Chiến lược marketing cho ngày hội mua sắm cuối năm – 4 điểm mấu chốt lấy lòng người tiêu dùng

Ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm đang tới gần, liệu các nhà tiếp thị đã sẵn sàng?

Thời điểm cuối năm sắp đến, nhu cầu “tự thưởng cho bản thân” và văn hoá tặng quà ngày lễ của công chúng đang dần gia tăng. Thêm vào đó, những ngày hội mua sắm trọng điểm Ngày Đôi – Double Day đã được khởi động từ 9/9, đến đỉnh điểm là 11/11 và 12/12, tạo ra thêm nhiều lựa chọn và ưu đãi cho khách hàng.

Báo cáo chỉ ra rằng có tới 91% người tiêu dùng mua sắm vào cuối năm và tình trạng lạm phát gần đây đã làm tăng thêm nhu cầu mua sắm của họ. Trong thời gian ưu đãi, họ sẽ mua lượng sản phẩm đủ cho tiêu dùng của cả năm. Vì vậy, việc tiếp thị trực tuyến vào thời điểm cuối năm là vô cùng quan trọng.

Dựa trên những nghiên cứu thị trường của Meta, TenMax đã tổng hợp lại những điểm mấu chốt quan trọng về người tiêu dùng theo 3 giai đoạn – “thăm dò”, “đánh giá” và “mua hàng”. Hãy cùng tham khảo qua bài viết này nhé!

1. Khi nào là thời điểm thích hợp để bắt đầu chiến dịch tiếp thị?

Làm thế nào để nắm bắt cơ hội tiếp thị trong mùa lễ hội mua sắm? Theo báo cáo của Google, người tiêu dùng Đài Loan thường bắt đầu tìm kiếm các ưu đãi bốn tuần trước lễ hội mua sắm. Dữ liệu của Meta cũng chỉ ra rằng 60% người tiêu dùng tin rằng việc lên kế hoạch trước khi mua sắm là cực kỳ quan trọng.

Các thương hiệu cũng được khuyến khích triển khai và phủ sóng qua các kênh tiếp thị khoảng một tháng trước sự kiện. Điều này nhằm giúp nâng cao ấn tượng của khách hàng với thương hiệu, làm bước đệm cho việc xúc tiến giai đoạn mua hàng tiếp theo.

Một ví dụ cho bước đi này là việc sử dụng quảng cáo mạng để tạo tín hiệu mua sắm, hoặc đầu tư vào quảng cáo qua từ khóa để tiếp cận những người mua nhanh tay trong giai đoạn đầu. Và một tuần trước sự kiện, thương hiệu cần phải bắt đầu tung ra một số lượng lớn sản phẩm, thông tin ưu đãi, với mục tiêu là thu hút sự chú ý và khuyến khích động thái mua sắm. Hành động này cũng giúp thu hút người tiêu dùng tới xem gian hàng trên trang web và thêm sản phẩm vào giỏ hàng.

Vào ngày diễn ra sự kiện (ví dụ như ngày 11/11), các thương hiệu nên tập trung tối đa hóa doanh số bán hàng, sử dụng các chiến lược như ưu đãi đặc biệt trong thời gian giới hạn, giảm giá siêu khủng, v.v. để thúc đẩy mua hàng. Và sau khi sự kiện kết thúc, bạn có thể tiếp tục lên kế hoạch cho nhiều đợt sự kiện nhỏ để tiếp tục khuyến khích khách mua hàng.

2. Giai đoạn thăm dò: Thu hút khách hàng mới, hoàn thiện chiến lược kênh, hình thức và nội dung

Mùa lễ hội mua sắm là một giai đoạn tuyệt vời cho việc khám phá thương hiệu. Người tiêu dùng sẽ tích cực tìm kiếm nhiều thương hiệu và sản phẩm hơn. Ngược lại, đây là cơ hội mà các thương hiệu không thể bỏ qua nếu muốn tiếp cận khách hàng mới.

Theo khảo sát của Meta, 47% cư dân mạng đã khám phá thêm sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong mùa mua sắm cuối năm. Cũng có đến 40% người tiêu dùng đã tìm hiểu về các thương hiệu mới, và 41% trong đó đã tìm hiểu thông qua quảng cáo. Vậy một thương hiệu nên sử dụng những kênh, định dạng và nội dung nào để trở nên nổi bật hơn giữa rừng thương hiệu trong giai đoạn thăm dò này? Dưới đây là ba lưu ý mà bạn cần nắm rõ.

Lưu ý 1: Có nhiều kênh thông tin để tiếp cận người tiêu dùng và thương hiệu cần thực hiện việc tiếp thị 360 độ

Trong số những người mua trực tuyến của mùa lễ hội mua sắm, có tới 66% sử dụng các kênh của Meta (Facebook, Instagram, v.v.) để khám phá sản phẩm trong giai đoạn mua sắm. 56% trong số đó tìm kiếm sản phẩm thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, trong khi có hơn 40% người mua sẽ truy cập Shopee, MoMo và các trang thương mại điện tử khác cũng như trang web chính thức của thương hiệu để tìm thông tin.

Thêm vào đó, có đến 25% người mua được truyền cảm hứng bởi những người nổi tiếng trên Internet. Vì kênh thông tin người tiêu dùng rất đa dạng, nên thương hiệu muốn tăng cường độ phủ sóng của mình thì cũng phải triển khai marketing toàn diện. Nếu ngân sách có hạn, thương hiệu nên đầu tư cho truyền thông với tỷ trọng và ưu tiên cao hơn.

Lưu ý 2: Kỹ thuật tiếp thị cộng đồng sao cho bắt mắt – thông qua video, nhãn sản phẩm và chương trình phát sóng trực tiếp

Mạng xã hội là vốn phương tiện truyền thông được các thương hiệu và công ty thương mại điện tử đầu tư mạnh cho mỗi mùa hội mua sắm. Vậy đối với người tiêu dùng, nội dung nào có ảnh hưởng nhất đến việc khám phá sản phẩm và mua sắm của họ?

Theo một cuộc khảo sát, 44% người mua khám phá các sản phẩm và thương hiệu mới dựa trên “nội dung và đề xuất từ bạn bè và người thân”, tiếp theo là “nội dung video” (43%), “quảng cáo có gắn thẻ sản phẩm – product tag” (36%), “Facebook & Instagram Shop” (34%), “quảng cáo” (27%) và “mua sắm trực tiếp” (27%).

Vì vậy, nếu một thương hiệu có thể thúc đẩy UGC (User Generated Content – Nội dung do người dùng tạo), thương hiệu đó sẽ có cơ hội thu hút khách hàng mới tốt hơn. Và cũng đừng quên mở tài khoản trên Facebook và Instagram cho thương hiệu của bạn, đồng thời liên kết danh mục sản phẩm và thêm nhãn sản phẩm, giúp người tiêu dùng khám phá sản phẩm dễ dàng hơn.

Mặt khác, tiếp thị qua video ngày càng có sức ảnh hưởng lớn, tăng dần qua từng năm, cụ thể tỷ trọng đã tăng 7% so với năm ngoái. Các thương hiệu được khuyên nên chạy theo xu hướng, tạo ra nhiều video và nội dung phát trực tiếp hơn, góp phần quảng bá sản phẩm một cách sinh động và trực quan hơn.

Lưu ý 3: Thông tin chi tiết về sản phẩm, giảm giá là quan trọng nhất

Có đến hơn một nửa (51%) người tiêu dùng sẵn sàng mua từ một thương hiệu mới được mà họ tìm ra qua mạng xã hội, đồng thời có 54% người dùng đã từng mua một mặt hàng mà họ thấy trong quảng cáo của Meta. Điều này cho thấy việc cải thiện cách tiếp cận khách hàng là không hề khó, đặc biệt là với hình thức phù hợp và nội dung phù hợp.

Ở phần trước, BẠN đã hiểu rõ về những hình thức quảng cáo bắt mắt, vậy thì “nội dung” nào có thể chiếm được cảm tình của người tiêu dùng hơn? Theo khảo sát, nội dung quan trọng nhất đối với người tiêu dùng là “thông tin chi tiết về sản phẩm” (30%), tiếp theo là “giảm giá ưu đãi” (28%). Ngoài ra, 27% người mua muốn thấy “quảng cáo có liên quan nhiều đến trải nghiệm cá nhân” và 25% mong đợi “quảng cáo liên kết đến trang web chính thức của thương hiệu”.

3. Giai đoạn đánh giá: Mấu chốt là tạo dựng niềm tin với khách hàng, tận dụng hiệu quả truyền hình trực tiếp và tiếp thị truyền miệng

Lưu ý 1: Người tiêu dùng lo sợ bị lừa gạt, quan tâm nhiều đến chứng nhận sản phẩm

Thông tin mua sắm vào mùa lễ hội cuối năm thường nhiều và phức tạp hơn bình thường nên người tiêu dùng phải tốn nhiều công sức để phân biệt độ thật giả của sản phẩm và độ uy tín của nội dung tiếp thị. Theo khảo sát, người mua hàng trực tuyến sẵn sàng bỏ ra mức giá cao hơn 20% để mua sản phẩm chính hãng từ trang web chính thức để tránh nguy cơ bị lừa.

Mặt khác, 94% người tiêu dùng khi tìm kiếm thông tin sản phẩm trước khi ra quyết định mua mong muốn tìm được sản phẩm với thông tin đầy đủ, chi tiết và được giảm giá. Vì vậy, nếu như một nội dung quảng cáo đơn lẻ có thể mang nhiều nội dung thông tin hơn thì nó sẽ có cơ hội đáp ứng tốt hơn “nhu cầu thông tin” của người tiêu dùng.

Lưu ý 2: Tai nghe không bằng mắt thấy – Hoạt động phát trực tiếp trở nên phổ biến

Đã có 61% người mua sắm trực tuyến đã tham gia vào các sự kiện mua sắm được phát trực tiếp hoặc xem các buổi giới thiệu sản phẩm được phát trực tiếp bởi các thương hiệu. Ngoài ra, 70% người mua đồng ý rằng nội dung phát trực tiếp có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ.

Tuy nhiên, có một mẹo nhỏ để các thương hiệu có thể phát sóng trực tiếp một cách hiệu quả hơn. Theo điều tra, 39% người mua mong muốn chương trình phát sóng trực tiếp để hiển thị hình thức thực tế và thông tin chi tiết của sản phẩm. Thêm vào đó, 39% hy vọng rằng thông tin chi tiết của sản phẩm (như số mặt hàng, giá cả., v.v.) sẽ được đính kèm vào cột mô tả của chương trình phát sóng trực tiếp.

Và cuối cùng, 32% người mua thường bị thu hút của các ưu đãi độc quyền qua phát sóng trực tiếp. Vì vậy, chúng tôi khuyên các thương hiệu nên cân nhắc nhiều hơn đến những nhu cầu nói trên của người tiêu dùng, không kể phát sóng trên nền tảng thương mại điện tử hay trên mạng xã hội.

Lưu ý 3: Mua sắm cùng thần tượng – Tận dụng khả năng hỗ trợ bán hàng từ người nổi tiếng

Influencers không chỉ trở thành một kênh quan trọng để người tiêu dùng thu thập thông tin mà còn đóng một vai trò chủ yếu trong giai đoạn đánh giá mua sắm. Điều này được chứng minh bởi con số 52% người mua trực tuyến cho rằng nếu sản phẩm được giới thiệu bởi một influencer đáng tin cậy, nó sẽ làm tăng ý định mua hàng của họ. Bên cạnh đó là 39% người tiêu dùng cho rằng nội dung giới thiệu sản phẩm của influencer đáng tin cậy hơn quảng cáo.

Do đó, các thương hiệu với ngân sách hạn chế có thể bắt đầu quảng bá với những nano-influencers có ít hơn 10 nghìn người theo dõi hoặc những micro-influencer có từ 10.000 – 100.000 người theo dõi, để kiểm tra hiệu quả của tiếp thị truyền miệng đối với thương hiệu.

4. Giai đoạn mua hàng: Hãy quan tâm hơn để người tiêu dùng mua nhiều hơn

Lưu ý 1: Chi tiêu cho lễ hội mua sắm đang tăng lên qua từng năm, Ngày Đôi 11/11 có “sức mạnh” hơn Black Friday

Số tiền mà người mua sắm trực tuyến chi tiêu trong lễ hội mua sắm đã tăng lên mỗi năm, thể hiện qua 26% số người được hỏi đồng ý rằng họ chi nhiều tiền hơn vào cuối năm 2021 so với năm ngoái. So với sự kiện Black Friday – “Thứ Sáu đen tối” vốn phổ biến ở Châu Âu và Mỹ, người tiêu dùng Đài Loan vẫn tập trung vào những Ngày Đôi và có tới 75% người mua sắm vào ngày 11/11.

Trong thời gian này, nội dung tiếp thị tùy chỉnh sẽ có liên quan chặt chẽ đến người tiêu dùng và giúp nâng cao trải nghiệm mua hàng, thúc đẩy 91% lượng mua hàng.

Mặt khác, một nửa số người mua sắm vào dịp cuối năm cho biết họ “mua nhiều thứ không nằm trong dự định”, cho thấy tỷ lệ mua hàng ngoài kế hoạch đáng kể. Trong số những lần mua hàng ngoài kế hoạch, 88% người tiêu dùng có xu hướng chọn “những thương hiệu mà họ đã thấy qua”.

Dựa vào những thông tin trên, nếu một thương hiệu muốn bán được hàng vào dịp cuối năm, thương hiệu đó phải nắm bắt cơ hội, tăng độ tiếp cận, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, giảm giá tốt và những thông tin cá nhân hóa để có thể nắm bắt được khách hàng mới!

Lưu ý 2: Giá cả và phương thức vận chuyển là quan trọng nhất, đồng thời mua sắm trên thiết bị di động đã trở thành một xu hướng chủ đạo

Khi mua sắm trực tuyến, 4 yếu tố hàng đầu mà người mua xem xét là: giá cả, quy trình giao hàng và vận chuyển, trải nghiệm của khách hàng, chất lượng sản phẩm và độ tin tưởng. Điều đó cho thấy những mùa hội mua sắm giúp thúc đẩy lượt mua hàng và không thể thiếu các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Những điều kiện được bảo đảm như lấy hàng và giao hàng 24h có thể làm tăng thêm ý định mua của khách hàng.

Xếp hạng thứ ba trong các yếu tố trên, trải nghiệm khách hàng bao gồm quá trình mua sắm khi người mua truy cập trang web chính thức của thương hiệu và trải nghiệm tương tác khi trò chuyện với dịch vụ khách hàng.

Tuy nhiên, chỉ có 26% người mua sắm trực tuyến cho rằng trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt nhất là thông qua điện thoại di động, trong khi có tới 53% thích trải nghiệm ở các cửa hàng truyền thống hơn. Dữ liệu trên cho thấy vẫn còn nhiều cơ hội để cải thiện trải nghiệm mua sắm và dịch vụ khách hàng trên điện thoại di động.

Các thương hiệu có thể phân bổ thêm nhiều chuyên viên chăm sóc khách hàng trực tuyến trong mùa lễ hội mua sắm. Điều này có thể giúp giải quyết các vấn đề trong quá trình mua hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao hàng trong thời gian thực, cải thiện trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm trên trên thiết bị di động.

Lưu ý 3: Khách hàng mua gì vào cuối năm? Cơ hội lớn cho thực phẩm, phụ kiện và quần áo

Đối với dịp lễ hội mua sắm cuối năm, ngành hàng nào có cơ hội kinh doanh lớn nhất? Theo dữ liệu của Meta, hơn một nửa số người được hỏi có ý định mua thực phẩm, đồ trang sức, quần áo và giày dép trong lễ hội mua sắm. Suy cho cùng, khi thời điểm cuối năm đến gần, quần áo đẹp và đồ ăn ngon là những thứ quan trọng nhất.

Ngoài ra, hơn 40% người mua dự định mua trò chơi điện tử, sản phẩm điện tử và các sản phẩm khác. Các thương hiệu thuộc những ngành hàng nêu trên nên nắm bắt những thông tin được đề cập trong bài viết này, lập kế hoạch tiếp thị càng sớm càng tốt và tung ra các chương trình giảm giá ưu đãi để thúc đẩy khách mua hàng.

Đặc biệt trong Ngày Đôi 11/11 vừa qua, 42% người tiêu dùng nhận được thông tin giảm giá thông qua các trang thương mại điện tử, 37% sử dụng công cụ tìm kiếm để nhận thông tin giảm giá và 36% người mua sẽ lướt trên Meta để tìm các sản phẩm rẻ giúp tiết kiệm chi phí.

Kết hợp nghiên cứu của Meta và các báo cáo người tiêu dùng khác, bạn chắc hẳn đã có thêm ý tưởng để cải thiện hoạt động tiếp thị trong lễ hội mua sắm cuối năm. Bất kể là giai đoạn thăm dò, đánh giá hay mua hàng, một bố cục tiếp thị toàn diện là rất quan trọng để nâng cao ấn tượng thương hiệu và lòng tin của khách hàng.

Mặt khác, thông tin chi tiết về sản phẩm, chiết khấu phù hợp và nội dung được cá nhân hóa cũng là những yếu tố không thể thiếu, giúp thúc đẩy quá trình khách mua hàng sau này. Để tấn công thị trường vào dịp cuối năm, ngoài việc tập trung vào tiếp thị cộng đồng, thương hiệu còn phải bố trí đầy đủ các quảng cáo từ khóa, người nổi tiếng trên mạng/ blogger và mức độ phủ sóng trực tuyến.

* Nguồn: TenMax (Tổng hợp)