Từ gìn giữ giá trị truyền thống đến sáng tạo để hội nhập

Song song ý muốn vừa tôn vinh giá trị truyền thống vừa thể hiện tính sáng tạo nghề nghiệp, VNPR đã khéo léo truyền tải thông điệp này thông qua biểu trưng của giải thưởng VNPR Awards 2021.

Trân trọng văn hóa dân tộc

Đối với những người làm nghề QHCC&TT, sự nhạy bén để cập nhật xu thế kịp thời là những yếu tố cần có. Tuy nhiên, dù có sáng tạo đến đâu để ghi dấu thành công và năng lực sánh ngang trên thị trường quốc tế thì Việt Nam vẫn luôn giữ một vị trí riêng biệt trong tiềm thức bạn bè năm châu về lòng tự hào dân tộc, ý chí kiên cường, đùm bọc giúp đỡ nhau hay nét đẹp truyền thống còn đến từ những sản phẩm thủ công tỉ mỉ, tinh tế do các nghệ nhân dày công tạo nên.

Tất cả những gì chúng tôi mong muốn là mỗi thành viên của cộng đồng hiểu rõ giá trị của mảng chuyên môn mà mình đầu tư sâu, đồng thời không quên định vị rằng ta là ai, ta đang sống ở đâu và điều gì khiến ta tự hào về đất nước mình để mỗi thông điệp được truyền đi theo chiến dịch vừa đúng, đủ nhân văn mà còn đậm “màu cờ sắc áo” Việt Nam. Chỉ có như vậy, mỗi người trong tập thể sẽ tạo nên bức tranh tổng quan tích cực, tươi sáng cho cho nghề nghiệp mà chúng ta đang theo đuổi trở nên ý nghĩa hơn hết”, anh Nguyễn Khoa Mỹ, Chủ tịch VNPR cho biết.

Vì lẽ đó, cái tên VNPR luôn hiện diện trong rất nhiều hoạt động truyền thông mang tính quảng bá văn hóa đất nước và có sự đóng góp tích cực cho xã hội, cộng đồng như đồng hành cùng World Expo 2021 diễn ra tại Dubai, thực hiện dự án Cuộc thi ảnh Kiên cường Việt Nam vươn ra thế giới,…

Những bức ảnh thắng giải cuộc thi “Kiên cường Việt Nam” tại Times Square, New York

Từ đây, những người làm nghề QHCC&TT tại Việt Nam nói chung và các thành viên thuộc VNPR nói riêng luôn nung nấu niềm tin về những điều tốt đẹp được lan tỏa có chủ đích thông qua những dự án truyền thông đóng góp cho xã hội, cộng đồng. Dựa trên nền tảng này, biểu trưng cho giải thưởng VNPR Awards 2021 đã lấy nghệ thuật dân gian làm chủ đạo nhằm vừa tôn vinh giá trị truyền thống về ghi nhận sự nghiêm túc, chỉn chu và cống hiến của người làm nghề.

Biểu trưng VNPR Awards 2021 – Sản phẩm hoa giấy do Maypaperflower thực hiện dành tặng các “nghệ nhân” QHCC & TT tại giải thưởng vinh danh người làm nghề đầu tiên của Mạng lưới QHCC & TT Việt Nam (Vietnam Public Relations Network – VNPR)

Càng hội nhập, càng cần tôn vinh giá trị truyền thống

Việt Nam xưa nay vốn được biết tới là quốc gia sở hữu văn hóa truyền thống đặc sắc. Về khía cạnh văn hóa nghệ thuật thủ công, những người thợ đã lên tới tầm nghệ nhân vẫn luôn miệt mài gìn giữ nghề truyền thống nhằm nối nghiệp gia đình. Nay xuất hiện những người trẻ với tinh thần tôn trọng giá trị cộng đồng và lòng tự hào về văn hóa của dân tộc đã chủ động kế thừa, học tập nhằm lan tỏa tinh hoa của các làng nghề Việt.

Câu chuyện về ý tưởng khởi nghiệp từ làng nghề hoa giấy cổ truyền Thanh Tiên với hơn 300 năm gìn giữ tại Huế sẽ là chia sẻ phù hợp với xu thế này. Founder của thương hiệu Maypaperflower mong muốn mang những nét đẹp xưa cũ đến gần hơn với nhiều người trong một hình hài khác thông qua việc đổi mới sáng tạo dựa trên những giá trị truyền thống. Qua đó, các sản phẩm hoa giấy thủ công với nét đẹp tâm linh in dấu bao đời trong lòng của người dân Huế sẽ có cơ hội được khách hàng đón nhận trong các ứng dụng trang trí hiện đại không chỉ cho không gian gia đình mà còn cho nơi làm việc.

Chị Phan Ngọc Hiếu – Founder Maypaperflower, một trong những “sứ giả” góp phần đưa văn hóa truyền thống Việt Nam “ra biển lớn”

Song trên hành trình này, bên cạnh các nghệ nhân thủ công còn có những con người đang chuyên tâm lan tỏa giá trị nhân văn và nét đẹp dân tộc thông qua các chiến dịch truyền thông ra quốc tế - những người làm nghề Quan hệ Công chúng & Truyền thông (QHCC&TT) của Việt Nam. Và có thể thấy rằng, dù làm công việc gì hay ở bất kì vị trí nào, chúng ta cũng đều là một sứ giả văn hóa của đất nước.

Sản phẩm được hoàn thiện một cách tỉ mỉ, thể hiện sự tinh tế của đôi bàn tay, sự sáng tạo của trí óc và lòng nhiệt huyết của người nghệ nhân.

Còn với các nghệ nhân thủ công làm hoa giấy như nhà Maypaperflower, thì luôn trăn trở làm sao có thể lan tỏa “làn gió mới” của hoa giấy dựa trên nền tảng văn hoá Huế kết hợp mỹ thuật đương đại tạo ra được nhiều sản phẩm có thể đi đến gần hơn với đời sống và trang trí thường ngày chứ không chỉ dừng lại ở việc sử dụng trong các hoạt động hỗ trợ thờ cúng tâm linh bao đời.

Để cho hoa giấy Thanh Tiên nói riêng và các nghề truyền thống xứ Huế nói chung, dù cuộc đời có biến thiên, dù Cố Đô có đổi khác thì không chỉ vẫn còn những lăng tẩm, mà còn có cả những con người xứ Huế “ôm trọn” trong mình những nét đẹp văn hóa thiêng liêng. Có thể nói Maypaperflower đã làm trọn vai trò của một sứ giả văn hóa để đưa sản phẩm của Huế ra xa không chỉ trong nước mà còn đến các vùng miền khác trên thế giới.

Vietnam Public Relations Network