Marketer OnMarketer by NOVAON
OnMarketer by NOVAON

Nền tảng Omni-Channel Marketing Automation, onmarketer.net

Marketing Automation – Có phải chỉ đơn giản là tự động hoá tiếp thị?

Khi được hỏi Marketing Automation là gì, bạn sẽ trả lời thế nào? Nếu câu trả lời chỉ xoay quanh việc gửi email tự động thì bạn đang nằm trong đa số những người làm marketing nhưng hiểu chưa đủ về hoạt động Marketing Automation (Tiếp thị hoá tự động).

Mỗi ngày, khách hàng nhận được rất nhiều tin nhắn và thông điệp quảng cáo từ các nguồn khác nhau. Việc tạo ra những chiến dịch nổi bật trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều này đặt lên vai Marketer áp lực rất lớn để nghĩ ra những ý tưởng đột phá hơn so với đối thủ.

Muốn làm được điều này, người làm Marketing cần có cái nhìn bao quát về toàn bộ hành trình chuyển đổi của khách hàng tại tất cả các điểm chạm (banner, form đăng ký, cuộc gọi, Livechat, Facebook Messenger, email...) và đưa ra được những thông điệp cá nhân hoá cho từng nhóm đối tượng tại mỗi điểm. Đây chính là lúc một giải pháp Marketing Automation được đưa vào vận hành.

Marketing Automation có đơn giản chỉ là tự động hoá tiếp thị?

Marketing Automation là một quy trình tự động hoá chuyển đổi và chăm sóc khách hàng tiềm năng đến khi họ trở thành người mua hàng. Nhưng một quy trình Marketing Automation thật sự hiệu quả phải bắt nguồn từ cơ sở dữ liệu khách hàng, từ hành vi và lịch sử mua bán của họ để tạo ra những chiến dịch tiếp thị tự động phù hợp với nhu cầu và những điều khách hàng mong muốn.

Marketing Automation là một quy trình tự động hoá chuyển đổi và chăm sóc khách hàng tiềm năng đến khi họ trở thành người mua hàng.

Marketing Automation giúp doanh nghiệp định hình được chân dung khách hàng tiềm năng, tự phân loại và đưa các nhóm khách hàng vào từng chiến dịch phù hợp với mục tiêu đề ra (chào mừng, chốt đơn, tư vấn...). Không chỉ có email, một quy trình tự động hoá tiếp thị sẽ kết hợp các kênh khác nhau: banner, form đăng ký, nút liên hệ, gọi điện, Livechat, Facebook Messenger, thông báo đẩy... Việc kết hợp nhịp nhàng và phù hợp tạo ra một quá trình trải nghiệm tinh tế, tăng mức độ hài lòng và khách hàng sẽ dễ dàng để lại thông tin.

Tuy nhiên, các kênh liên hệ chỉ là một phần. Theo tiến sĩ John McTigue, khách hàng không dễ dàng bị thuyết phục bởi các “chiêu trò” Marketing. Nếu không có sự thấu hiểu khách hàng và những phân tích số liệu thực tế, bạn chỉ đang phán đoán và hy vọng họ sẽ mua hàng của bạn.

Theo báo cáo Marketing của Forrester, ban đầu, công cụ Marketing Automation chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, nhưng theo thời gian, tiếp thị tự động hoá đã lan toả rộng rãi và dần trở thành một phần không thể thiếu trong cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Những vấn đề nan giải được giải quyết bằng một giải pháp Marketing Automation

Khối lượng công việc lớn với số lượng nhân viên ít ỏi

Nhiều Marketer chia sẻ, họ tốn quá nhiều thời gian để theo đuổi những khách hàng không tiềm năng, bỏ quá nhiều công sức vào những công việc lặp đi lặp lại. Trong môi trường kinh doanh đầy căng thẳng, các marketer cần gánh vác một khối lượng công việc khổng lồ, họ cần tạo ra doanh thu, đồng thời phải tạo cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm thoải mái và thân thiện. Marketing Automation sẽ đảm nhiệm công việc nhàm chán và nặng nhọc này, giải phóng lịch làm việc dày đặc của marketer bằng công nghệ tự động và hiệu quả.

Không thể theo sát hành trình mua sắm của khách hàng

Khách hàng vào website bao lâu? Họ có click vào banner không? Họ có để lại thông tin trên form đăng ký không? Điểm chạm nào trên website thu hút nhiều khách hàng nhất?... Khi một marketer không thể nắm rõ hành trình mua sắm của khách hàng, thì khó có thể đưa ra được các chiến dịch Marketing hiệu quả, đúng nhu cầu, đúng thời điểm.

Khi nhìn vào một quy trình Marketing Automation, bạn hoàn toàn có thể thấy được hành trình chuyển đổi mà khách hàng đang trải qua trên website. Điểm nào chuyển đổi tốt nhất, điểm nào cần phải tối ưu hơn nữa. Bên cạnh đó, việc tổng hợp các số liệu báo cáo theo từng ngày, từng giờ và đa dạng trên nhiều nền tảng khác nhau không chỉ giúp bạn phân loại khách hàng theo từng giai đoạn trên hành trình mua sắm, mà còn đánh giá chất lượng khách hàng tiềm năng. Đúng thời điểm, đúng đối tượng trên đúng nền tảng chính là “chìa khoá” để khách hàng chú ý và tương tác nhiều hơn với doanh nghiệp.

Không thuyết phục được khách hàng tiềm năng mua hàng

61% những người làm Marketing cho rằng, kích thích khách hàng tiềm năng tới điểm mua hàng là một trong những thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp B2B. Vì sao khách hàng có nhu cầu, nhưng họ không mua của bạn, mà chuyển sang mua của đối thủ? Trải nghiệm không tốt, các thông điệp không đủ sức thuyết phục là một trong những nguyên nhân chính.

Đúng thời điểm, đúng đối tượng trên đúng nền tảng chính là “chìa khoá” để khách hàng chú ý và tương tác nhiều hơn với doanh nghiệp.

Phân loại khách hàng và cá nhân hoá thông điệp trở thành một phần không thể thiếu của một giải pháp Marketing Automation đúng nghĩa. Mỗi luồng chuyển đổi sẽ dựa trên một tệp đối tượng khác nhau, các thông điệp chuyển đổi sẽ chỉ nhắm đến đúng nhu cầu của đối tượng đó. Vì vậy, khả năng chốt đơn và thuyết phục khách hàng sẽ cao hơn. Bạn sẽ xuất hiện đúng tại các thời điểm họ cần tư vấn, cần chương trình ưu đãi hoặc cần giải quyết một vấn đề nào đó.

Khách hàng tiềm năng có thực sự tiềm năng?

Một người Marketer tài năng không chỉ thu càng nhiều lead càng tốt, mà quan trọng hơn, họ phải tự đặt ra câu hỏi: Liệu những khách hàng đó có thực sự tiềm năng hay không? Liệu đó có phải là những khách hàng quan tâm tới sản phẩm và có nhu cầu mua hay không? Mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp vẫn chính là lợi nhuận thu về. Nếu nguồn lead dồi dào mà doanh nghiệp không chuyển đổi được thành doanh thu, thì mọi chiến dịch marketing và quảng bá sản phẩm đều không có tác dụng.

Marketing Automation sẽ giúp doanh nghiệp cá nhân hoá trải nghiệm của từng khách hàng, từ khi họ bắt đầu ghé thăm website đến khi thực sự ra quyết định mua. Nhờ các công cụ phân tích data, phân loại đúng khách hàng tiềm năng và đánh giá chất lượng lead theo điểm, marketer sẽ không tốn thời gian và ngân sách vào những khách hàng không có nhu cầu mua hàng.

Các chiến dịch Marketing không có hiệu quả cao

Thực hiện nhiều chiến dịch ưu đãi, khuyến mại mà không có hiệu quả. Không có cái nhìn tổng quát về tất cả các chiến dịch đang thực hiện, để xảy ra hiện tượng chồng chéo thông điệp trên website hoặc thông điệp được gửi không đúng đối tượng là những nguyên nhân khiến các chiến dịch marketing không mang lại hiệu quả cao.

Từ cái nhìn tổng quát của quy trình Marketing Automation, bạn hoàn toàn có thể giải quyết được các vấn đề trên. Đặc biệt, thử nghiệm A/B cũng sẽ giúp bạn so sánh hiệu quả các chiến dịch, từ đó có thể điều chỉnh các chiến lược kém hiệu quả và đẩy mạnh các chiến lược đang tạo ra nhiều chuyển đổi về lead và doanh thu.

4 bước để xây dựng một chiến dịch Marketing Automation hiệu quả

Các nền tảng Marketing Automation có thể mang lại những kết quả đáng kinh ngạc, không chỉ làm tăng doanh thu bán hàng, mà còn giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, giúp marketer có cái nhìn tổng quan về từng chiến dịch marketing của mình.

Theo eMarketer:

  • 86% marketer cho rằng Marketing Automation đã cải thiện đáng kể chất lượng phục vụ và khả năng nuôi dưỡng khách hàng của doanh nghiệp.
  • 73% cho rằng những báo cáo chi tiết mà Marketing Automation đo lường và tổng hợp đã trở thành một phần quan trọng để Marketer nắm được hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo.
  • 66% nói rằng Marketing Automation giúp doanh nghiệp nhắm đúng tập khách hàng mục tiêu và tăng khả năng cá nhân hoá.

Nguồn: Envato

Xác định mục tiêu doanh nghiệp

Hãy tự đặt ra những câu hỏi để biết chính xác tại sao doanh nghiệp của bạn lại cần tới Marketing Automation? Marketing Automation có thể giúp doanh nghiệp của bạn đạt được những mục tiêu gì? Từ đó, có thể lập kế hoạch chiến lược phù hợp với những mục tiêu đề ra.

Mục tiêu của bạn là số người điền form đăng ký, số người để lại thông tin trên website hay muốn tăng doanh số bán hàng trong mùa hè này? Mỗi mục tiêu sẽ đòi hỏi một chiến lược Marketing Automation khác nhau. Vì vậy điều quan trọng là phải hiểu chính xác mục tiêu chính của bạn là gì.

Xác định đối tượng mục tiêu

Công việc quan trọng tiếp theo chính là xác định xem bạn muốn nhắm vào đối tượng khách hàng nào trong phễu chuyển đổi.

  • Bạn muốn tăng tỷ lệ nhận diện thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp? Hãy tập trung vào phần đầu phễu chuyển đổi để có thể thu về lượng lớn người nhấp vào trang web của bạn. Từ đó thu về một lượng thông tin khách hàng lớn để “nuôi dưỡng” và phục vụ chuyển đổi trong tương lai.
  • Doanh nghiệp của bạn cần nhiều lượt chuyển đổi hơn để thu về doanh thu thực sự? Hãy tập trung thời gian và nguồn lực vào phần giữa và phần dưới của phễu chuyển đổi.

Phác hoạ hành trình khách hàng trên trang web của bạn với Flowbuilder

Sau khi xác định mục tiêu cụ thể và đối tượng khách hàng doanh nghiệp cần nhắm tới, việc tiếp theo là xây dựng nên một hành trình Marketing Automation. Tuỳ vào mục tiêu hiện tại, doanh nghiệp sẽ xây dựng các kịch bản hành trình khách hàng trực quan với Fllowbuilder.

Giao diện Flow Builder, dễ dàng kéo thả các khối lệnh để tạo các luồng kịch bản tự động trên website

Với 4 thành phần cơ bản là yếu tố kích hoạt, thời gian tương tác, điều kiện đúng/ sai và kết quả đích, người dùng có thể tự mình thiết lập quy trình tự động hoá hoặc sử dụng những kịch bản có sẵn đã có xây dựng nên. Không những thế, người dùng hoàn toàn có thể tuỳ chỉnh và sửa đổi các kịch bản cho phù hợp vào bất cứ thời điểm nào để có thể đạt được kết quả tối ưu.

Không chỉ tiết kiệm công sức, thời gian và nhân sự, một hành trình tự động hoá marketing trực quan và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nhân đôi số lượng lead thu về mà không tốn thêm chi phí. Tất cả đều được tự động vận hành theo một chu trình của riêng bạn.

Marketing Automation sẽ tự động vận hành và đưa ra báo cáo số liệu chi tiết

Chỉ với vài bước thiết lập đơn giản, bạn đã có thể kích hoạt chiến dịch Marketing Automation của riêng mình. Giờ thì hãy để mọi quy trình thủ công được tự động hoá, việc của bạn bây giờ chỉ là đánh giá hiệu quả của các chiến dịch thông qua bộ số liệu được báo cáo cụ thể từng ngày, từng giờ để tối ưu chiến lược marketing của mình.

Một phần trong bảng báo cáo của OnMarketer – Nền tảng Omni-Channel Marketing Automation

Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các nền tảng Marketing Automation, hỗ trợ tối đa để giải quyết các bài toán từ chuyển đổi, nâng cao hiệu suất làm việc, cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng… cho phòng ban Marketing và doanh nghiệp. Khi mà thị trường đang từng bước mạnh mẽ tiến đến kỷ nguyên chuyển đổi số, hay còn được gọi là thời của “cá nhanh nuốt cá chậm”, thì Marketing Automation càng khẳng định vị trí thiết yếu trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thông minh. Hy vọng OnMarketer đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về giải pháp Marketing Automation

* Nguồn: OnMarketer