Marketer Tô Nguyễn Trọng Nhân
Tô Nguyễn Trọng Nhân

Online Customer Marketing Manager @ Logitech Vietnam

Những yếu tố mà marketer cần quan tâm khi ứng tuyển vị trí e-Commerce của Client

Dành cho các bạn chưa biết, sau khi nghỉ việc e-Commerce Supervisor ở Jet Commerce vào tháng 4/2022, mình bắt đầu tìm kiếm hành trình mới hơn ở Client. Và đây cũng là lần đầu tiên mình apply vị trí e-Commerce của Client, nên mình có nhiều thứ để ghi chép lại lắm.

Nhìn lại nửa năm của thị trường e-Commerce sau khi mọi hoạt động thực sự trở lại hậu COVID-19, mình thấy rằng hoạt động kinh doanh của hầu hết các nhãn hàng lớn đã và đang chuẩn bị tiến sang một giai đoạn mới trên môi trường e-Commerce, khi mà các hạng mục investment, chiến lược, định hướng... đều đang có dấu hiệu thay đổi vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng.

Sự ảnh hưởng của Business Objective đến định hướng của e-Commerce

Theo mình quan sát, dù ở môi trường online hay offline, các doanh nghiệp thường có 4 mục tiêu kinh doanh chính: Sales, Share, Growth, Profit. Từng mục tiêu, khi triển khai xuống kênh bán (ở đây là kênh e-Commerce) sẽ tác động đến toàn bộ cách vận hành của kênh đó, dĩ nhiên kéo theo đó chính là người vận hành kênh bán sẽ phải thay đổi theo.

Với mình, mình học và vận dụng khoá Brand KPI trên Brands Vietnam để thực sự hiểu cách định hướng của một business hay một project. Mình học 3 năm, qua 2 công ty và gần 10 dự án, đến bây giờ vẫn còn áp dụng vì nó là kiến thức nền tảng.

Ví dụ về cách mình quan sát một business:

1. Trong giai đoạn 2021, mình làm cho các nhãn hàng thuộc top 1 thị trường ngành hàng chăm sóc gia đình như Downy, Ariel. Trong nửa đầu năm, mục tiêu chủ yếu là đẩy được số sale ra ngoài thị trường, nửa năm sau là cuộc chiến giành vị trí top 1 hay top 2 trong các ngày Mega Sale, để giành lấy thị phần của các đối thủ khác như Makleen hoặc OMO. Cũng chính vì mục tiêu 6 tháng cuối năm là giành thị phần, nên khi triển khai hoạt động vận hành, bạn sẽ có ngân sách lớn để triển khai hầu hết các kênh Marketing, cũng như đa dạng hoạt động nhằm thu hút người dùng. Từ đó, những người vận hành những hoạt động đó có nhiều “đất diễn” hơn (trong đó có mình), dĩ nhiên áp lực là điều khó tránh khỏi nhưng bạn không bị ức chế khi ngân sách lúc nào cũng đủ dùng.

Hình bên dưới giúp bạn có cái nhìn rõ hơn:

Mình mượn slide từ hội thảo “How To Win Ecommerce Mega Campaigns” do PMAX tổ chức, diễn giả là chị Nhung Lê (e-Commerce Manager, Groupe Seb Vietnam) – người đứng sau các campaign nổi bật của Tefal ở các sàn TMĐT năm 2021.

Từ hình bên dưới, bạn có thể thấy, trong mùa Mega Sale 9.9 trên Shopee, Tefal xếp hạng nhất, tức họ đang chiếm lĩnh thị phần của ngành hàng điện gia dụng ở một trong những ngày sale lớn nhất của sàn thương mại điện tử này năm 2021. Một nhãn hàng muốn đứng top 1 trong ngày Mega Sale không phải là câu chuyện đơn giản, có thể thấy Tefal đã đặt mục tiêu Market Share trong chiến dịch của mình.

Nếu sau khi tra cứu, bạn vẫn thấy Tefal nằm đâu đó trong top 3 trong các ngày 6.6, 11.11, hoặc 12.12, thì xác xuất cao là Tefal đã đạt được mục tiêu về chiếm lĩnh thị phần trong năm 2021. Lúc này, câu hỏi của mình là trong năm 2022, họ sẽ vẫn tiếp tục với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, hay chuyển sang giai đoạn tập trung vào Profit? Từ đó, mình suy nghĩ tiếp, nếu như mục tiêu như vậy, thì ở vai trò là người vận hành và đôi lúc đưa ra chiến lược ngắn hạn, mình sẽ phải tập trung vào điều gì và có thể làm được gì?

Điểm danh các thương hiệu làm mưa làm gió trong mùa sale 9.9 trên sàn Shopee, Tiki, Lazada
Nguồn: Nền tảng Haravan

Nếu dự án của bạn có mục tiêu là Market Share & Sales, bạn sẽ có những cơ hội như sau:

  • Có ngân sách lớn để triển khai nhiều hoạt động Marketing & Sale
  • Được test những thứ mới và liên tục học hỏi
  • Chịu áp lực lớn với cường độ liên tục
  • Học hỏi được tư duy scale up
  • Không cần đi quá sâu vào việc tối ưu mà học cách sắp xếp và tận dụng tối đa các channel & tools để tạo hiệu quả cộng dồn
  • Có dữ liệu lớn đến nghiên cứu (học thêm về data analysis)
  • Kinh nghiệm xây dựng process, quy trình, hệ thống (để có thể tải được khối lượng công việc lớn)
  • Cảm giác được chinh phục
  • Khả năng teamwork và kỹ năng mềm khi làm việc với rất nhiều phòng ban và ai cũng giỏi (cái gì càng lớn thì càng bị phân hoá, chuyên môn cao)

2. Bên cạnh đó, mình cũng làm một vài dự án khác, dự án trong ngành hàng mới, hoặc brand mới trong ngành hàng vô cùng cạnh tranh... với điểm chung là đa phần không có đủ ngân sách và mục tiêu cũng không rõ ràng. Ở những dự án này, mình học được cách cân đo đong đếm từng đồng tiền, tiết kiệm tối đa để business đó có thể phát triển và có lời, học thêm nhiều hơn về khả năng dự đoán. Qua các dự án kiểu này, bạn sẽ có được:

  • Khả năng làm được nhiều thứ cùng lúc (đa năng)
  • Nắm bắt thị trường nhanh vì phải chắt chiu từng cơ hội của nhu cầu thị trường
  • Rèn luyện khả năng linh động xoay sở trong nhiều tình huống bất ngờ
  • Tư duy tối ưu hoá (vì cần tiền nên cần tối ưu hoá để giảm thiểu chi phí ở mức thấp nhất)

Hiểu để chuẩn bị tinh thần

Đa phần các brand nằm trong top bảng xếp hạng 2021 đã trải qua một năm đáng nhớ, đi kèm là các quy trình chuẩn chỉnh và bài bản hơn. Đồng nghĩa với việc họ có yêu cầu cao hơn nếu tìm kiếm một thành viên mới trong team. Có thể năm 2022 họ không còn là “leader” nữa, nhưng do đã xây được bộ khung chuẩn qua từng chiến dịch trước đó, nên đây sẽ là điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn học hỏi một cách chuẩn chỉnh, bài bản, có quy trình cụ thể và tiếp tục phát triển dựa trên những điều sẵn có trước đó.

Đối với những brand mới thâm nhập vào thị trường, những nhà phân phối mới mở kênh bán trên sàn… mình sẽ hỏi nhiều hơn về định hướng, mục tiêu cụ thể của họ trong một năm, cách họ phân chia sắp xếp nhân sự cho toàn team e-Commerce. Dĩ nhiên, mình không cần phải hỏi doanh số mục tiêu hay target cụ thể là bao nhiêu, nhưng thông qua những câu hỏi tổng quan và quan sát cách trả lời, mình sẽ cố gắng đoán được bức tranh tổng thể của họ trong một năm như thế nào.

Mình cũng sẽ tự hiểu, nếu như một brand đang tiến vào giai đoạn tối ưu hoá Profit, đồng nghĩa với việc mình không được làm nhiều thứ “ngầu ngầu” nữa, mà cần phải cân đo đong đếm nhiều hơn, xoay sở tìm nhiều thứ để tối ưu hoá hơn.

Mình cũng tự hiểu nếu một brand mới thâm nhập vào thị trường, lần đầu bước vào lĩnh vực e-Commerce với rất nhiều thay đổi trong thời hậu COVID-19, nhưng mức độ đầu tư của họ vào kênh lại hạn chế, thì mình cần phải nỗ lực hơn như thế nào trong việc set up quy trình, cách thức vận hành…

Yếu tố ngành hàng

Trong thị trường e-Commerce, mình thấy được bức tranh chung toàn cảnh. Nhưng khi đi sâu vào những công việc hằng ngày, những thứ phải làm hoặc lên kế hoạch, mình nhận thấy rằng yếu tố ngành hàng tác động lên rất nhiều khía cạnh của công việc và nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài trong tương lai nữa.

  • Sản phẩm mình bán mỗi ngày, mình có thực sự thích nó không? Nếu không thích nó, không hiểu nó, không có cảm hứng với nó, thì mình sẽ bán như thế nào?
  • Ngành hàng đó có giá trị trung bình cao hay thấp. Mỗi đơn hàng có giá trị 300.000 VNĐ, khác hoàn toàn với các ngành hàng có đơn hàng giá trị từ 800.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ, từ cách Marketing, cách bán, cách vận hành.
  • Xây dựng mối quan hệ với những người có liên quan như quan hệ với các anh chị KAM ở sàn, quan hệ với các đối tác phân phối... Càng làm lâu, bạn càng có mối quan hệ vững chắc, ảnh hưởng nhiều đến khả năng tạo ra kết quả của mình.
  • Ngành hàng đó có tốc độ tăng trưởng như thế nào? Và tương lai tăng trưởng của nó được dự đoán ra sao (điều này bạn có thể tìm đọc các báo cáo của Kantar).

Nguồn: Kantar Worldpanel

Bạn có thể tìm thêm các báo cáo ở đây.

Yếu tố xã hội

Yếu tố kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Bạn có thể thấy rõ, trong thời kỳ giãn cách xã hội do COVID-19, gần như người tiêu dùng chỉ có thể mua hàng ở kênh online hoặc các sàn, và từ đó doanh số bán hàng trên các kênh e-Commerce tăng.

Khi dịch bệnh được kiểm soát, chúng ta bắt đầu đối diện với lạm phát, thể hiện trực tiếp ở giá xăng tăng chóng mặt trong tháng 4, tháng 5 và diễn biến phức tạp ở các tháng tiếp theo. Người tiêu dùng bắt đầu cắt giảm chi tiêu, loại bỏ các sản phẩm mình hay gọi là “nice to have”, nghĩa là có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Từ đó, khả năng bán hàng của kênh thương mại điện tử cũng bị ảnh hưởng.

Giá xăng cũng ảnh hưởng đến khâu nhập hàng, giá nguyên liệu, chi phí vận chuyển... Khi chi phí tăng đồng loạt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc chi phí của một kênh online. Khi kênh online là kênh có thể dễ dàng thay đổi định hướng đồng nghĩa với sự biến động trong công việc của mình sẽ càng cao hơn.

Yếu tố bản thân

Nói đi thì cũng nói lại, yếu tố quan trọng nhất vẫn là yếu tố bản thân – Bạn cần gì và bạn muốn gì. Dù doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào đi chăng nữa, việc hiểu rõ mình cần gì trong giai đoạn hiện tại vẫn là điều quan trọng. Và khi đã hiểu rõ bản thân, bạn sẽ có thể dễ dàng chấp nhận những khó khăn trong công việc và kiên nhẫn để vượt qua hơn.

Chúc bạn và chúc cả mình có thật nhiều trải nghiệm đáng giá trong một ngành đầy thú vị này.

Nguồn: totrongnhan