Giải mã sức hút của Social Commerce

Social Commerce hay thương mại xã hội đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng, đặc biệt là vào tháng 3/2022 khi TikTok Shop chính thức gia nhập vào “cuộc chơi” tại Việt Nam.

Thị trường Social Commerce toàn cầu đã cán mốc 474,8 tỉ USD vào năm 2020 và được dự đoán sẽ duy trì chỉ số tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới hai con số, đạt 28,4%. Trong đó, khu vực APAC có chỉ số tăng trưởng kép CAGR lên tới 30,3%.

Tốc độ tăng trưởng đáng kể cùng sự tham gia từ hàng loạt các tên tuổi lớn như: Instagram, TikTok Shop hay Pinterest là nguyên nhân chính để thị trường Social Commerce nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt. Khi các sàn e-Commerce đã tăng trưởng liên tục suốt một thời gian dài và đang có dấu hiệu chững lại, Social Commerce sẽ là chìa khoá mới để tiếp đà tăng trưởng cho các nhãn hàng và thương hiệu.

Global Social Commerce Market
Nguồn: Grandviewresearch

Social Commerce sở hữu những lợi thế vượt trội

Thay vì tập trung vào việc thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các kênh bán hàng, Social Commerce hướng mục tiêu đến sự tương tác tự nhiên giữa người dùng và sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok. Từ đó, doanh nghiệp tìm được những đối tượng khách hàng tiềm năng, những người thực sự tận hưởng hành trình mua sắm của họ.

Việc chủ động phát sinh nhu cầu khi đọc, nghe, xem những chia sẻ, trải nghiệm thú vị của người dùng khác hoặc KOL đối với sản phẩm là điểm khác biệt cốt lõi giữa Social Commerce và e-Commerce. Trong khi một bên (Social Commerce) chủ động tạo ra nhu cầu của người dùng với sản phẩm, bên còn lại (e-Commerce) thụ động và phải chờ nhu cầu phát sinh từ phía khách hàng.

Nguồn: Unsplash

Khả năng tiếp cận tự nhiên đối với các khách hàng tiềm năng cũng là một ưu thế của các kênh Social Commerce. Theo một nghiên cứu gần đây, trung bình người Việt dành 4 tiếng 30 phút cho các nền tảng mạng xã hội. Trong đó tới gần 1/5 dân số (19%) dành tới 7 tiếng mỗi ngày để kiểm tra các tài khoản trên mạng xã hội.

Dễ nhận thấy thời gian sử dụng các nền tảng mạng xã hội càng lâu, người dùng càng có nhiều cơ hội tiếp xúc dù trực tiếp (paid ads) hay gián tiếp (qua thảo luận, giới thiệu từ bạn bè, người quen…) đối với sản phẩm và thương hiệu. Với việc các nền tảng mạng xã hội cung cấp khả năng nhắm mục tiêu hiệu quả, dựa trên hành vi của người dùng, là một yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến trải nghiệm và quyết định mua hàng.

Sự phát triển của công nghệ là điểm mấu chốt đóng vai trò cho sự thành công của các nền tảng Social Commerce. Dựa vào các AI machine learning và các thuật toán đo lường hành vi người dùng, các nền tảng phân chia user của họ thành các cụm target audience có thể nhắm mục tiêu dựa trên các yếu tố như: độ tuổi, nơi sinh sống, sở thích, hành vi… Tất cả đều được đo lường, phân tích và là cơ sở tạo nên những chiến dịch hiệu quả.

Nguồn: Explainerd

Doanh nghiệp cần làm gì để chuẩn bị cho các campaign Social Commerce

Người tiêu dùng đang ngày càng trở nên khó tính, hành vi mua hàng ngày càng trở nên phức tạp. Tạo nên một trải nghiệm mua sắm xuất sắc sẽ là điểm chạm quyết định để thương hiệu ghi dấu ấn và tạo thiện cảm trong lòng khách hàng.

Để làm được điều đó, thương hiệu cần chủ động xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội một cách thường xuyên. Nhãn hàng và thương hiệu phải hiểu được đâu là nền tảng chứa các khách hàng mục tiêu của mình, hình thức content phù hợp, giải pháp quảng cáo trên nền tảng đó ra sao và cách để tận dụng những mảnh ghép đó cho chiến dịch marketing của mình.

Ví dụ như chiến dịch của Duolingo, nền tảng học ngôn ngữ phổ biến này lựa chọn kênh TikTok là nơi truyền tải thông điệp với mục tiêu thu hút lượng người dùng mới ở Brazil, dù đã có hơn 30 triệu người dùng.

Truyền tải thông điệp “Nói tiếng Anh không tốn phí”, hình ảnh con cú – linh vật thương hiệu cùng các nhân vật khác giải thích ý nghĩa của các hashtag phổ biến trên TikTok như: #fy, #trend, #stitch và #cringe, đồng thời mời khán giả cài đặt ứng dụng. Việc sử dụng các từ vựng gần gũi và quen thuộc đối với người dùng TikTok là điểm nhấn để thương hiệu thu hút sự chú ý và gia tăng tương tác.

Nguồn: TikTok

Thương hiệu cũng giải bài toán đảm bảo số lượng và khả năng hiển thị cho chiến dịch của mình thông qua hình thức phát 4 quảng cáo One Day Max Daily Ads từ TikTok, mỗi quảng cáo kéo dài một tuần trong suốt một tháng. Duolingo cũng đồng thời sử dụng In-feed Ads để đảm bảo nội dung của quảng cáo được phân phối đến các khách hàng mục tiêu trong suốt chiến dịch.

Kết quả, chiến dịch đem lại tỉ lệ CTR cao hơn 39% so với benchmark chung và số lượng người follow của Duolingo đã gia tăng hơn 1.400%.

Câu chuyện rút ra là Duolingo hiểu họ cần gì, khách hàng mục tiêu của họ ở đâu và nền tảng họ chọn có những công nghệ quảng cáo nào phù hợp giúp đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng đề ra. Để tạo được một chiến dịch thành công, thương hiệu cần hiểu và đặt ra những vấn đề gặp phải, khả năng thực thi và những yếu tố liên quan để xác định một chiến lược đúng đắn.

Lựa chọn cho bài toán tăng trưởng trong năm 2022

Vượt qua những hạn chế về trải nghiệm sản phẩm của các kênh e-Commerce, chiến lược Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) với đa dạng hoạt động từ livestream, TikTok challenge, review sản phẩm thực tế… trên các kênh Social Commerce sẽ giải được bài toán niềm tin nơi người tiêu dùng.

Nguồn: klaviyo

Có nhiều cách để phân tích và đo lường để thương hiệu đưa ra một chiến lược digital marketing hợp lý trên các kênh Social Commerce. Tuy nhiên nếu phải lựa chọn thì các agency uy tín về performance sẽ là đối tác hợp lý để thương hiệu giải các bài toán về chiến lược, vì:

  • Sự kết nối và hỗ trợ trực tiếp từ các nền tảng: Các agency thường được hỗ trợ trực tiếp từ các partner như Facebook, Google, TikTok… cho các dữ liệu quảng cáo. Từ đó, các chiến lược đưa ra sẽ chính xác hơn, giảm tối đa thời gian testing và hao hụt ngân sách để chạy thử.
  • Sở hữu kho dữ liệu lớn về các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp với yêu cầu của nhãn hàng: Bên cạnh đó, agency cũng sẽ hiểu rõ về cách sử dụng các công cụ, chọn 3rd-party phù hợp, qua đó nâng cao hiệu quả chiến dịch.
  • Đo lường và tối ưu hoá là 2 hạng mục quan trọng để đánh giá một chiến dịch thành công hay thất bại, hơn hết là yếu tố trách nhiệm dám cam kết đối với các KPIs ban đầu đề ra của chiến dịch.

Trên đây là những điều doanh nghiệp cần cân nhắc trong quá trình chuẩn bị cho một chiến dịch thương mại xã hội.

“Trong bối cảnh nhiều nền tảng mạng xã hội đang gấp rút hoàn chỉnh các tính năng thương mại điện tử để tối ưu trải nghiệm của người dùng. Thương hiệu cũng cần cập nhật và linh động với các chiến lược truyền thông hợp lý, theo kịp xu hướng và hơn hết là tập trung tạo nên những trải nghiệm mua sắm thú vị để tiếp đà tăng trưởng trong năm 2022” , ông Trịnh Quốc Khánh, CEO Chin Media chia sẻ.

Chin Media là agency chuyên về hoạch định chiến lược và cung cấp các giải pháp Digital Marketing.