Chìa khoá “chọn mặt gửi vàng” khi triển khai chiến dịch Influencer Marketing

Khi thực hiện Influencer Marketing, một trong những mối quan tâm lớn nhất của nhãn hàng chính là việc lựa chọn gương mặt người ảnh hưởng phù hợp. Bởi không phải Influencer nào cũng mang lại hiệu ứng lan toả thông điệp như kỳ vọng.

Bài viết lần này của Onfluencer sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về tầm quan trọng cũng như những ý tưởng trụ cột cần ghi nhớ khi xác định “gương mặt vàng” phù hợp với các nhãn hàng.

Chọn đúng Influencer: “Trăm trận trăm thắng”

Vì sao chúng ta cần Influencer Marketing?

Influencer Marketing là một trong những chiến thuật không thể thiếu của các nhãn hàng, khi muốn tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) và doanh thu sản phẩm (Sales Revenue).

Ngày nay, thay vì tin tưởng tuyệt đối vào những câu chuyện mà thương hiệu tự kể, khách hàng có xu hướng tìm kiếm cái nhìn khách quan hơn. Họ bắt đầu đặt niềm tin vào bên thứ ba, nhất là những người trước đó đã xây dựng được mối quan hệ và chiếm được lòng tin của họ.

Các KOL/Influencer (người có tầm ảnh hưởng) chính là đối tượng đang được công chúng tin tưởng. Họ đem lại cho người theo dõi (follower) của mình cảm giác gần gũi, tin cậy xuất phát từ mối quan hệ lâu dài, vững vàng. Vì thế, xu hướng này buộc thương hiệu tìm cho mình hình thức marketing hiệu quả hơn, dựa trên lợi thế nhất định có được từ người ảnh hưởng.

Chọn đúng Influencer – “Trăm trận trăm thắng”

Tầm quan trọng của việc chọn đúng Influencer

Việc chọn đúng Influencer giúp thương hiệu:

  • Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu: Khi kết hợp với đúng Influencer, nhãn hàng không chỉ tiếp cận được người theo dõi, mà còn tiếp cận được mạng lưới bạn bè của những người theo dõi. Sức mạnh truyền thông được nâng lên rất nhiều lần.
  • Gia tăng nhận diện thương hiệu (Brand Awareness): Việc lặp lại tần suất xuất hiện của nhãn hàng với tệp KOL/ Influencer phù hợp sẽ giúp nâng hiệu quả phủ sóng thương hiệu (Reach) về cả chiều rộng và chiều sâu. Thương hiệu được nhiều người biết tới hơn, và những người đó hiểu về thương hiệu rõ hơn.
  • Gia tăng chuyển đổi mua hàng: Việc mở rộng tệp khách hàng mục tiêu và đồng thời đưa thêm thông tin thuyết phục giúp thương hiệu thúc đẩy việc mua hàng tốt hơn. KOL hay Influencer, người phù hợp với nhãn hàng sẽ là cầu nối hỗ trợ việc này. Khả năng và mức độ phù hợp của Influencer càng cao, hiệu quả chuyển đổi mua hàng càng lớn.
  • Xây dựng mối quan hệ và niềm tin đối với khách hàng tiềm năng: Cốt lõi của marketing thông qua người ảnh hưởng là con người. Khi KOL/ Influencer là trung gian kết nối, họ xây dựng lòng tin và gia tăng sự gắn kết với những người theo dõi họ, đồng thời là khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Việc chọn đúng Influencer giúp thương hiệu truyền tải được đúng giá trị với khách hàng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với họ – điều mà quảng cáo hay PR, các hình thức marketing khác rất cạnh tranh để có được.

Ví dụ về những chiến dịch thành công khi chọn đúng Influencer/ Ambassador

“Tiki đi cùng sao Việt”

Nắm bắt lợi thế Việt Nam là một trong 5 thị trường lớn của YouTube với trung bình 1 người Việt Nam dành hơn 100 phút mỗi ngày để xem video, Tiki đã sử dụng hình thức tài trợ cho các Music Video (MV) với chiến lược độc đáo và trải dài trên diện rộng.

“Tiki đi cùng sao Việt” là dự án tài trợ dành cho những sản phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt ở nhiều lĩnh vực, nổi bật là âm nhạc. Với “phát pháo” đầu tiên từ MV của Masew và B-Ray – hai nhân tố nổi tiếng trong làng nhạc underground Việt Nam. Thừa thắng xông lên, Tiki tiếp tục ủng hộ và tài trợ cho các sản phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ trẻ Việt Nam. Thành công lớn được ghi nhận với các ca khúc đều lọt top YouTube Trending của các ca sĩ: Đức Phúc, Min, Chi Pu...

Dự án đã góp phần giúp Tiki ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng, như:

  • Lượng mua sản phẩm trên Tiki tăng trưởng gấp 2,7 lần
  • Tỷ lệ cài đặt ứng dụng trên Tiki tăng 17%
  • Doanh số bán hàng sau chiến dịch tăng 3,3 lần

Chiến dịch “Tiki đi cùng sao Việt”

“Lắc xì cùng Momo”

Chiến dịch Lắc xì của Momo đã thành công tiếp cận 30 triệu người dùng Việt Nam, hơn 5 triệu người chơi, hơn 100 triệu lượt lắc và đã tạo ra vô vàn những con số ấn tượng với một ngân sách đáng mơ ước. Influencer Marketing chính là một trong những yếu tố mang đến thành công cho chiến dịch này.

Tham gia chiến dịch là các Influencer có tên tuổi như Đức Phúc, Erik, Quỳnh Anh Shyn, Trấn Thành – Hari Won, DJ Mie – Hồng Thanh, Ngân Sát Thủ... Với những tệp khách hàng đặc thù khác nhau, họ đã giúp nhãn hàng tiếp cận và tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Minh chứng bằng những con số biết nói như:

  • Chương trình Lắc xì 2021 đã có 39 triệu Heo Vàng được quyên góp
  • Sau 5 tuần tranh tài, chương trình mùa 3 đã thu hút hơn 11 triệu người chơi với gần 400 triệu lượt lắc; hơn 8 triệu người dùng Ví Momo đã sử dụng tính năng Chuyển tiền/ Lì xì
  • Gần 250 triệu bao lì xì và thẻ quà tặng đã được gửi tới ví người dùng Momo (trung bình mỗi người dùng nhận được 22 bao lì xì tiền mặt và thẻ quà tặng)

Chiến dịch “Lắc xì cùng Momo”

3 chìa khoá cần ghi nhớ khi chọn Influencer

1. Xác định được mục tiêu của chiến dịch

Điều quan trọng nhất của mọi chiến dịch marketing là phải xác định rõ được mục tiêu trước khi bắt đầu chạy. Tương tự như câu nói “Không lập kế hoạch là lập kế hoạch cho sự thất bại" – mục tiêu không chỉ giúp cho nhãn hàng định hình được chiến lược nhất quán trong từng bước triển khai mà còn đo lường được hiệu quả cũng như mức độ thành công của chiến dịch.

Ví dụ về mục tiêu cho một chiến dịch Influencer Marketing:

  • Tăng số lượng khách truy cập vào trang web của nhãn hàng theo một tỷ lệ phần trăm nhất định (Tăng 100% lượt khách truy cập sau khi ra mắt chiến dịch).
  • Tăng khả năng tương tác trên mạng xã hội, tăng tỷ lệ Brand Mention (Mục tiêu của “Đi để trở về 1” là đạt 1 triệu lượt tương tác và Brand Mention tăng 5%).
  • Tăng khả năng hiển thị thương hiệu trước một đối tượng cụ thể (Ví dụ: Bitis chọn Influencer là Soobin Hoàng Sơn và Sơn Tùng vì họ muốn nâng cao nhận thức về dòng sneaker mới cho giới trẻ. Họ đặt mục tiêu đạt được 2 triệu lượt tương tác với MV “Lạc trôi” sau tuần đầu tiên).
  • Tăng doanh số bán sản phẩm theo tỷ lệ phần trăm hoặc số lượng nhất định (Mục tiêu đạt 100% KPI doanh số bán sản phẩm của tháng).

Vậy làm thế nào để có thể đo lường được những chỉ số trên một cách toàn diện nhất? Những chỉ số dưới đây sẽ là câu trả lời:

  • Lượng tiếp cận (Reach): Lượt tiếp cận thể hiện số người quan tâm đến bài viết hoặc chiến dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là hai chỉ số quan trọng để nhãn hàng nhận biết được nội dung mà nhãn hay Influencer truyền tải có thu hút được nhiều người quan tâm hay không
  • Lượng tương tác (Engagement): Like, share, comment là những chỉ số đánh giá khả năng tạo thảo luận và tương tác của Influencer
  • Chỉ số ROI (Return On Investment): Là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion): Con số chỉ khả năng chuyển đổi khách hàng từ mức độ tương tác thông thường sang hành vi mua hàng
  • Cost Per Click (CPC): Chỉ số được tính dựa trên tổng số tiền nhãn hàng phải trả cho Influencer/ số lượng click vào website của nhãn thông qua các bài giới thiệu từ Influencer

2. Xây dựng được chân dung Influencer cụ thể

Xây dựng chân dung influencer lý tưởng

Sau khi xác định được chân dung khách hàng mục tiêu, các nhãn hàng sẽ phác hoạ được chân dung Influencer lý tưởng. Chân dung lý tưởng đó là một “hình vẽ” thể hiện được đầy đủ các tiêu chí mà nhãn vạch ra và có thể thực hiện được.

Một bản vẽ chi tiết về Influencer lý tưởng sẽ cần những yếu tố quan trọng sau đây:

  • Nhân khẩu học: Họ là ai, tuổi tác, giới tính, lĩnh vực hoạt động..
  • Khả năng ảnh hưởng: Người theo dõi họ là những ai, số lượng bao nhiêu, quan tâm những gì, nội dung Influencer chia sẻ được tương tác và đón nhận như thế nào...
  • Sự hoà hợp trong làm việc: Chi phí, giá cả có phù hợp với nhãn hàng, thái độ làm việc...

Xây dựng cách đo lường đánh giá influencer

Tiêu chí đánh giá Influencer

Những tiêu chí dưới đây sẽ giúp các nhãn hàng hay các doanh nghiệp hình dung được hướng đi đúng đắn trong việc tìm kiếm “gương mặt vàng”:

  • Độ phủ sóng (Reach): Chỉ số này được đo lường bằng những người theo dõi Influencer trên mạng xã hội. Các nhãn hiệu thường lựa chọn những gương mặt có số người theo dõi lớn với các lượt tương tác “khủng” nhưng không phải lựa chọn này lúc nào cũng thành công do có sự “đụng hàng” giữa các nhãn cũng như uy tín của các Influencer. Song song với đó, sự đi lên của các Influencer nhỏ hơn đôi khi lại đem lại hiệu quả và thành công cao hơn.
  • Tính liên quan đến nhãn hiệu (Relevance): Chỉ số này thể hiện mức độ tương quan giữa Influencer và nhãn hàng. Mức độ này sẽ được thấy qua quan điểm sống, giá trị cốt lõi, giới tính, tuổi tác hay chủ đề Influencer quan tâm có khớp với hình ảnh nhãn hàng.
  • Khả năng tác động đến khách hàng mục tiêu (Resonance): Với nội dung nhãn hàng muốn truyền tải, Influencer sẽ phải thể hiện được 100% tinh thần đồng thời cũng nêu bật được tiếng nói cá nhân. Khi đó, những người theo dõi của Influencer đó mới có nhiều niềm tin.

Tới đây, với bản phác thảo tương đối đầy đủ về Influencer phù hợp, các nhãn hàng đã có thể triển khai một cách hiệu quả và thành công một chiến dịch Influencer Marketing cụ thể.

3. Đo lường hiệu quả chiến dịch và rút ra hiệu quả hợp tác với influencer

Sau khi các Influencer phù hợp nhất được chiêu mộ và nhãn chạy chiến dịch thì không thể bỏ qua bước đo lường hiệu quả. Bởi, chọn đúng thôi chưa đủ, liệu chiến dịch đó có thành công, có đạt KPI đề ra mới là những câu hỏi cần quan tâm nhất. Thông qua những chỉ số như:

  • Lượng tiếp cận
  • Khả năng lan truyền và tương tác
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Lợi nhuận ròng
  • Các thảo luận và cảm xúc người tiêu dùng sau chiến dịch

Trong quá trình theo dõi, đánh giá, nhãn hàng cần xem xét mức độ ảnh hưởng của Influencer đến cảm xúc của người tiêu dùng: Influencer có giúp thương hiệu được quan tâm hơn không? Influencer ảnh hưởng đến nhãn hiệu, sản phẩm như thế nào?...

Influencer Marketing là phương thức đáng hứa hẹn trong thời điểm hiện tại, cũng như trong tương lai giúp các nhãn hàng có các chiến dịch marketing “thăng hoa”. Và đặc biệt, việc lựa chọn Influencer phù hợp với nhãn hàng, với thương hiệu là vô cùng quan trọng để có thể chạy một chiến dịch thành công.

Thông qua bài viết trên, Onfluencer hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn mới mẻ cũng như hiểu thêm về tầm quan trọng của Influencer Marketing. Hãy theo dõi Onfluencer để tiếp tục cập nhật những kiến thức và tin tức về Influencer đáng chú ý.

Onfluencer - Nền tảng Influencer Marketing dựa trên trí tuệ nhân tạo tự động đề xuất Influencer cũng như các phương tiện truyền thông phù hợp để chạy chiến dịch Influencer Marketing của nhãn hàng.