểm tương đồng với các đối thủ

Không khác biệt, không có dấu ấn riêng, không nổi bật, nếu bộ nhận diện đang dùng trông “na ná” với các thương hiệu khác đặc biệt là khi bạn bị sao chép bởi đối thủ cạnh tranh hoặc tuân theo những chuẩn tắc của ngành, đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn phải thay đổi!

Và nếu bạn để ý, các công ty công nghệ như Google, Airbnb, Pinterest, Spotify… gần như sử dụng cùng một kiểu chữ để thiết kế logo; Miniso và MiniGood cũng khiến người xem “chẳng biết ai mà lần” với 2 phiên bản logo chữ trắng nền đỏ giống hệt như nhau. Thực tế, cũng có một vài thương hiệu chọn “copy” thương hiệu khác để chiếm lĩnh một phần thị phần của đối thủ khi khác biệt về sản phẩm/ dịch vụ không quá rõ ràng. Nhưng về lâu về dài, chính điều đó sẽ khiến thương hiệu trở nên mờ nhạt và tự mình đánh mất lợi thế cạnh tranh.

Bạn có thường xuyên nhầm lẫn về 2 thương hiệu dưới đây:

Đôi khi, rebranding cũng được xem như là giải pháp để vượt qua các thách thức đang phải đối mặt hoặc tận dụng những cơ hội và xu hướng mới. Tuy nhiên, nếu xem nhẹ trong việc chuẩn bị, rebranding một cách vội vã sẽ dễ dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Nếu như bạn đang có ý định thay đổi bộ mặt thương hiệu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, Wisdom sẽ là đơn vị tư vấn chiến lược, thực thi mà bạn đang tìm kiếm. Liên hệ tại đây: http://wisdom.com.vn