Global CEO @ MullenLowe: “Performance Marketing gây ô nhiễm Internet”

Global CEO tại MullenLowe Group bàn về sự nguy hiểm của Performance Marketing, nhu cầu của các Agency Group trong việc xây dựng và nâng cấp dịch vụ, và chuẩn bị cho thế giới web 3.0 mà không đánh mất các giá trị cốt lõi của Marketing…

Bên lề sự kiện ra mắt Brands to Stands, trang Brandequity đã có cuộc trò chuyện với ông Alex Leikikh – Global CEO tại MullenLowe Group, về Performance Marketing. Cụ thể là những điều agency cần duy trì khi thế giới bắt đầu “điên cuồng” với web 3.0…

*Khi ngành truyền thông đang vật lộn để làm quen với kỷ nguyên mới web 3.0, những điều mà agency cần tiếp tục duy trì là gì thưa ông?

Theo tôi, dù là web 1.0, 2.0, 3.0 hay 4.0, các nguyên tắc cơ bản liên quan đến insight vẫn nên được duy trì. Những insight đó có thể là insight người tiêu dùng, insight ngành hàng, insight thương hiệu... giúp marketer dựa vào đó mà đề ra chiến lược và ý tưởng sáng tạo. Xét trên nhiều mặt, khi dữ liệu, phương tiện truyền thông, công nghệ và web 3.0 ảnh hưởng đến điểm chạm và cách thức thương hiệu truyền thông, các yếu tố cơ bản xoay quanh nghiên cứu, insight, chiến lược và nghệ thuật sáng tạo vẫn nhất quán và không đổi.

Nguồn: The Guardian

Làm thế nào để các agency truyền thống như MullenLowe Group luôn giữ được sự phù hợp trước sự thay đổi của thị trường, đặc biệt là khi hầu hết Client bị thu hút bởi các giải pháp kỹ thuật số?

Tại MullenLowe Group, chúng tôi chú trọng tuyển dụng và đào tạo những người có bản chất luôn tò mò về thế giới xung quanh. Thông thường, những người có hiểu biết rộng, đa năng sẽ được ưu tiên tuyển chọn. Nên có thể nói, đội ngũ nhân sự đều có thể “cân” các mảng khác nhau từ Media, Digital, Creative Planning, Strategy, Event, hay trải nghiệm khách hàng.

Việc giải quyết vấn đề kinh doanh cho khách hàng không còn đơn giản trong thế giới truyền thông đang bị phân mảnh và liên tục thay đổi. Vì vậy, tôi nghĩ agency cần một chiến lược nhất quán dựa trên sự thấu hiểu cách hoạt động của dữ liệu, công nghệ, web 3.0 để kết nối với người tiêu dùng hiệu quả.

Nhưng quay về cơ bản, ý tưởng sáng tạo vẫn là yếu tố tối quan trọng để tạo sự khác biệt và tạo ra sức ảnh hưởng lớn mạnh.

*Ông nghĩ sao về việc agency cung cấp đa dạng dịch vụ cho khách hàng? Như ngày nay, ngày càng nhiều client muốn hợp tác với nhiều agency khác nhau, thậm chí là không đến cùng từ một mạng lưới.

Theo quan sát của tôi, ngày càng nhiều client muốn hợp tác với nhiều agency khác nhau, thậm chí là không đến từ cùng một mạng lưới. Và đối với tôi, đây là điều rất đỗi bình thường. Ngay cả MullenLowe cũng từng và đang hợp tác với nhiều agency khác để hỗ trợ Client của mình.

Kết quả sẽ tốt hơn khi chỉ một Agency hỗ trợ client quán xuyến mọi thứ.

Đôi lúc, sự kết hợp đó là thể theo mong muốn của Client, vì họ cho đấy là giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra. Mặt khác, nhiều client không có cơ cấu tổ chức dữ liệu… để hiện thực hoá mục tiêu.

Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng kết quả sẽ tốt hơn khi chỉ một Agency hỗ trợ client quán xuyến mọi thứ. Cách làm này giúp tăng hiệu quả công việc và cho ra đời những sản phẩm với chất lượng tốt hơn.

*Tiếp theo, ông có nghĩ adtech và martech là kẻ thù của ngành sáng tạo không?

Ứng dụng MarTech, Adtech giúp mang lại kết quả tiến bộ mà không cần tới sự can thiệp sâu của con người ở một số giai đoạn, đặc biệt là hiểu dữ liệu. Và việc hiểu dữ liệu sẽ rất hữu ích cho khách hàng. Tuy nhiên, công nghệ đến một lúc nào đó sẽ không có nhiều khác biệt. Do đó, như tôi đã đề cập, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu và sản phẩm của client là sự sáng tạo.

Nguồn: BrandEquity

*Sau cùng, liệu sự lên ngôi của Performance Marketing có làm “biến chất” Marketing thành một nhiệm vụ “máy móc” chỉ nhằm bán hàng không?

Có thể nói, Performance Marketing là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm Internet. Điều này phản ánh rõ ràng nhất qua vô vàn banner, video quảng cáo… “đập” vào mắt người dùng khi mở một website bất kỳ. Người dùng bị theo dõi mọi lúc, mọi nơi. Tình trạng tiếp diễn và dần trở thành một điều phiền toái đối với cả người dùng và người làm sáng tạo.

Theo tôi, các thương hiệu, agency và marketer cần tôn trọng khách hàng bằng cách lên chiến lược thông minh hơn. Mặt khác, mục đích thương hiệu (brand purpose) dựa trên mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng chính là giá trị mà chúng ta cần hướng tới trong tương lai.

*Cảm ơn những chia sẻ của ông.

*Nguồn: BrandEquity