Decision Lab: Facebook mất giá trị thời sự nhưng vẫn là mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam

Mặc dù sự suy giảm của Facebook trong mảng tin tức cho thấy người dùng Việt Nam đang nỗ lực để tiếp cận các thông tin không được cung cấp trên trang Facebook cá nhân, nhưng việc này không ảnh hưởng tới độ phổ biến của nền tảng này.

Nhờ những thay đổi đến từ thế hệ X (40-60 tuổi) và thế hệ Y (24-39) tuổi, người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2020 đã giảm dần thói quen dùng Facebook làm nguồn cung cấp tin tức chính. Mặc dù chiếm giữ vị trí số 1 ở thời điểm đầu năm, Facebook dần tuột dốc trong mảng tin tức và hiện chỉ đứng thứ 2 sau công cụ tìm kiếm Google Search, nền tảng có sự tăng trưởng đều đặn theo báo cáo Người tiêu dùng trực tuyến Quý 3 2020 của Decision Lab.

Tin chính:

  • 2020 là năm người tiêu dùng Việt Nam tìm cách đa dạng hoá các kênh tin tức thời sự trực tuyến.
  • Xu hướng thế giới tránh các bài báo đăng trên Facebook góp phần ảnh hưởng vào việc chấm dứt sự thống trị của mạng xã hội này trong mảng tin tức tại Việt Nam.
  • Theo báo cáo Người tiêu dùng trực tuyến mới nhất của Decision Lab, Google là phía có lợi nhất từ việc này, “ông lớn” của mảng công cụ tìm kiếm có những tăng trưởng đều đặn hàng quý cho mọi nhóm tuổi trong lĩnh vực đưa tin.

Mặc dù sự suy giảm của Facebook trong mảng tin tức cho thấy người dùng Việt Nam đang nỗ lực để tiếp cận các thông tin không được cung cấp trên trang Facebook cá nhân, nhưng việc này không ảnh hưởng tới độ phổ biến của nền tảng này. 60% số người được khảo sát bởi Decision Lab trong quý 3 cho biết Facebook vẫn là mạng xã hội họ không thể sống thiếu, và 56% cho biết đây là mạng xã hội chính của họ.

Hơn nữa, dù đã có những báo cáo chỉ ra độ thiếu tin cậy của nội dung, cùng với những khoản phạt khổng lồ do vi phạm quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, Facebook vẫn là nơi để cộng đồng mạng “lướt” và kết nối, và vẫn là kênh tin tức lớn của giới trẻ ở Việt Nam. Trong quý 3, 40% số người thế hệ Z (15-23 tuổi) được khảo sát trả lời rằng họ vẫn dùng mạng xã hội này mỗi khi có nhu cầu xem tin tức.

Trong khi đó, 2020 là năm thế hệ X từ chối để Facebook trở thành nơi “tổng hợp tin tức toàn cầu”. Thế hệ này muốn tự đi tìm hiểu trên Google, các báo điện tử trong nước hay Zalo. Động lực thúc đẩy từ dịch bệnh toàn cầu, sự mệt mỏi với những thuyết âm mưu và sự rối ren của cuộc bầu cử tại Mỹ đã khiến số người thuộc thế hệ X chọn Facebook là nơi đọc tin tức giảm từ 32% trong quý 1 xuống còn 14% trong quý 3.

Không có nhiều thay đổi trong việc lựa chọn nền tảng tin tức, thế hệ Y thường sẽ lên các báo trong nước đầu tiên, như Zing, VnExpress hay Tuổi Trẻ, tuy nhiên, họ cũng ko dễ dàng từ bỏ ứng dụng tin tức họ yêu thích (ít nhất là trong thời điểm này).

Đáng chú ý là YouTube, dù đối mặt với rất nhiều cạnh tranh nhưng vẫn giữ được vị trí quan trọng với người dùng Việt Nam ở mọi lứa tuổi. Sự tăng trưởng của TikTok, lần đầu tiên chững lại sau 3 quý, không hề khiến sức hút từ nền tảng video của Google suy giảm. YouTube vẫn tiếp tục thống lĩnh mảng video âm nhạc/ giải trí, xem phim, và đang bắt kịp Facebook trong mảng video ngắn cho mọi thể loại nội dung.

Các hãng truyền hình lớn đã tận dụng sự phổ biến này trong những năm gần đây để cho ra mắt kênh YouTube của riêng mình, nơi họ đăng tải những đoạn cắt từ các chương trình TV, kể cả chuyên mục thời sự. Vie Channel của HTV là một trong những kênh lớn nhất với 8,5 triệu người theo dõi và 3,8 tỷ lượt xem cho toàn bộ nội dung kênh.

Để hiểu thêm về báo cáo Người tiêu dùng trực tuyến của Decision Lab, tải ngay bản đầy đủ của quý 3 tại đây.

Liên hệ với Decision Lab để được tư vấn thêm về gói giải pháp marketing linh động.