Marketer Phan Linh
Phan Linh

Author | Freelance Writer | Writing Coach @ Norway

Chiến dịch "We love Big" của Burger King

Burger King đã "cắn miếng bánh" to hơn như thế nào tại thị trường Nhật Bản? Một PR Case study thú vị từ Burger King Nhật Bản với giá trị truyền thông lên tới 3,3 triệu USD chỉ với một chữ "Big".

Tại Nhật Bản, Burger King đã chính thức trở thành đối thủ nặng ký nhất của McDonald và chiếc bánh Big Mac, sau khi họ triển khai một chiến dịch với tên gọi rất thách thức: We love "Big".

  • Chiến dịch: Burger King: We love "Big"
  • Agency: Dentsu Y&R Tokyo

Tóm tắt

Chiến dịch giúp Burger King ra mắt burger mới loại Big King, nhắm tới những khách hàng đang yêu thích chiếc bánh Big Mac nổi tiếng của McDonald.

Thách thức

McDonald, đặc biệt là loại bánh Big Mac, đã trở thành một biểu tượng lớn và có ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong thị trường thức ăn nhanh trên thế giới. Tất nhiên, Nhật Bản cũng không phải ngoại lệ. Thách thức đặt ra là làm sao có thể "phá vỡ" được sự trung thành của khách hàng với một thương hiệu lớn và chiếc hamburger đã quá nổi tiếng trong bao nhiêu năm qua.

Burger King thực ra đã khá liều lĩnh khi dám đưa một ý tưởng đánh thẳng vào những giá trị cốt lõi McDonald và Big Mac để cho ra đời chiếc bánh "Big King". Và bước tiếp theo đó là làm thế nào để khách hàng nhận thức được về nó đồng thời thu hút được sự trung thành của các nhóm khách hàng mục tiêu vốn đang là "fan" của Big Mac.

Chiến lược

Burger King khởi động chiến dịch We love "Big". Ý tưởng là khiến cho người tiêu dùng ấn tượng và thu hút bởi từ "Big" với Burger King bằng cách khách có thể trao đổi bất cứ thứ gì có kích thước tương tự với chiếc bánh Big King hoặc những thứ được coi là "Big", hoặc bất kỳ chữ "Big" trên các loại tài liệu văn bản khác nhau đều trở thành phiếu giảm giá độc đáo và họ sẽ được giảm giá khi mua Burger King.

Nó dựa trên một trò chơi truyền thống của Nhật Bản có tên "Ogiri", khi người chơi đưa ra những câu trả lời đơn giản và logic nhất để trả lời một câu hỏi hoặc một chủ đề nào đó. Trong trường hợp này, khách hàng, cần tìm ra thứ "lớn" bằng chiếc bánh Big King.

Bất kỳ khách hàng mua một "big" item tại Burger King sẽ nhận được một chiếc bánh Big King (dạng hình ảnh) và có giá tương đương với Big Mac.

Đáng chú ý nhất, người tiêu dùng sẽ đến cửa hàng với một chiếc hộp Big Mac trống, hoặc một tờ hoá đơn/biên lai và sẽ được giảm giá khi mua Big King (vì chiếc hộp có kích thước tương đương Big King hoặc hoá đơn thì sẽ có chữ "Big").

Bạn cũng có thể đến để mua Big King với giá khuyến mại khi bật lên album của một ban nhạc Mỹ có tên "Mr Big", hoặc một người bạn cao lớn... cũng đã đủ điều kiện để có thể được giảm giá. Với cách này, bất kể thứ gì "to lớn" đều có thể trở thành một phương tiện truyền thông của Burger King.

Kết quả

Chiến dịch tạo ra một tiếng vang truyền thông lớn và trở thành một xu hướng hàng đầu trên các phương tiện truyền thông xã hội trong vài tuần.

Tổng cộng, gần 66.000 những thứ "big" đã được mang tới các cửa hàng Burger King trong chiến dịch. Một cuộc khảo sát được thực hiện dựa trên các khách hàng, 70% cho thấy họ kiêu thích Big King hơn Big Mac.

Tất cả những thành công trên đã dẫn tới sự tăng trưởng lên tới 116% doanh thu so với cùng kỳ năm trước của Burger King. Đồng thời các phương tiện truyền thông đã tiếp cận dự kiến trị giá lên tới 3,3 triệu USD, và biến "We love Big" trở thành một chiến dịch thành công nhất của Burger King cho tới nay tại Nhật Bản.