Cuộc gặp gỡ của tác giả sách "Thế giới phẳng" tại Hội nghị Giảng dạy cùng The New York Times

Hội nghị Giảng dạy cùng The New York Times (NYT) đã được diễn ra trong 2 ngày 23-24 tháng 03 vừa qua với rất nhiều thông tin bổ ích và giá trị. Thông qua bài viết này, Global Book xin gửi đến quý Anh Chị độc giả những nội dung chính và các trích đoạn hay nhất của buổi hội nghị.

Mở đầu với cuộc nói chuyện của Andy Wright và Tom Friedman

Andy Wright - Phó chủ tịch cấp cao, Trưởng bộ phận đăng ký doanh nghiệp toàn cầu của The NYT chia sẻ rằng “Chúng tôi làm việc với nhà giáo dục, thư viện lưu trữ và cả chính phủ để mang The NYT tiếp cận đến mọi sinh viên, khoa ngành và cộng đồng. The NYT đã bắt đầu với giáo dục từ năm 1932, và đến hôm nay Phiên bản số (Digital Access) đã có mặt tại hơn 3600 đơn vị trường học và 800 đơn vị thư viện khắp thế giới. Tuy nhiên, The NYT hiểu rằng, sự có mặt trong các thư viện và trường học mới chỉ là bước khởi đầu, quan trọng hơn là làm sao để truyền cảm hứng cho học sinh và cả nhà giáo dục phương thức dạy học bằng báo chí – bằng nguồn tài nguyên chất lượng để rèn luyện tư duy phản biện (critical thinking) và trở thành công dân toàn cầu.”

Hội nghị sẽ mang đến cho bạn hai điều: nguồn cảm hứng và yếu tố thực hành khi “Giảng dạy với The New York Times”. Hội nghị trên tinh thần sẽ dành thời gian cho các nhà báo, nhà lãnh đạo trong giáo dục và những nhà sản xuất công cụ hỗ trợ giáo dục đến từ The NYT.

Khách mời đầu tiên: diễn giả chính (our keynote speaker) của chúng tôi là Tom Friedman

Tom Friedman là nhà báo đã 3 lần đoạt giải Pulitzer và là tác giả của cuốn sách Thế giới phẳng - một trong những đầu sách bán chạy nhất của The New York Times.

Tom đã chia sẻ quan điểm để làm thế nào mà sinh viên ngày nay có thể trở thành công dân toàn cầu bằng cách hiểu rõ thế giới thông qua báo chí.

Ở The New York Times, bạn có thể tưởng tượng rằng Người mà có thể nói về cách thế giới này đã thay đổi và phải thay đổi, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên, thì Tom là sự lựa chọn xứng đáng nhất. Trong quá trình sự nghiệp của Tom, anh đã chia sẻ rất nhiều điều có ý nghĩa về giáo dục cho nhiều nước trên khắp thế giới (và trong đó có Việt Nam vào năm 2014). Trong 2 năm biến động vừa qua, anh ấy liên tục đặt ra những vấn đề và đưa ra các ý tưởng để nói về sự cần thiết của cách mạng hóa ngành giáo dục, giáo dục bằng báo chí.

Tom dành ra 30 phút để nói về cách mà Tom nhìn nhận về thế giới ngày nay, bắt đầu với khái niệm về OODA loop (Observe - Orient - Decide - Act) - vòng lặp (Quan sát - Định hướng - Quyết định - Hành động).

Tom luôn đặt ra câu hỏi “Thế giới đang vận hành như thế nào” để quan sát, từ đó định hướng, đưa ra quyết định đúng, và hành động đúng. Và khi nhìn được bức tranh tổng thể Tom sẽ thu hẹp định hướng cho mỗi phạm vi hành động nhỏ hơn như Giáo dục.

“Hãy bắt đầu bằng câu hỏi rất đơn giản này nhé -có thể bạn đã nghe qua câu này rồi- “Thế giới chúng ta đang sống là thế giới gì”. Khi đã có rất nhiều thay đổi diễn ra trong 10 năm trở lại đây đối với Tom, nền cộng hòa, dân chủ tự do, chính trị ở nhiều nước đã gần như vỡ tung ra với sự thay đổi chóng mặt của thế giới và sự can thiệp sâu của công nghệ ở nhiều quốc gia. Tom đã đề cập đến 4 cuộc cách mạng công nghiệp và ở cuộc cách mạng lần thứ 4 này, công nghệ không chỉ thay đổi một vài thứ, mà nó sẽ thay đổi tất cả mọi thứ. Cách chúng ta làm việc, học tập và giao tiếp…. Chính là vòng tròn lặp trong công nghệ thực và ảo sẽ là cách mà chúng ta cảm nhận thế giới trong tương lai: Vòng lặp đó là “Sensor - Microchips - Processing - Bandwidth and Sharing” - “Cảm ứng - Siêu chip - Xử lý - Băng thông - Chia sẻ”

Qua vòng lặp này, khi một người “cảm nhận một sự chuyển động của thế giới - xử lý thông tin - truyền qua các băng thông - và tiếp tục chia sẻ đến một người khác” và cứ như vậy vòng lặp mỗi ngày một nhanh hơn, nhịp độ cuộc sống vì vậy mà cũng nhanh hơn rất nhiều. Công nghệ thậm chí đã đi sâu vào cuộc sống của chúng ta, sâu ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, sâu đến nỗi chúng ta không còn nhận ra. Tom nói “Chúng ta không còn nông cạn (Shallow) như trong bài hát của Lady Gaga nữa rồi.

Thế giới có Fast - có Fill - có Deep - và có Rapidly open (nhanh - đầy - sâu và mở rộng liên tục). Để kiểm soát được tình hình của thế giới như vậy, Tom nói chúng ta cần phải có “complex adapt correlation” - mối quan hệ thích nghi hỗn hợp, đòi hỏi doanh nhân, người lao động, nhà làm giáo dục, doanh nghiệp xã hội và cả chính quyền địa phương, tất cả đều phải cùng hợp tác.

Để thích nghi, Tom chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. “Kiến thức đi từ trên xuống, đó là trước đây. Trước đây bạn Học để làm, còn bây giờ, bạn phải Làm để học” - “Learn to Work” now is “Work to Learn”.

Vậy Công nghệ học tập mới với the NYT đang có ảnh hưởng như thế nào trong ngành Giáo dục. Tom chia sẻ:

Đối với Chính phủ, đây gần như là một đặc quyền của công dân, một công cụ để tất cả mọi người có thể tiếp cận được nền giáo dục trọn đời (vì là Digital Access- Truy cập kỹ thuật số). Bạn không cần đi đến trường, hay giới hạn ở một độ tuổi và rời đi khi bạn tốt nghiệp. Bạn học mỗi ngày trong cuộc đời, đó là sự nghiệp học cả đời (life learning) - học bằng tin tức. Thậm chí nếu cả 3 thế hệ cùng đọc một bài viết, hiểu cùng suy nghĩ và nói chuyện cùng trình độ về bài viết đó thì xã hội sẽ không bao giờ tụt hậu.

Quan điểm của Tom dành cho học sinh hiện nay, để bắt nhịp được với một thế giới mở rộng và biến đổi nhanh như hiện nay, đó là “learn faster - share faster” - “Học nhanh hơn - Chia sẻ nhanh hơn”. Sẽ không còn kịp để bạn chờ đợi một kiến thức mà 5 năm sau mới được giảng dạy ở trường học trong khi bạn bè quốc tế đã có thể tranh luận và phản biện về vấn đề đó chỉ sau 1 ngày. Thứ hai, sự nghiệp học cả đời (life learning) đó chính là đọc tin tức mỗi ngày - Thứ ba, luôn đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời mọi nguồn (Be a listener so you can learn! Learning when listening. Learning when asking. Let’s start to ask).

Đón chờ tiếp phần 2: Giảng dạy cùng The New York Times - đào tạo kỹ năng Tư duy phản biện - chìa khoá hội nhập thế giới

Và phần 3: Từ tòa soạn The New York Times đến lớp học - Phương pháp giảng dạy hiện đại.

Hãy cùng Global Book ứng dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại của The NYT để thúc đẩy Tư duy phản biện – chìa khóa để trở thành Công dân toàn cầu cho sinh viên Việt Nam.

Global Book Corporation - Đại diện của The New York Times inEducation tại Việt Nam

Jane Trang Võ

HP: +(84)902 932 392 / [email protected]