Marketer TOPPION GROUP
TOPPION GROUP

Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục TOPPION

Những nhà lãnh đạo thích CHINH PHỤC SÓNG LỚN

Công ty muốn bứt phá thì cần phải có chiến lược đột phá, nhà lãnh đạo sẽ không thể tạo ra kết quả mới nếu áp dụng cách làm cũ. Khi hành trình đổi mới bắt đầu sẽ gặp không ít những “con sóng lớn”, một nhà lãnh đạo tiên phong cần phải làm gì?

Một nghiên cứu của Zenger Folkman chỉ ra rằng người lãnh đạo có tư duy sẵn sàng đổi mới có thể giúp doanh nghiệp tăng 200% lợi nhuận, nâng mức độ hài lòng của khách hàng thêm 40%, tăng mức độ gắn kết và năng suất của người lao động thêm 70%. Ngược lại, tư duy lãnh đạo lỗi thời sẽ trở thành “nút cổ chai”, làm tắc nghẽn sự phát triển của tổ chức.

Hãy thử tưởng tượng, khi muốn rút ngắn thời gian đi từ điểm A tới B, thay vì tiếp tục đi bộ, chúng ta có thể sử dụng xe đạp hoặc xe máy. Đồng nghĩa bạn cần đánh bại những nỗi sợ hãi khi té ngã và bị thương, tiếp tục tập luyện điều khiển xe thuần thục và nhanh nhất có thể. Nếu điểm B được ví như tầm nhìn mục tiêu của công ty thì lúc này bản thân nhà lãnh đạo cần thay đổi tư duy đầu tiên, sẵn sàng đón những nhận thức mới và nâng cao năng lực thực thi tương đương với mục tiêu chiến lược.

Nhưng làm sao để biết một chiến lược là tốt hay chưa? Lúc này lại cần đến một CÔNG CỤ QUẢN TRỊ giúp nhà lãnh đạo “tự phản biện” chiến lược của mình.

Thực tế, nhà lãnh đạo nào cũng có thể vẽ tầm nhìn chiến lược, nhưng không thể thực thi và chúng cứ mãi chỉ là mong muốn xa vời. Hoặc cũng có triển khai nhưng lại chẳng ra kết quả, rồi lại loay hoay làm chiến lược mới mà không có số liệu để đo lường hay kiểm tra trước đó.

Một công cụ quản trị chiến lược giúp những mục tiêu không còn chỉ là trên giấy, chúng được “bản đồ hóa” với những hành động cụ thể tới từng phòng ban/nhân viên. Nếu chiến lược chưa đúng, nhà lãnh đạo sẽ nhìn ra ngay những điểm mâu thuẫn giữa mục tiêu và năng lực thực thi, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý.

Xây chiến lược phù hợp, doanh nghiệp không những có sự tăng trưởng cao, có đủ dữ liệu để giải thích được sự tăng trưởng đó mà còn bắt đầu xác định được lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Quan trọng là luôn có sự kết nối với tầm nhìn chiến lược và văn hóa của tổ chức

Ví dụ, muốn khách hàng hàng lòng về thương hiệu của mình là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp. Nhờ công cụ quản trị chiến lược bạn biết rằng, để đạt được mục tiêu này, việc cần làm ngay là cải thiện hình ảnh, bằng cách nâng cấp dịch vụ, xây dựng quan hệ khách hàng,.. Từ đó khắc họa rõ nét một quy trình vận hành để đảm bảo được những điều kiện trên. Tại đó cần bổ sung thêm nguồn lực nào, năng lực con người hay văn hoá tổ chức có hỗ trợ được việc thực thi hay không,... Nếu hiện tại những điều kiện cần đang thiếu thì xây bằng cách nào, trong thời gian bao lâu, đâu là thời điểm thích hợp để triển khai,…

BSC (Balanced Scorecard) là một hệ thống đo lường và quản trị chiến lược, là công cụ dự báo, phản ánh quá khứ, phản ánh thực trạng một cách nhanh chóng kịp thời và định hướng chiến lược của doanh nghiệp. Với khả năng giúp nhà lãnh đạo “tự phản biện” chiến lược, BSC sẽ trở thành “trợ thủ đắc lực” của doanh nghiệp trên hành trình xây dựng và phát triển.

Như vậy, với một tinh thần tiên phong, tư duy đổi mới, cộng thêm một công cụ quản trị chiến lược hiệu quả, chắc chắn nhà lãnh đạo sẽ vượt qua những con sóng lớn và mang lại thành tựu cho tổ chức.

Chọn SỐNG lãnh đạo - Tạo SÓNG lãnh đạo

Nguồn: Toppion Group