6 giải pháp tương tác tại mặt tiền cửa hàng (interactive store-front) cho nhà bán lẻ tại Việt Nam

Mặt tiền cửa hàng là một điểm chạm tiềm năng, nơi các nhà bán lẻ tìm thấy cơ hội lưu dấu ấn vào trái tim khách hàng thông qua ứng dụng công nghệ. Chính các giải pháp tương tác mặt tiền ứng dụng công nghệ (interactive store-front) có thể tạo ra một ý nghĩa hoàn toàn mới cho thuật ngữ “window shopping”, từ đó thúc đẩy và phát triển ngành bán lẻ trong tương lai.

Dưới đây, VTT Creative giới thiệu 6 ứng dụng tương tác mặt tiền khả thi về năng lực triển khai tại Việt Nam mà các nhà bán lẻ có thể tham khảo.

1. Kể câu chuyện thương hiệu một cách thú vị tại mặt tiền cửa hàng với công nghệ AR

Thay vì chỉ trưng bày các sản phẩm tĩnh ở mặt tiền cửa hàng – điểm chạm đầu tiên trước khi khách hàng bước vào hành trình mua sắm – các nhãn hàng giờ đây có thể tận dụng công nghệ AR để thêm các thông tin về tính năng sản phẩm cũng như các câu chuyện thương hiệu (brand story), tạo thêm nhiều giá trị cảm xúc cho khách hàng và thúc đẩy ý định mua hàng.

Nghiên cứu của trang báo Medium cũng cho rằng 70% khách hàng có xu hướng mua sản phẩm của các nhãn hàng bán lẻ sau khi trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường (AR).

Không chỉ có tác dụng trong việc truyền tải thêm thông điệp cho sản phẩm, AR còn làm phong phú, hỗ trợ decor concept cho mặt tiền cửa hàng theo một cách rất “công nghệ”, giúp cho nhà bán lẻ mang lại một trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng, đồng thời khuyến khích tạo ra các nội dung “check-in” trên các nền tảng mạng xã hội và short video.

Năm 2021, dựa theo ý tưởng sáng tạo “Gifts of the Forest”, Nespresso đã hợp tác với nhà thiết kế thời trang và nghệ sĩ người Colombia, Johanna Ortiz, để tạo nên một trải nghiệm AR đáng nhớ cho khách hàng với mặt tiền của cửa hàng. Mỗi khi khách vãng lai đi qua và quét mã QR trên mặt tiền cửa hàng, một bữa tiệc thị giác tràn ngập màu sắc với những cánh chim tung bay, những cành cây đâm chồi nảy lộc sẽ xuất hiện ngay trước mắt của họ.

Nguồn: Nespresso X Johanna Ortiz

Một trong những thương hiệu có chỉ số đầu tư ứng dụng công nghệ thực tế mở rộng (XR) cao nhất thế giới – Dior – đã khoác cho Harrods Department Store nổi tiếng của thủ đô London một lớp decor mới nhân dịp mùa Giáng Sinh.

Nguồn: Dior

2. Interactive Standee – giải pháp tự phục vụ 24/7

Theo khảo sát của Microsoft, 90% khách hàng trên toàn cầu mong muốn các thương hiệu hoặc tổ chức có một kênh để khách hàng có thể self-serving (tự phục vụ) cho nhu cầu của mình. Và các chuyên gia ở VTT Creative cũng cho rằng customer self-serving (khách hàng tự phục vụ) đang trở thành xu hướng hàng đầu cho các nhà bán lẻ trong việc cung cấp hỗ trợ trực tuyến cho khách hàng, mà không yêu cầu bất kỳ tương tác nào với đại diện là “con người” đến từ thương hiệu… Do đó, Interactive Standee được coi là lựa chọn tiềm năng.

Không chỉ có tác dụng trang trí, làm đẹp cho mặt tiền cửa hàng, Interactive Standee còn là một điểm chạm O2O (online-to-offline hoặc offline-to-online), thu hút khách hàng vãng lai trước cửa hàng (offline) đến trải nghiệm, tìm hiểu sản phẩm và đặt hàng (online), thực hiện các hoạt động giao dịch ngay cả khi đêm muộn.

Cửa hàng bán quần áo Kate Spade Saturday đã sử dụng Interactive Standee ở mặt tiền cửa hàng để giúp người dùng nhận biết các sản phẩm đang có sẵn trên nền tảng kỹ thuật số và hình ảnh thực tế quần áo đó trên các model. Khách hàng cũng có thể đặt hàng quần áo ở ngay trên Interactive Standee và nhận được tin nhắn về địa điểm, thời gian họ sẽ nhận được sản phẩm.

Nguồn: Kate Spade Saturday

Ngoài ra, nhãn hàng cũng có thể sử dụng Interactive Standee như một công cụ tổ chức các hoạt động tương tác thú vị tạo cảm xúc yêu mến cho thương hiệu (brand love) đơn giản như chụp ảnh hoặc vui chơi để nhận ưu đãi từ thương hiệu.

Với mục đích tăng thêm trải nghiệm khách hàng, khuyến khích khách hàng đến với cửa hàng thực tế (in-store) nhiều hơn, cửa hàng quần áo nam Jonathan Trumbull đã phối hợp với agency Knit để tạo nên trải nghiệm chụp ảnh dưới phông nền tuyết cho khách vãng lai ngay trên mặt tiền cửa hàng. Chính chủ cửa hàng đã thừa nhận sau khi ứng dụng công nghệ tương tác này, số người đến cửa hàng mua sản phẩm của họ đã tăng lên đáng kể trong vòng 1 năm.

Nguồn: Knit

3. Ra mắt sản phẩm bằng quảng cáo tương tác với khách hàng sử dụng công nghệ nhận diện chuyển động

Tại Việt Nam, đặc biệt tại các trung tâm thương mại, công nghệ nhận diện cử chỉ và chuyển động ở người ít nhiều đã được ứng dụng, tạo nên các trò chơi vận động tương tác như game Kinect sút bóng thực tế ảo, game Running… trong các mùa mua sắm trọng điểm.

Công nghệ trên cũng hoàn toàn có thể ứng dụng ở mặt tiền cửa hàng để thu hút sự chú ý của các khách vãng lai, đặc biệt là trong các chiến dịch ra mắt sản phẩm mới.

Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Schaffhausen đã sử dụng model đồng hồ kết hợp với công nghệ nhận diện cử chỉ và chuyển động ở người. Mỗi khi có người đi qua, mặt đồng hồ sẽ hướng theo di chuyển của họ, khơi gợi cảm giác tò mò và tạo hiệu ứng đám đông tham gia trải nghiệm.

Nguồn: IWC

Agency ATCOM ở Hy Lạp cũng tạo nên một trải nghiệm tương tác thú vị dựa theo chuyển động của khách vãng lai. Một chiếc chân “ảo” sánh bước song hành cùng vị khách, đồng thời mang trên mình mẫu giày cao gót được đặt tại vị trí tương ứng.

Nguồn: ATCOM

4. Công nghệ nhận diện cử chỉ tay: Khám phá sản phẩm theo cách không chạm

Song song với sự phổ biến của các công nghệ touch engagement (tương tác thông qua màn hình cảm ứng) như Interactive Standee, Interactive Table… thì công nghệ nhận diện cử chỉ tay cũng đang nhận được nhiều sự chú ý từ các nhãn hàng.

Nhắc đến những tương tác không chạm, nhiều người thường nghĩ đến nhân vật Tony Stark trong vũ trụ Marvel với những động tác mang đậm cảm hứng “công nghệ” như chọn vũ khí ngay giữa không trung hay điều khiển các động cơ chỉ bằng một cú vuốt... Giờ đây, các tương tác không chạm ấy đang dần được hiện thực hóa bằng công nghệ nhận diện cử chỉ tay, mở ra những hình thức trải nghiệm hoàn toàn mới nơi mặt tiền cửa hàng.

Để tăng trải nghiệm của khách hàng, Schaufenster đã sử dụng Kinect và máy chiếu để giúp người dùng có thể tương tác với sản phẩm như xoay trái/ phải thông qua tương tác không chạm như gạt trái, gạt phải.

Nguồn: FAU – WI2

5. Holographic Display với các công nghệ hiển thị mới kết hợp khả năng tương tác

Tại Việt Nam, hạng mục thiết bị hiển thị Hologram quen thuộc nhất vẫn là dạng hình kim tự tháp ngược. Định dạng này dùng để trình chiếu hình ảnh 3D với hai nhược điểm cố hữu là diện tích hiển thị cho nội dung quá nhỏ so với tổng diện tích cần đầu tư cho toàn bộ khu vực trải nghiệm, và trên thực tế thị trường trong nước cũng không có nhiều đơn vị cung cấp hạng mục kim tự tháp chất lượng với kích thước lớn.

Bắt nhịp với thế giới, các chuyên gia của VTT Creative dự đoán rằng xu hướng tại Việt Nam cũng sẽ dịch chuyển. Theo đó, sử dụng holofilm kết hợp máy chiếu hoặc sử dụng màn LED trong suốt sẽ là các lựa chọn thay thế; đồng thời các khả năng tương tác với nội dung (Live Animation hoặc Real-Time Performance Capture) sẽ được tăng cường thay thế cho trải nghiệm đơn điệu là bật một animation đã được sản xuất từ trước.

Đơn cử như công ty thời trang Ralph Lauren. Vào năm 2018, ở thành phố New York, nhãn hàng Polo Ralph Lauren đã sử dụng holofilm kết hợp với máy chiếu ở mặt tiền cửa hàng để chiếu hình ảnh 3D của các vận động viên đấm bốc, nhảy dây trong khi sử dụng thiết bị PoloTech mới. Sự kết hợp độc đáo này đã mang lại cảm giác chân thực cho khách hàng thông qua việc theo dõi một loạt các chỉ số “Real-Time Performance” – bao gồm nhịp tim, độ sâu của hơi thở, cường độ vận động, số bước đi và lượng calo bị đốt cháy… trong quá trình luyện tập của các vận động viên, thông qua đó truyền đạt concept “lối sống lành mạnh” tới khách hàng.

Giải pháp công nghệ Hologram đã giúp cho mặt tiền cửa hàng của Ralph Lauren trở nên sống động, nổi bật hơn nhờ những hình ảnh động của vận động viên đấm bốc, nhảy dây giữa đường phố New York.
Nguồn: Polo Ralph Lauren

Theo chuyên gia của VTT Creative, với năng lực công nghệ hiện tại, Việt Nam hoàn toàn có thể triển khai các giải pháp tích hợp phong cách trình chiếu Holographic Display kết hợp với các công nghệ nhận diện cử chỉ, giúp những trải nghiệm đậm chất viễn tưởng như “dùng tay không bóc tách kết cấu của một sản phẩm” trở thành sự thật.

Chỉ với một vài động tác đơn giản như gạt tay sang trái, phái, nắm hai tay rồi kéo ra, người dùng đã có thể khám phá kết cấu của sản phẩm.
Nguồn: Wonder World

6. Tương tác với nội dung quảng cáo thông qua smartphone

Để quảng bá thêm các tính năng đặc biệt của chiếc đồng hồ Montblanc Summit 3, màn hình LED đã được hãng đồng hồ nổi tiếng Montblanc tận dụng để tạo ra tương tác thú vị thông qua chiếc smartphone chính khách hàng. Các khách vãng lai chỉ cần quét mã QR trên cửa kính, sau đó màn hình của chiếc đồng hồ sẽ hiển thị theo các mục hoặc tính năng mà khách hàng đã “nghịch” trên điện thoại của mình.

Nguồn: Montblanc

Hoạt động trưng bày sản phẩm theo tương tác chạm độc đáo này của Montblanc đã thu hút sự chú ý và gây tò mò cho nhiều khách vãng lai. Từ đây, Montblanc cũng thu được thông tin khách hàng tiềm năng thông qua lời mời nhập email tìm hiểu thêm về thông tin của sản phẩm ở cuối trải nghiệm.

VTT Creative (hay Việt Tương Tác) là Creative House chuyên tư vấn và triển khai giải pháp công nghệ tương tác trong các lĩnh vực: Công nghệ thực tế mở rộng (XR - bao gồm VR, AR, MR), digital app (Website App, Mobile App, trí tuệ nhân tạo (AI), tương tác giữa người và máy (Human Computer Interaction), công nghệ trình chiếu tương tác (Interactive Projection Mapping), Interactive Hologram và giải pháp cơ điện tử (Mechatronics Engineering)...

Nếu bạn quan tâm đến ứng dụng phygital strategy trong thiết kế trải nghiệm khách hàng (CX), vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

  • Hotline: 0392927842
  • Email: [email protected]
  • Address: Số 26, ngõ 211 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội