Finance App Marketing Growth Hack #1: Tăng trưởng bền vững

App không còn đơn giản là một điểm tiếp xúc kỹ thuật số để các thương hiệu tài chính giao dịch với khách hàng, app đã trở thành một kênh ngày càng quan trọng để đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong kinh doanh tài chính, đặc biệt là ở APAC, nơi gần 70% người dùng thích tương tác với các thương hiệu thông qua ứng dụng hơn so với các kênh khác như trang website, cửa hàng hoặc email.

Việt Nam cùng Singapore là hai thị trường có mức tăng trưởng vượt trội về lượt tải về, lần lượt là 43% và 49% cho các ứng dụng so với các nước còn lại trong khu vực. Xu hướng thị trường trong nước cho thấy các campaign app vẫn sẽ chiếm ưu thế trong thời gian tới và đóng vai trò không thể thiếu trong các chiến dịch chuyển đổi số của các ngân hàng.

Mobile App Install growth by country: Adjust APAC App Trend Report 2021.

Tổng quan thị trường app tài chính khu vực APAC

Các chỉ số đáng chú ý

Số lượt cài đặt app ở APAC lần lượt tăng từ 31% lên 54% từ năm 2019 đến năm 2020 và vẫn đang tiếp tục phát triển trong khi trung bình toàn thế giới chỉ rơi vào khoảng 18,4%.

Theo số liệu từ Adjust, 45% tăng trưởng của thị trường ứng dụng di động được dự đoán sẽ đến từ APAC giai đoạn 2020-2024. Thói quen hình thành trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của khu vực và Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng của các ứng dụng tài chính.

Theo Adjust: Mobile App Trends 2021 – A focus on APAC.

Các khảo sát cũng cho thấy, khi một khách hàng sở hữu app, họ thường sẽ trung thành hơn với thương hiệu và có vòng đời khách hàng dài hơn những người không cài app.

Tuy nhiên theo số liệu từ Google, có đến 38% người dùng bỏ quên các ứng dụng tài chính trên điện thoại của họ. Điều này thúc đẩy các tổ chức tài chính, ngân hàng phải làm nhiều hơn nữa ngoài những chiến lược cài đặt app để đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững với ứng dụng.

Các đặc tính giúp app mang lại lợi ích cho các thương hiệu tài chính

1. Strengthen trust – Củng cố niềm tin

81% người dùng tin rằng sử dụng app sẽ an toàn hơn tiền mặt, và đương nhiên app cũng giúp việc giao dịch mua bán dễ dàng và tiện lợi hơn.

Khi các thương hiệu tài chính bước vào cuộc chơi tăng trưởng app, việc đạt được và duy trì lòng tin của người dùng là vấn đề ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là khi an toàn và bảo mật là lý do then chốt để người dùng quyết định có tiếp tục gắn bó với ứng dụng/ thương hiệu tài chính đó hay không.

2. Grow Engagement – Tăng cường tương tác

Thực tế cho thấy các ứng dụng có các hoạt động tương tác với người dùng in-app có tỉ lệ người dùng quay trở lại sử dụng trong 30 ngày cao hơn gấp 2 lần so với những app thiếu các hoạt động này.

Việc duy trì tương tác với người dùng cũng là điểm mấu chốt đảm bảo cho việc tăng trưởng bền vững của thương hiệu. Các khoản khuyến mãi, đầu tư ban đầu sẽ vô nghĩa khi người dùng chỉ sử dụng ứng dụng đúng một lần duy nhất.

3. Build Loyalty – Xây dựng niềm tin

97% người dùng đánh giá cao cho một ứng dụng cũng cho biết có khả năng cao họ sẽ tiếp tục là khách hàng của thương hiệu đó trong tương lai gần. Ứng dụng đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong cuộc sống.

Cho dù bạn cung cấp chương trình khách hàng thân thiết hay cải thiện trải nghiệm đa kênh, chẳng hạn như thanh toán nhanh tại cửa hàng, bạn phải cho khách hàng thấy rõ lý do để họ sử dụng ứng dụng của bạn.

Những app tài chính hàng đầu tại Việt Nam, họ đang làm gì?

Để đạt được “Top of mind” với người dùng, các thương hiệu tài chính cần phải liên tục phát triển ứng dụng của họ từ một nền tảng giao dịch đơn thuần đến trở thành một phần thân thiết quen thuộc trong cuộc sống của khách hàng.

Top ứng dụng tài chính trên Appstore và CH Play (Update 09/12/2022).

Một đại diện đã và đang làm rất tốt hiện nay là MoMo, ứng dụng liên tục đưa ra những hoạt động in-app thú vị để tương tác với người dùng, song song đó là trải nghiệm tiện lợi ngay trên ứng dụng. Chẳng hạn như: thổ địa MoMo, nuôi heo đất, ví trả sau, ví thần tài... với nhiều những tính năng và hoạt động thú vị, thiết thực trên ứng dụng tài chính này.

Các thương hiệu tài chính hàng đầu đã xây dựng ứng dụng tài chính của họ bằng cách nâng cao trải nghiệm người dùng, cung cấp các tương tác được cá nhân hóa, tạo kết nối sâu sắc và xây dựng lòng tin của khách hàng.

Trong thời đại Mobile First, thói quen giao dịch qua smartphone ngày càng phổ biến và tầm quan trọng của các ứng dụng tài chính sẽ ngày càng gia tăng đối với đại đa số người dùng. Tuy nhiên, mỗi người chỉ gắn bó với một số lượng nhất định app tài chính, cơ hội vẫn còn nhưng không quá rộng mở cho tất cả.

Tăng trưởng app tài chính với quy trình 5 bước cơ bản

Bước 1: Xác định “right creative asset"

Nội dung thú vị thường là yếu tố bị bỏ quên khi nhắc tới các chiến dịch App Growth trong ngành tài chính nếu so với phương thức và công nghệ quảng cáo. Tuy nhiên, khảo sát thực tế và số liệu từ Google cho thấy việc đầu tư chi phí cho nội dung sáng tạo thay vì công nghệ quảng cáo có thể đem lại lợi ích đầu tư cao hơn tới 18%.

Với việc các video ngắn đang chiếm lĩnh xu hướng giải trí hiện tại, các nội dung quảng cáo video dạng ngắn đang cho thấy hiệu quả cao trong việc thu hút người dùng và truyền tải đa dạng thông tin hơn so với hình ảnh đơn thuần. 20% các chuyên viên quảng cáo cho biết họ đã thấy sự tăng trưởng trong lượt cài đặt app khi sử dụng video trong asset mà không làm giá CPI tăng đột biến.

Thực tế, Chin Media đã thấy được hiệu quả của việc áp dụng các video phù hợp trong quảng cáo. Cụ thể là với campaign HDBank Tiết kiệm, chiến dịch với video ads đã đem đến tỉ lệ CR cao hơn đến 38% so với các ads sử dụng các hình ảnh thông thường.

Bước 2: Sử dụng chiến lược Bidding phù hợp

Đặt giá thầu là một trong những kỹ thuật then chốt để nhà quảng cáo dễ dàng đạt được những mục tiêu đặt ra trong chiến dịch của mình, đặc biệt với marketing trong ngành tài chính tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các ngân hàng số đã dẫn đến những biến động giá liên tục về CPI và CPC khiến các marketer cần xây dựng chiến lược nhắm mục tiêu bài bản trước khi vận hành chiến dịch.

Marketer có thể bắt đầu với target Cost-Per-Install (tCPI) để quyết định số tiền bạn sẵn sàng chi cho một khách hàng mới. Hoặc lựa chọn Maximize Conversions Bidding (chiến lược giá thầu tối đa hoá lượt chuyển đổi) để biết được điểm chuẩn chuyển đổi chung của thị trường từ đó lựa chọn chiến lược tiếp theo.

Sau khi hiểu được các mức chi phí cơ bản để sở hữu một khách hàng mới, thương hiệu có thể bắt đầu xác định được số lượng chi phí cần thiết để nhắm tới các con số mong muốn về tăng trưởng người dùng.

Phần còn lại sẽ phụ thuộc vào khả năng tối ưu tCPA của đội ngũ performance để tiết kiệm chi phí song song với quá trình tăng trưởng người dùng cho ứng dụng.

Bước 3: Áp dụng deep link để cải thiện trải nghiệm

Một trong những yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược App Growth/ Scale của thương hiệu là tối ưu trải nghiệm đa kênh. Các trải nghiệm này cần được đảm bảo tính liền mạch, dù là online hay offline.

Với một contextual deep link được thiết kế tốt, các nhà quảng cáo có thể cung cấp cho người dùng trải nghiệm ứng dụng được nhắm mục tiêu và cá nhân hóa tốt hơn nhiều ngay khi họ mở ứng dụng.

Sự khác biệt giữa basic deep link và contextual deep link.

Contextual deep link cũng trả về những dữ liệu cần thiết về thao tác của người dùng với ứng dụng: nguồn traffic, số lần nhấp… Từ đó nhà quảng cáo có thể phân tích và đưa ra những nhận định tối ưu phù hợp.

Bước 4: Giữ người dùng tương tác và trung thành với ACe – App Campaign for Engagement

Đối với bất cứ ứng dụng tài chính nào, giữ chân và thúc đẩy khách hàng tiếp tục sử dụng sau khi nhận được khuyến mãi từ giao dịch đầu tiên là một thách thức thật sự. Giải pháp mà đa số các ngân hàng và tổ chức tài chính thường dùng là cashback (hoàn tiền) một giá trị lớn khi users lần đầu chi tiêu và đạt hạng mức trên.

Tuy nhiên, rất nhiều tài khoản chỉ tận dụng đúng mức chi khuyến mãi này và không còn bất kỳ giao dịch nào được thực hiện tiếp. Điều này dẫn đến tài khoản không còn active, thương hiệu lỗ trong chi phí marketing để có khách hàng mới, mất khoản khuyến mãi người dùng mới, các chi phí vận hành liên quan…

Bằng việc sử dụng ACe, các tổ chức tài chính, ngân hàng có thể tiếp tục tạo những chương trình cá nhân hoá phù hợp để giữ chân khách hàng, cho họ thấy ứng dụng của mình có nhiều thứ tiện lợi hơn là khoản cashback lần đầu và duy nhất đó, từ đó sở hữu được những khách hàng chất lượng.

App engagement campaigns (theo Criteo).

Đương nhiên ACe cũng có những hạn chế khi cần ứng dụng có một lượng cài đặt lớn trước đó để có một tệp khách hàng đủ rộng để thúc đẩy các chuyển đổi. Thương hiệu cũng cần xây dựng sẵn deeplink cho hoạt động in-app và cài đặt advance tracking để có thể đánh giá được chất lượng của chiến dịch.

Nhiều người vẫn thường nói chi phí để giữ chân một khách hàng cũ thường rẻ hơn một khách hàng mới, trong app marketing cũng vậy, chi phí active một user cũ sẽ tiết kiệm đáng kể cho thương hiệu so với việc chỉ chăm chú mở rộng những nhóm người dùng kém chất lượng.

Bước 5: Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch

Với kênh mobile app, sẽ có nhiều cách khác nhau để đo lường và đánh giá hiệu quả các chiến dịch marketing. Marketer có thể sử dụng những công cụ miễn phí có sẵn từ Google như Firebase, GA 4 hoặc có thể đo lường dưới sự hỗ trợ của các app party partners như: Appsflyer, Adjust…

Việc đánh giá và đo lường hiệu quả của các chiến dịch app marketing đang ngày càng dễ dàng và trực quan hơn bao giờ hết. Dữ liệu từ các chiến dịch là thông tin quý giá để các thương hiệu tài chính có thể quyết định đầu tư vào những kênh nào đem lại hiệu quả thật sự, hay đưa ra những chiến dịch cụ thể nhắm tới các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

* Bài viết trích từ chia sẻ của anh Trịnh Quốc Khánh – CEO Chin Media tại Vietnam Web Summit 2022 về chủ đề “Unlock scale challenge of Finance Business with mobile app marketing”.

Chin Media đối tác Growth với rất nhiều những đơn vị ngân hàng số, tổ chức tài chính hàng đầu: TP Bank, HD Bank, OCB, MSB, ACB, VP Bank, VietBank, VN Pay, Home Credit... Sở hữu thế mạnh về Performance cùng khả năng sáng tạo độc đáo, Chin Media đã đồng hành cùng nhiều đơn vị tài chính, ngân hàng trong các chiến dịch độc đáo.