Cập nhật các động thái gần đây của Google, Facebook, Twitch

Những tiêu điểm chính gồm: (1) Google khẳng định sẽ không theo dõi người dùng; (2) Facebook đa dạng hoá nguồn thu cho content creators; (3) Twitch có thể đang thử nghiệm hệ thống ranking của streamers và (4) Google Play theo chân App Store, giảm thu phí 15%.

#1: Google khẳng định sẽ không tiếp tục theo dõi người dùng

Google đã xác nhận trên blog của mình rằng sẽ cam kết loại bỏ cookie của bên thứ ba, không tạo ra bất kỳ công cụ thay thế nào khác để theo dõi người dùng. Vậy thì lời hứa của Google sẽ được áp dụng trên những nền tảng nào của Google? Liệu DV360, Google Campaign Manager, hay YouTube có thể cũng sẽ được áp dụng chăng? Không có cookie của bên thứ ba thì Google làm thế nào có thể nhắm mục tiêu quảng cáo?

Privacy Sandbox được Google công bố vào tháng 8 năm ngoái, được xem là giải pháp công nghệ cho thời kì cookieless. Privacy Sandbox sử dụng thuật toán FLoC (Federated Learning of Cohorts, tạm dịch Học tập có liên kết) nhằm xác định một nhóm người dùng có chung sở thích tương tự để nhắm quảng cáo, thay vì nhắm vào cá nhân (ở thời đại cookie). Công nghệ này sẽ được công khai thử nghiệm trong quảng cáo của Google vào quý II.

Nguồn: CPO

#2: Facebook đa dạng hoá nguồn thu cho content creators

Vào ngày 11/3, Facebook đã thông báo trên trang chủ rằng sẽ giới thiệu các mô hình kiếm tiền chuyên sâu hơn nhằm đa dạng hoá doanh thu cho người sáng tạo nội dung.

1. Kiếm tiền bằng In-stream ads

Cho phép các video creators đã phù hợp với điều kiện mà Facebook đưa ra, thì các video ấy sẽ được chèn quảng cáo vào để kiếm tiền.

  • Trong quá khứ, độ dài video bắt buộc phải từ 3 phút trở lên mới có thể được chèn quảng cáo, và quảng cáo sẽ xuất hiện sau khi video đã phát 1 phút.
  • Trong tương lai, độ dài video chỉ cần từ 1 phút trở lên là có thể được đặt quảng cáo, và quảng cáo sẽ xuất hiện sau khi video đã phát 30 giây. Đối với video có độ dài hơn 3 phút, quảng cáo sẽ xuất hiện sau khi video đã phát 45 giây.

2. Bật tính năng Sao Facebook (Facebook Stars)

Facebook cho phép video creators bật tính năng Sao Facebook. Người xem nếu cảm thấy thích thú với video đang phát trực tiếp/ đã phát trực tiếp trước đó thì sẽ mua Sao và gửi cho video creators ấy. Facebook sẽ trả 0,01USD cho mỗi Sao mà video creators được nhận.

Để người dùng bắt đầu quen với hình thức “tặng Sao” này, Facebook trong thời gian tới sẽ đầu tư 7 triệu USD cho “Sao miễn phí”, người dùng có thể tặng “Sao miễn phí” ấy cho người sáng tạo trong một vài tháng. Trong tương lai, người dùng mới phải chi tiền để mua Sao hoặc các phần thưởng hiệu ứng thú vị khác.

Facebook Creator Monetization
Nguồn: Facebook

3. Tổ chức sự kiện trực tuyến có thu phí

Nhằm ứng phó với dịch bệnh COVID-19, Facebook vào tháng 8 năm ngoái đã tung ra chức năng “sự kiện trực tuyến trả phí”, cho phép các trang Fanpage có thể kiếm tiền bằng cách tổ chức các online events có thu phí. Ví dụ: Lớp nấu ăn, trang điểm, bài giảng online, sự kiện thể thao và các hoạt động đa dạng khác.

#3: Twitch có thể đang thử nghiệm hệ thống ranking của streamers

Twitch lên kế hoạch sử dụng công cụ Brand Safety Score cho nền tảng phát sóng trực tiếp của mình, nhằm đánh giá xếp hạng của streamers qua việc phân tích một vài yếu tố bao gồm như độ tuổi, tình trạng đối tác, lịch sử tạm ngưng, từ đó đưa ra xếp hạng cho các streamers. Kết quả của xếp hạng sau đó được sử dụng để ghép nối các streamers với các nội dung quảng cáo phù hợp.

Dù kế hoạch này vẫn chưa được công khai, nhưng công cụ này được phát hiện trong API (giao diện lập trình ứng dụng) của Twitch bởi nhà nghiên cứu an ninh mạng Daylam Tayari.

Nguồn: Engadget

Nếu công cụ này chính thức được ra mắt, thì nó có thể ảnh hưởng đến Twitch’s Bounty Board – nơi các nhà quảng cáo cung cấp cơ hội cho các đối tác hoặc các bên có liên quan đã được chỉ định. Mặc dù Twitch vẫn chưa thừa nhận sự thay đổi này, nhưng cho hay rằng họ đang nỗ lực để tối ưu hoá việc matching giữa quảng cáo và nhóm cộng đồng một cách phù hợp.

#4: Google Play theo chân App Store, giảm thu phí 15%

Vào cuối năm 2020, Apple đã công bố điều chỉnh chính sách chia sẻ lợi nhuận của App Store, ra mắt ‘App Store Small Business Program’ nhằm hỗ trợ các nhà phát triển có doanh thu mỗi năm không vượt quá 1 triệu USD sẽ được giảm chi phí trả cho Apple từ mức tiêu chuẩn 30% xuống còn 15%. Đối với Google Play, vào hôm 17/3 đã ra thông báo rằng tháng 7 năm nay sẽ giảm chi phí dịch vụ từ 30% xuống còn 15%.

* Mặc dù tỉ lệ phân chia lợi nhuận giảm xuống còn 15%, nhưng cơ chế miễn giảm ở hai cửa hàng này là khác nhau.

  • App Store: Ưu đãi cho các nhà phát triển ứng dụng có doanh thu sau thuế dưới 1 triệu USD.
  • Google Play: Bất kể quy mô phát triển của nhà ứng dụng lớn hay nhỏ, thì doanh thu 1 triệu USD đầu tiên sẽ được Google tính phí dịch vụ 15%, bất kì khoản tiền nào được kiếm sau đó sẽ được tính là 30% phí dịch vụ.

Tuy cả Apple và Google đều cùng nhau hạ tỉ lệ phân chia lợi nhuận, nhưng nhiều nhà phát triển vẫn không hài lòng và cho rằng mức thu phí này vẫn là một gánh nặng. Dư luận cho rằng hai gã khổng lồ đưa ra biện pháp “cắt giảm” này nhằm trốn tránh các cuộc điều tra của Mỹ và EU, khi cả hai đều bị nghi ngờ vi phạm luật chống độc quyền.

* Nguồn: Tổng hợp bởi TenMax