Indochina Research: 4 trên 10 thanh niên Việt Nam phải tiếp xúc với tin tức giả mạo mỗi tuần

Trong thời điểm con người ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với công nghệ kỹ thuật số và khi dữ liệu trở thành mỏ vàng mới của nhân loại, Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã điều tra cách người Việt Nam tiếp nhận thông tin, mức độ tin cậy của họ với những gì họ nhìn thấy và liệu họ có cảm thấy an toàn khi chia sẻ thông tin cá nhân của mình. Kết quả của báo cáo “Mức độ tin tưởng truyền thông & bảo mật dữ liệu” dựa trên hai cuộc khảo sát do Indochina Research thực hiện vào tháng 11 năm 2021 (n = 610 ở các thành phố trọng điểm) và tháng 5 năm 2022 tại 55 tỉnh (n = 3710 ở cả thành thị và nông thôn).

Nhìn chung, 30% dân số nhận ra việc phải đối mặt với tin tức giả mạo hoặc thông tin sai lệch ít nhất một lần một tuần, thế hệ Z và thế hệ Y được quan tâm hơn cả khi cứ 10 người thì có 4 người nhận ra điều này. Nếu các phương tiện truyền thống (TV, Radio, báo giấy) vẫn là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất thì mạng xã hội là nguồn tin tức kém tin cậy nhất. Cứ 3 người thì chỉ có 1 người tin tưởng vào tin tức trên mạng xã hội mặc dù hầu hết trong số họ đều phụ thuộc vào nó hằng ngày. Khi nghiên cứu về sự tin tưởng đối với cánh nhà báo, chúng tôi nhận thấy được mức độ tin tưởng của người dân đối với họ tăng lên đáng kể (+ 9% so với năm 2016) nhưng vẫn còn khoảng ½ số người được hỏi không thực sự tin họ.

Vì vậy, hãy cảnh giác với những nội dung bạn xem hoặc đọc trực tuyến vì việc tiếp xúc đơn giản này có thể thay đổi hành vi của bạn. Hãy đảm bảo kiểm tra tính xác thực của tin tức trước khi chia sẻ chúng.

40% thế hệ gen Z phải đối mặt với tin giả mỗi tuần

Bên cạnh đó, chúng ta chưa hoàn toàn biết được dữ liệu người dùng cá nhân được sử dụng như thế nào. Chỉ có ít hơn 40% người dùng tin rằng các trang web truyền thông xã hội và nền tảng thương mại điện tử sẽ bảo mật dữ liệu của họ. Điều này cho thấy mối quan tâm của người dùng về chính sách và tính minh bạch của các trang web mà họ sử dụng. Có bao nhiêu người trong chúng ta phải đồng ý về những điều kiện chung dài dòng trước khi sử dụng một dịch vụ mà không hề đọc kỹ chúng? Cuộc khảo sát này cũng cho thấy mối tương quan cao giữa nhận thức của mọi người về cách các nền tảng truyền thông sử dụng dữ liệu của họ và mức độ quan tâm về cách dữ liệu được sử dụng. Những lo ngại này có thể được được chứng minh bởi ½ dân số đã phải đối mặt với “sự cố kỹ thuật số” bao gồm nhận tin nhắn rác trên điện thoại di động hoặc thông tin cá nhân bị rò rỉ.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng tải xuống báo cáo đầy đủ của chúng tôi tại đây:

Phiên bản tiếng Anh: IRL VN – Media trust & data privacy in Vietnam – ENG .pdf

Phiên bản tiếng Việt: IRL VN – Mức độ tin tưởng truyền thông & bảo mật dữ liệu tại Việt Nam – VN.pdf