Marketer Adecco Vietnam
Adecco Vietnam

Recruitment, Payroll and Staffing Agency

Adecco: Doanh nghiệp ứng phó với đợt sóng COVID-19 lần thứ 2 như thế nào?

Công ty Adecco Việt Nam công bố kết quả khảo sát mới nhất nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của virus Corona đến doanh thu và lực lượng lao động, đặc biệt là tại các doanh nghiệp đa quốc gia.

Ngoài ra, khảo sát cũng đề cập đến các kế hoạch cho việc chuyển đổi lực lượng lao động trong tương lai và ưu tiên của doanh nghiệp khi đối mặt với đại dịch lần thứ 2 và khả năng suy thoái kinh tế đến cuối năm nay.

Về khảo sát

Khảo sát này đã tập hợp ý kiến từ hơn 330 chuyên gia nhân sự. Hầu hết trong số họ ở cấp quản lý hoặc giám đốc, làm việc trong công ty đa quốc gia tại Việt Nam. 77% người tham gia khảo sát đã hoàn thành tất cả các câu hỏi.

Theo khảo sát, 93% các công ty bị ảnh hưởng của COVID-19 lên hoạt động tài chính. Trong số đó, 43% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng có doanh thu sụt giảm tới 21-40%. Ba lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành Thực phẩm & Đồ uống (47%), Bất động sản (56%) và Sản xuất (44%).

Bên cạnh doanh thu và hoạt động kinh doanh giảm sút, nhiều công ty phải đối mặt với những quyết định nhân sự khó khăn, bao gồm cả việc sa thải hoặc cắt giảm lương. 30% doanh nghiệp giảm số lượng nhân viên từ 1-20% và 16% doanh nghiệp thậm chí phải cắt giảm 21-40% số lượng nhân viên hiện tại.

Tác động của COVID lên doanh thu và lực lượng lao động

Lĩnh vực truyền thông có đến 46% doanh nghiệp phải cắt giảm tới 20% nhân viên và 38% doanh nghiệp giảm bớt 21-40%. Nghiêm trọng hơn, 7,7% công ty thậm chí đã chấm dứt hợp đồng của hơn 60% người. Trong khi đó, dù không có tín hiệu tích cực nào về doanh thu trong chuỗi cung ứng & hậu cần, có tới 62% công ty trong lĩnh vực này duy trì lực lượng lao động của họ và chỉ có 7,7% công ty sa thải 21-40% nhân viên. Các lĩnh vực khác có tỷ lệ không sa thải nhân viên cao là CNTT (55%) và Tài chính & Bảo hiểm (54%).

Thách thức về tối ưu hoá phong cách lãnh đạo

Theo ước tính trong khảo sát, 31% doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ phục hồi trong 1-3 tháng tới, trong khi 29% công ty khác mất nhiều thời gian hơn từ 3-6 tháng. 8% công ty cho biết sẽ không trở lại bình thường sớm cho đến năm sau.

Trong thời gian này, người quản lý được đề cao bởi tinh thần hợp tác, giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng (58%). Tiếp đó là sự đồng cảm và hỗ trợ tốt (51%), giữ cho nhân viên gắn bó với các giá trị và văn hoá của công ty (46%).

Chuyển đổi kỹ thuật số là bắt buộc

46% số người tham gia khảo sát mong muốn doanh nghiệp cung cấp cập nhật liên tục về hiệu quả kinh doanh và kế hoạch sắp tới. 39% trong số họ cũng muốn công ty nghiên cứu các giải pháp cụ thể cho những khủng hoảng tương tự trong tương lai. Đầu tư CNTT và làm việc thông qua phương tiện kỹ thuật số cũng được nhấn mạnh trong khảo sát để tạo thuận lợi trong tương lai.

Đào tạo lại và nâng cao trình độ nhân viên là chìa khoá để doanh nghiệp chuyển mình

Nhu cầu có được các kỹ năng mới và vấn đề làm việc linh hoạt nổi lên trong đại dịch. Bảy trên mười nhà lãnh đạo nhân sự cho biết Giải quyết vấn đề và tính Tự giác là hai kỹ năng mới họ tìm kiếm ở các ứng viên tương lai. Hơn nữa, các tập đoàn lớn cũng đánh giá rất cao những nhân tài với khả năng lãnh đạo thông qua chuyển đổi kỹ thuật số.

Tải về bản khảo sát đầy đủ tại đây