Không chỉ là Marketing Slogan – Apple biến chính sách quyền riêng tư thành lợi thế kinh doanh

Apple đã công bố các phiên bản hệ điều hành mới vào ngày 7/6. Điều này cho thấy sự tập trung vào quyền riêng tư của công ty đã có một bước ngoặt mới – không chỉ gói gọn trong một chiến lược marketing nữa, mà là một sáng kiến lớn nhằm phân biệt các sản phẩm của Apple với các đối thủ như Android và Windows.

Apple tự định vị mình là công ty công nghệ lớn, thật sự quan tâm về quyền riêng tư kể từ khi CEO Apple Tim Cook viết một bức thư ngỏ về chủ đề này vào năm 2014. Kể từ đó, Apple đã giới thiệu các tính năng iPhone mới hạn chế quyền truy cập của app vào dữ liệu cá nhân và nhấn mạnh vào quyền riêng tư trên các quảng cáo của mình.

Nhưng thông báo mới nhất cho thấy rằng chiến lược quyền riêng tư của Apple hiện là một phần trong các sản phẩm của họ. Quyền riêng tư được đề cập như một phần của hầu hết mọi tính năng mới và có cả một thời gian phát triển riêng cho mảng này.

Các tính năng mới của iOS 15

Các tính năng và app tập trung vào quyền riêng tư được Apple công bố vào ngày 7/6 cho các hệ điều hành sắp tới iOS 15 hoặc MacOS Monterey bao gồm:

  • Không có pixel theo dõi: App The Mail sẽ khởi chạy hình ảnh thông qua các máy chủ proxy để loại bỏ các pixel theo dõi (tracking pixel) giúp các email marketer biết thời điểm và vị trí thư được mở.
  • Private Relay: Những người đăng ký dịch vụ lưu trữ iCloud của Apple sẽ nhận được một tính năng gọi là iCloud+ bao gồm Private Relay, một dịch vụ ẩn địa chỉ IP của người dùng, thường được sử dụng để phỏng đoán vị trí. Đại diện của Apple cho biết đây không phải là mạng riêng ảo, một loại dịch vụ thường được những người quan tâm về quyền riêng tư sử dụng để truy cập nội dung web hạn chế. Thay vào đó, Apple sẽ chuyển lưu lượng truy cập web qua cả máy chủ Apple và máy chủ proxy do bên thứ ba điều hành để tách thông tin nhận dạng.
  • Hide My Email: Người đăng ký iCloud sẽ có thể tạo và sử dụng các địa chỉ email tạm thời, ẩn danh, đôi khi được gọi là địa chỉ email ẩn danh, bên trong Mail app.
  • Báo cáo quyền riêng tư của App: Bên trong cài đặt iPhone, Apple sẽ cho bạn biết server của app nào đang kết nối, app nào đang thu thập dữ liệu và gửi dữ liệu đó cho bên thứ ba mà người dùng không nhận ra. Báo cáo này cũng sẽ cho người dùng biết tần suất các app sử dụng micro và camera.

Tận dụng lợi thế của Apple

Với việc tập trung vào quyền riêng tư, Apple đang dựa vào một trong những thế mạnh cốt lõi của mình. Dữ liệu ngày càng được xử lý trên các thiết bị cục bộ, như máy tính hoặc điện thoại, thay vì được gửi trở lại các server lớn để phân tích. Điều này sẽ mang lại sự riêng tư hơn vì dữ liệu không nằm trên server và có khả năng xử lý nhanh về mặt kỹ thuật.

Bởi vì Apple thiết kế cả iPhone và bộ vi xử lý cung cấp sức mạnh làm việc mạnh mẽ với mức sử dụng năng lượng thấp và tốt nhất nên sẵn sàng cung cấp một bước phát triển hoàn toàn mới. Đây sẽ là một bước đột phá thay thế cho nhà phát triển Android, Google về cơ bản đã xây dựng hoạt động kinh doanh của mình dựa vào các dịch vụ internet.

Sự khác biệt về kỹ thuật này đã dẫn đến một số app và tính năng mới được xử lý nhiều hơn một cách đáng kể trên smartphone thay vì trên điện toán đám mây, bao gồm:

  • Siri bản địa hoá: Apple cho biết từ 7/6 Siri không cần gửi bản ghi âm đến server để hiểu những gì người dùng nói. Thay vào đó, bộ xử lý và nhận dạng giọng nói của riêng Apple đủ mạnh để thực hiện chúng trên mobile. Đây là điểm khác biệt lớn so với các trợ lý ảo khác như Amazon’s Alexa, sử dụng công nghệ bộ giải mã serversto. Điều này cũng giúp cho Siri nhanh hơn.
  • Tự động sắp xếp ảnh: App Photos của Apple hiện có thể sử dụng phần mềm AI để xác định những gì có bên trong thư viện ảnh của bạn. Chẳng hạn như hình ảnh về vật nuôi, về chuyến du lịch, bạn bè và gia đình, đồng thời tự động sắp xếp chúng thành các bộ sưu tập và làm thành video, đôi khi có thêm cả nhạc đệm. Nhiều tính năng trong số này có sẵn trong Google Photos, nhưng phần mềm của Google yêu cầu phải tải tất cả ảnh lên cloud. Công nghệ của Apple có thể thực hiện phân tích trên thiết bị mobile và thậm chí tìm kiếm nội dung của ảnh bằng văn bản.

Siri bản địa hoá

Cơ sở hạ tầng về quyền riêng tư của Apple cũng cho phép Apple mở rộng sang các thị trường mới rộng lớn hơn như thanh toán trực tuyến, danh tính và sức khoẻ, cả từ góc độ sản phẩm và marketing. Apple có thể xây dựng các sản phẩm mới trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ các phương pháp tốt nhất để không thu thập dữ liệu không cần thiết hoặc vi phạm các chính sách như Quy định chung về bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt của Châu Âu (GDPR).

Ngoài ra, người dùng có thể cảm thấy thoải mái hơn về các tính năng xử lý dữ liệu hoặc chủ đề nhạy cảm như tài chính hoặc sức khỏe. Vì họ tin tưởng Apple và cách tiếp cận dữ liệu của Apple. Các tính năng được Apple giới thiệu ngày 7/6 cho thấy cách công ty đang sử dụng lợi thế dữ liệu người dùng để thâm nhập vào các thị trường béo bở này.

  • Theo dõi sức khoẻ bằng bước đi bộ và chia sẻ hồ sơ bệnh án: App sức khoẻ của Apple hiện có thể sử dụng các kết quả lấy từ iPhone, chẳng hạn như chuyển động khi người dùng đang đi bộ, để cảnh báo rằng họ có thể có nguy cơ bị ngã khi đi bộ không đúng cách. Apple cũng sẽ cho phép những người dùng kết nối iPhone của họ với hệ thống hồ sơ sức khoẻ để chia sẻ những hồ sơ đó với bác sĩ, bạn bè hoặc gia đình. Dữ liệu sức khoẻ là một trong những loại dữ liệu được quản lý chặt chẽ nhất. Rất hiếm khi thấy Apple giới thiệu các tính năng này trừ khi họ chắc chắn rằng họ có uy tín tốt với khách hàng và năng lực nội bộ trong việc xử lý những loại dữ liệu nhạy cảm này. “Quyền riêng tư là yếu tố cơ bản trong thiết kế và phát triển trên tất cả các tính năng sức khỏe của chúng tôi”, một kỹ sư của Apple cho biết khi giới thiệu tính năng này.
  • Căn cước công dân, thẻ từ và chìa khoá ô tô trong app Wallet: Apple đã sử dụng niềm tin được xây dựng trong quyền riêng tư và bảo mật khi tung ra Apple Card, thẻ tín dụng của họ hợp tác với Goldman Sachs. Trong đó người dùng đăng ký hạn mức tín dụng gần như hoàn toàn bên trong app. Apple đã giới thiệu một số tính năng mới cho app Wallet hấp dẫn nhất đối với những người dùng tin rằng bảo mật và quyền riêng tư của Apple là đáng tin cậy. Trong iOS 15, Apple sẽ cho phép người dùng đặt chìa khoá xe hơi hoặc chìa khoá nhà vào app Wallet của họ. Có nghĩa là tất cả những gì mà bạn cần đều được tích hợp vào trong smartphone. Apple cũng cho biết, không có nhiều thông tin chi tiết về tính năng này vì công ty đang làm việc với Cục Quản lý An ninh Giao thông vận tải để đưa thẻ căn cước công dân của Mỹ, chẳng hạn như bằng lái xe vào trong app Wallet.

Tim Cook đã nói rằng “quyền riêng tư là quyền cơ bản của con người” và các chính sách của công ty cũng như quan điểm cá nhân của ông không liên quan đến thương mại hoặc các sản phẩm của Apple.

Nhưng việc trở thành một công ty công nghệ lớn coi trọng vấn đề dữ liệu có thể là lợi thế kinh doanh giúp sinh lợi và cho phép Apple tự do hơn trong việc tung ra các dịch vụ và sản phẩm mới. Facebook, người hàng xóm của Apple ở Thung lũng Silicon và là nhà phê bình lớn của Apple, ngày càng phải đối mặt với những thách thức khi tung ra các sản phẩm mới vì danh tiếng kém của công ty về cách xử lý dữ liệu người dùng.

Người dân Mỹ cũng nói rằng quyền riêng tư là yếu tố bao gồm cả các quyết định mua hàng. Một nghiên cứu của Pew từ năm 2020 cho biết 52% người Mỹ quyết định không sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ vì lo ngại về vấn đề bảo mật dữ liệu.

* Nguồn: AppROI Marketing