7 đặc điểm khác biệt khi triển khai Marketing quốc tế #3: Hành trình khách hàng & Khác biệt từng quốc gia

7 đặc điểm khác biệt khi triển khai Marketing quốc tế #3: Hành trình khách hàng & Khác biệt từng quốc gia

Tại các phần trước, mình đã chia sẻ những điểm khác biệt đầu tiên khi làm Marketing quốc tế. Phần này rất quan trọng, cần hiểu đúng nếu không muốn thất bại trên thị trường quốc tế khốc liệt.

Hành trình khách hàng (Customer Journey) quốc tế

Về hành vi mua hàng, khách hàng nếu đến từ một quốc gia, dù B2B hay B2C thì vẫn có đặc điểm khu vực rất riêng. Với nhóm khách Ấn Độ, hành vi mua hàng tốn nhiều thời gian, có thể đi quote giá 5 đến 10 nơi khác nhau để tìm được giá rẻ nhất. Tất nhiên không thể mặc định 100% đặc điểm cả 1 quốc gia, bởi tại Ấn Độ tồn tại đến 5 lớp hệ thống đẳng cấp, từ lớp Dalit (từng bị coi là không đáng để đụng tới) đến lớp tinh hoa (rất rất giàu và sang trọng).

Bài này sẽ không đi quá sâu về chế độ đẳng cấp và hệ tư tưởng chính trị của 1 quốc gia, nếu muốn tìm hiểu thêm các bạn có thể xem thêm tại đây.

Nguồn: Envato

Tại mỗi quốc gia, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi mua hàng của người dân, bởi tâm lý con người rất đa dạng. Ví dụ người Đức thường logic, Pháp thì cẩn trọng, Ý và Tây Ban Nha rất dễ ra quyết định để lại contact tư vấn.

Theo nghiên cứu của PWC (Total Retail Global Report for 2016), 3 quốc gia dễ dàng ra quyết định mua hàng từ nước ngoài nhất là Brazil (70%), Chile (71%) and Nga (71%). Thú vị hơn, theo nghiên cứu này 3 quốc gia khó để mua hàng từ nước ngoài nhất lại từ Đức (36%), Mỹ (36%) và Anh (41%). Tuy nhiên theo góc nhìn của Asia Lion, các thị trường nói tiếng Anh lại có nhiều sản phẩm khách hàng khá sẵn sàng để mua từ nước ngoài như phần mềm và các dịch vụ gia công, outsourcing.

Về đặc điểm insight khác nhau của từng quốc gia

Về thị trường, nhóm may mặc và giày dép rất dễ được chấp nhận mua xuyên biên giới (51%), theo sau là đồ điện tử (44%), sách, âm nhạc, phim và game (40%), trang sức và đồng hồ (27%). Xu hướng này tiếp tục tăng do khách hàng dần quen và cởi mở hơn khi mua hàng từ nước ngoài, một ví dụ rất gần gũi ở Việt Nam như mua hàng quốc tế từ Shopee hay Tiki.

Về màu sắc cũng có sự khác biệt. Qua trải nghiệm thực tế trong ngành du lịch, Asia Lion đã test rất nhiều mẫu nội dung với thông điệp, màu sắc, font chữ, visual khác nhau. Với người Ý, nếu sử dụng tông màu đỏ hoặc màu xanh lá cây cho visual đều luôn nhận được giá cho mỗi đơn rẻ hơn 30% so với các màu khác. Với người Pháp thì màu vàng hơi nâu đất, phong cách Adventure luôn đem đến hiệu quả cao hơn.

Nguồn: Envato

Về món ăn, mỗi quốc gia đều có nhiều điểm đặc trưng khác nhau. Tôn giáo và các món ăn cấm kị (Haram) là điều đặc biệt cần lưu ý khi lựa chọn hình ảnh visual quảng cáo. Đạo hồi với dòng khách Ấn Độ, Indonesia, Pakistan… thì thịt chó bị coi là kinh tởm. Họ coi lợn là loài vật ô uế (Najis), còn bò là điều thiêng liêng (loài vật thanh sạch), vì vậy sữa và thịt bò nên tránh. Người Do Thái kiêng thịt lợn hoặc động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến. Vậy nên chưa chắc đăng hình các món ăn hải sản hấp dẫn, những bữa tiệc BBQ thơm lừng là phương án phù hợp khi tiếp cận những dòng khách này.

Phần tiếp theo sẽ nói đến sự ảnh hưởng bởi yếu tố văn hoá địa phương đến hoạt động Marketing quốc tế. Hy vọng nhận được sự chia sẻ, đóng góp quan điểm của các bạn cho chủ đề này.

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề: