Đừng bỏ qua các Mobile App KPI này nếu muốn đo lường hiệu suất ứng dụng hiệu quả

Cũng giống như những chiến dịch marketing, ứng dụng di động cũng cần được theo dõi liên tục, nhằm đảm bảo rằng chúng luôn “phục vụ” cho thương hiệu một cách nhất quán.

Nếu không theo dõi các chỉ số hiệu suất chính (KPI) theo một cách khách quan, liệu bạn có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch hay không? Đôi khi, bạn có thể cảm nhận rằng ứng dụng đang hoạt động hiệu quả, nhưng nếu không tồn tại dữ liệu để sao lưu, tất cả mọi thứ chỉ là cảm tính.

HUD – ứng dụng hẹn hò phá vỡ những quy tắc thông thường – chính là minh chứng cho tính thiết yếu của KPI đối với các chỉ số kinh doanh. HUD đã tìm cách đơn giản hóa việc hẹn hò cho một bộ phận người dùng chưa muốn tìm kiếm một mối quan hệ lâu dài và mang tính cam kết, nhưng vẫn muốn tìm kiếm sự tương tác, kết nối.

Tuy nhiên, HUD đã gặp phải những thách thức trong quá trình theo dõi sự thành công của nền tảng vì không có KPI cụ thể. Họ cần tìm hiểu kỹ hơn về đối tượng đang sử dụng ứng dụng (thông qua bản dùng thử miễn phí hoặc cam kết sử dụng), và dành nhiều thời gian cho ứng dụng, tối ưu hóa dịch vụ tốt hơn để giúp người dùng đạt được mong muốn. Nếu không có số liệu rõ ràng — và một cách để theo dõi chúng — các marketer về cơ bản trông như đang “lập kế hoạch trong bóng tối”.

Bạn cần theo dõi một loạt các chỉ số để đảm bảo chiến dịch hoạt động theo mong đợi, ví dụ: acquisitions, activations, engagement, uninstalls, reachability… Nhưng ngoài các chỉ số chủ lực này, hãy xem xét thêm các KPI dành riêng cho thiết bị di động để đẩy nhanh hơn nữa thành công của ứng dụng.

Hiệu suất ứng dụng di động và chỉ số UX

Ứng dụng không đơn giản là tồn tại một cách “lơ lửng” trong chân không. Vì có những người đang thực sự sử dụng chúng hàng ngày (hoặc ít nhất, đó là mục tiêu). Do đó, hãy sử dụng dụng các chỉ số này để thiết lập sự hiểu biết khách quan về trải nghiệm người dùng.

1. Tỷ lệ giữ chân (Retention rate)

Tỷ lệ giữ chân cho biết có bao nhiêu người tiếp tục sử dụng mobile app của bạn theo thời gian. Về cơ bản, tỷ lệ giữ chân càng lớn, giá trị người dùng cá nhân càng được nâng cao. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, các mốc mục tiêu quan trọng khác nhau sẽ mang ý nghĩa và tác động khác nhau. Nhưng bất kể những mục tiêu đó là gì, việc theo dõi và duy trì tổng thể vẫn có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tính bền vững của doanh nghiệp.

Đo lường tỷ lệ giữ chân bằng công thức đơn giản như sau:

Tỷ lệ giữ chân = Người dùng đăng nhập ít nhất một lần mỗi ngày / Tổng số lượt cài đặt trong một khung thời gian nhất định

Sau khi nắm cơ bản về tỷ lệ giữ chân, bạn có thể thực hiện các bước tiếp theo để cải thiện chúng. Ví dụ, cân nhắc điều chỉnh thông điệp để giải quyết tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thực hiện A/B testing và đặc biệt chú ý đến quy trình giới thiệu (onboarding) khi ai đó tải xuống ứng dụng lần đầu tiên.

2. Tỷ lệ rời bỏ ứng dụng (Churn rate)

Người dùng ngừng sử dụng ứng dụng được thể hiện ở chỉ số churn rate, bao gồm cả người dùng đã gỡ cài đặt ứng dụng hoặc chỉ đơn giản là không đăng nhập vào app. Đây là một chỉ số quan trọng về sự thành công của ứng dụng, thể hiện những thay đổi bạn cần thực hiện.

Mặt khác, churn rate cũng có mối tương quan trực tiếp với lợi nhuận của công ty. Tỷ lệ churn càng cao, chi phí tiếp cận khách hàng càng cao. Do đó, việc dõi sự kiện trong ứng dụng có thể giúp xác định chính xác thời điểm sự xáo trộn bắt đầu xảy ra, cung cấp insight có giá trị về lộ trình người dùng.

3. Người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) và hàng tháng (MAU)

Trên thực tế, sẽ có một bộ phận người dùng nằm giữa trạng thái rời bỏ ứng dụng hoàn toàn và sử dụng tùy lúc. Chúng sẽ khác nhau về tần suất — có thể là người dùng hàng ngày, hoặc những người ít đăng nhập thường xuyên hơn. Việc theo dõi dữ liệu trên những người dùng này có thể cung cấp insight có giá trị và đa dạng cho doanh nghiệp. Đây cũng là minh chứng cho việc mobile app có thể giải quyết nhu cầu của từng hồ sơ người dùng khác nhau như thế nào.

Việc xác định số liệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) hoặc người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) sẽ khác nhau tùy theo mỗi doanh nghiệp. Khi bạn quyết định sử dụng phương pháp phân loại các kiểu người dùng đang hoạt động này, bạn có thể khám phá các dải dữ liệu và tần suất khác nhau.

Nhìn chung, DAU và MAU có thể cung cấp insight về lợi nhuận và dự báo kinh doanh. Nếu ngày càng có nhiều người dùng tích cực, trung thành đang tương tác và đăng nhập tại nhiều điểm tiếp xúc trong ngày, điều đó cho thấy doanh nghiệp của bạn đang đi đúng hướng.

Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng MAU là một chỉ số được đánh giá quá cao và không phải là một chỉ số đáng tin cậy về sự tăng trưởng hoặc thành công. Các lựa chọn thay thế tốt hơn là: CLTV, tỷ lệ giữ chân hàng tháng và tỷ lệ chuyển đổi chính.

4. Thời lượng phiên trung bình

Vừa theo dõi tần suất người dùng đăng nhập, vừa muốn biết người dùng sử dụng app bao lâu trong mỗi lần truy cập? Hãy tính thời lượng phiên trung bình bằng công thức sau:

Thời lượng phiên trung bình = Tổng thời lượng phiên của người dùng / Số lần khởi chạy trong phiên

Nhiều marketer sẽ thực hiện điều này theo một bước xa hơn – phân đoạn theo dữ liệu nhân khẩu học, chẳng hạn như loại thiết bị được sử dụng.

Thời lượng phiên thấp có thể chỉ ra một vấn đề – drop rate có khả năng sẽ tăng cao. Trong trường hợp tỷ lệ người dùng đăng nhập cao nhưng họ không ở lại đủ lâu để có lợi cho việc kinh doanh, thì điều này có thể cho thấy có vấn đề với trải nghiệm người dùng. Bạn có thể sử dụng những insight này để nâng cao các sản phẩm/ dịch vụ ứng dụng và tạo ra ROI tốt hơn trong tương lai.

Theo nghiên cứu của Adjust, thời lượng phiên trung bình trong quý 1/2022 là 19,1 phút.

KPI doanh thu mobile app

Ngoài hiệu suất ứng dụng dành cho thiết bị di động và chỉ số UX, việc theo dõi các KPI dựa trên doanh thu nhất định như CLV, ARPU và tỷ lệ chuyển đổi có thể giúp bạn phân tích doanh nghiệp sâu sắc hơn. Việc hiểu được mối tương quan giữa UX và KPI doanh thu giúp bạn tinh chỉnh song song cả hai, xây dựng một hoạt động tổng thể gắn kết hơn.

1. Giá trị trọn đời của khách hàng (CLV)

Mọi khách hàng đều quan trọng, nhưng làm thế nào bạn có thể đánh giá hiệu quả tầm quan trọng của họ? Đánh giá giá trị trọn đời của khách hàng sẽ cho biết mỗi khách hàng đóng góp bao nhiêu vào lợi nhuận trong quá trình sử dụng app — từ mua hàng trong ứng dụng, quảng cáo in-app (in-app ads) và đăng ký (subscriptions).

CLV có thể giúp xác định xem liệu bạn có đang chi tiêu quá nhiều (hoặc quá ít) cho quảng cáo. Ví dụ: có thể ngân sách bạn sử dụng để thu hút từng người dùng đơn giản không được cân bằng bởi các dịch vụ ứng dụng và mua hàng. Ngoài ra, CLV cũng có thể giúp doanh nghiệp phân khúc tốt hơn và cá nhân hóa các phương pháp marketing, phục vụ cho khách hàng có CLV cao hơn nhằm vào mục đích tăng ROI hiệu quả.

CLV (hoặc CLTV) = (Quy mô mua trung bình) x (Số lần mua) x (Thời gian giao dịch)

2. Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU)

Theo dõi doanh thu trung bình được tạo ra trên mỗi người dùng trong mobile app có thể bổ sung thêm ngữ cảnh cho các quyết định marketing và chiến lược định giá. Bạn có thể chia tổng doanh thu trong một khung thời gian cụ thể cho số lượng người dùng đang hoạt động trong thời gian đó để đánh giá ARPU.

3. Tỷ lệ chuyển đổi di động (Mobile conversion rate)

Cũng giống như chuyển đổi trang web, bạn cần phải theo dõi tỷ lệ chuyển đổi mobile app. Cách lựa chọn theo dõi chuyển đổi sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp, một số có thể chọn theo dõi cài đặt, một số lựa chọn theo dõi lượt mua hàng. Nhưng doanh nghiệp cần phải hiểu sâu sắc cách khách hàng tham gia và tương tác với ứng dụng di động.

Nhìn chung, tỷ lệ chuyển đổi của công ty sẽ phụ thuộc vào các mục tiêu cá nhân của mô hình kinh doanh liên quan đến một yếu tố chuyển đổi cụ thể – không có con số nào là “hoàn hảo” và cố định. Tuy nhiên, những chỉ số này có thể cung cấp lượng insight về UX, cũng như xác định chính xác thời điểm chuyển đổi trong vòng đời bán hàng. Vì vậy, đừng quên dõi tỷ lệ chuyển đổi để truy cập nhiều điểm tiếp xúc hơn trong suốt hành trình của khách hàng.

Hãy theo dõi KPI để nâng cao trải nghiệm người dùng tốt hơn và nâng cao thu nhập ròng hiệu quả hơn!

Trong mọi hành trình, để đạt được mục tiêu doanh số như mong muốn, bạn phải biết mình bắt đầu từ đâu. Mobile app giúp doanh nghiệp tiếp xúc với một nhóm người tiêu dùng hoàn toàn mới, nhưng các marketers cũng cần đánh giá dữ liệu thu thập được như khi triển khai với bất kỳ kênh nào khác. Việc dõi các chỉ số KPI được liệt kê trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về vai trò của mobile app trong chiến lược tổng thể của mình.

Về AppROI.co

AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.

* Nguồn: CleverTap