Tổng hợp những điều cần biết về các định dạng TikTok Ads

Các định dạng quảng cáo TikTok hiện đang phát triển mạnh mẽ. Khi ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến (hiện đã vượt qua Google và trở thành nền tảng được truy cập nhiều nhất), TikTok đã điều chỉnh các dịch vụ và tính năng của nền tảng quảng cáo sao cho phù hợp với các thương hiệu. Do đó, bạn cần biết về các tùy chọn quảng cáo mới nhất và cách sử dụng chúng để phát triển kênh TikTok hiệu quả.

Năm 2021, TikTok đã tạo ra doanh thu ước tính 4,6 tỷ USD, tăng 142% hàng năm. Các marketer ráo riết tìm đến những lợi ích của quảng cáo TikTok và bắt đầu hành động. Với ứng dụng đạt hơn 3 tỷ lượt tải xuống chỉ trong vài năm qua, bạn hoàn toàn có cơ hội tiếp cận một lượng lớn user và sẵn sàng cho các quảng cáo thương hiệu.

Người dùng TikTok chủ yếu là Gen Z và việc tạo những nội dung quảng cáo hấp dẫn dành cho Gen Z là một thách thức không hề nhỏ. Có đến 51% người dùng Internet thuộc thế hệ Z cho biết họ đang sử dụng ad-blockers (tính năng chặn quảng cáo). Đây là một nhóm tuổi “đáng gờm” với khả năng chi tiêu 143 tỷ USD63% trong số họ hiện đang sử dụng TikTok hàng ngày (nhiều hơn Instagram). Từ những số liệu đã có, các thương hiệu đang dần suy nghĩ về những cách tiếp cận tốt nhất với nhóm đối tượng này.

Quảng cáo cho Gen Z

Theo một số nghiên cứu, “thiếu kiên nhẫn” là một trong những đặc trưng của người dùng Gen Z. Do đó, các thương hiệu cần tạo ra những nội dung quảng cáo thật sự độc đáo, hấp dẫn, “quảng cáo như không quảng cáo” để thu hút họ. Sau đây là một vài gợi ý mà bạn có thể tham khảo.

1. Tạo quảng cáo ngắn gọn

Gen Z có khoảng chú ý trung bình là 8 giây. Các chiến dịch quảng cáo trả phí cần nắm bắt và thu hút người dùng trong khoảng thời gian này. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật thấu đáo và kể một câu chuyện thật lôi cuốn về nội dung mà bạn muốn truyền tải.

2. Đảm bảo nội dung liên quan

Nguyên nhân thứ 2 khiến người dùng Gen Z phải chặn quảng cáo là vì nội dung quá khó chịu hoặc không liên quan. Vì vậy, hãy nhắm đối tượng mục tiêu thật tốt để đảm bảo nội dung của bạn phù hợp với họ. ROI và chỉ số hiệu suất cũng sẽ nhận được những tín hiệu tích cực từ việc này.

3. Kết hợp Influencer

Ba trong số bốn người dùng đã nói rằng họ theo dõi ít nhất 1 Influencer trên mạng xã hội. Người dùng thường có xu hướng tin tưởng những người có ảnh hưởng, vì vậy sự hợp tác của influencer sẽ làm tăng mức độ uy tín cho nội dung quảng cáo.

Tại sao lại là TikTok Ads?

Quảng cáo TikTok đã và đang tạo nên một “cơn lốc” trong giới marketing.

Có đến 67% người dùng TikTok đồng ý rằng quảng cáo trên TikTok thu hút sự chú ý của họ – dẫn đầu 10% so với các nền tảng khác. TikTok mang đến niềm vui, sự giải trí và sự tin tưởng. Đây cũng là các giá trị cốt lõi của nền tảng và TikTok sẽ duy trì những giá trị này với các định dạng quảng cáo của họ.

Vậy quảng cáo TikTok có giá bao nhiêu? Họ bắt đầu với giá 10 USD cho mỗi 1.000 lượt xem (CPM) và chi tiêu tối thiểu bắt buộc là 500 USD cho chiến dịch quảng cáo trả phí TikTok. Liệu mức giá này có đáng không?

Không thể phủ nhận “sức nóng” của những nội dung quảng cáo trên nền tảng TikTok. Nền tảng có thể tích hợp nội dung quảng cáo theo những cách thông minh và thu hút người xem một cách đáng ngạc nhiên. Định dạng của quảng cáo cũng đảm bảo rằng mọi người luôn được kích thích, với 72% người coi quảng cáo trên TikTok là nguồn cảm hứng.

Đây cũng là nền tảng dành cho các xu hướng, với 7/10 người nhận thấy TikTok thiết lập xu hướng nhiều hơn 21% so với các nền tảng khác. Các thương hiệu đã tận dụng xu hướng trong quảng cáo và tạo ra các video tương tác nhằm quảng bá UGC (nội dung do người dùng tạo) và truyền bá nhận thức về thương hiệu.

Những con số hấp dẫn là minh chứng cho tất cả. TikTok hiện là “nhà vô địch” cho các chiến dịch quảng cáo. Nhưng có các định dạng quảng cáo TikTok nào, chúng hoạt động ra sao và format nào là lựa chọn tốt nhất cho thương hiệu của bạn?

Có đến 67% người dùng TikTok đồng ý rằng quảng cáo trên TikTok thu hút sự chú ý của họ – dẫn đầu 10% so với các nền tảng khác.
Nguồn: Business of Apps

Định dạng quảng cáo TikTok

Có sẵn 6 định dạng quảng cáo khác nhau nếu bạn sở hữu tài khoản TikTok dành cho doanh nghiệp. Các định dạng này hoạt động theo những cách khác nhau và mang lại kết quả khác nhau. Đó là lý do tại sao bạn cần hiểu và tìm ra được phương án phù hợp với thương hiệu cũng như các mục tiêu bạn muốn đạt được trong chiến dịch.

1. In-feed ads

In-feed ads về cơ bản là những nội dung được quảng bá trên feed của người dùng. Khi user cuộn qua trang “For You”, in-feed ads sẽ xuất hiện giữa các nội dung của người dùng. Định dạng này thường kéo dài tối đa 1 phút và TikTok thiết kế chúng để phù hợp với nội dung của những người sáng tạo khác, nhằm tạo trải nghiệm liền mạch trên ứng dụng.

Thông số kỹ thuật quảng cáo:

  • Tỷ lệ khung hình: 9:16, 1:1, hoặc 16:9
  • Loại tệp: .mp4, .mov, .mpeg, .3gp, hoặc .avi
  • Thời lượng: Cho phép 5-60 giây (TikTok khuyến nghị 9-15 giây)

Mục tiêu:

Hướng lưu lượng truy cập đến trang đích. Quảng cáo video TikTok in-feed bao gồm nút CTA đến URL, khá hiệu quả trong việc tăng doanh số bán hàng và chuyển đổi.

Top tip:

Vì ứng dụng in-feed rất dễ cuộn qua, nên các thương hiệu cần nghĩ ra cách để thu hút người dùng. Dù là storytelling, in đậm hay tận dụng những video bắt mắt, bạn cũng cần tạo nên nội dung quảng cáo thật sự nổi bật trong bối cảnh này. Mặt khác, âm nhạc cũng là yếu tố bắt buộc vì có thể tạo ra nhiều nội dung hấp dẫn hơn.

Case-study:

M&S đã tạo một chiến dịch in-feed ads có kết hợp cùng influencer cho ngày Lễ Tình nhân. Họ đã thu hút người dùng bằng những bộ phim hài thú vị. Kết quả, M&S đã tạo ra hơn 18,5 triệu lượt hiển thị kết hợp với thời gian xem trung bình đáng kinh ngạc là hơn 4 giây. Quảng cáo trông giống như một phần nội dung khác trong trang “For You”, có tác dụng nâng cao nhận thức về thương hiệu thông qua sự hài hước. Đây là một sự kết hợp thành công cho một chiến dịch quảng cáo in-feed.

2. Top-view ads

Quảng cáo Top-view thường xuất hiện ngay khi người dùng mở ứng dụng TikTok, có thể dài tới 60 giây và đảm bảo khả năng hiển thị vì đây là nội dung đầu tiên người dùng nhìn thấy khi mở ứng dụng.

Thông số kỹ thuật quảng cáo:

  • Tỷ lệ khung hình: 9:16
  • Loại tệp: .mp4, .mov, .mpeg, .3gp, hoặc .avi
  • Thời lượng: Cho phép 5-60 giây (TikTok đề xuất 15 giây)

Mục tiêu:

Tăng tương tác và nhận thức về thương hiệu là mục tiêu chính của định dạng này. Quảng cáo top-view có thể lấp đầy màn hình và xuất hiện trong vòng 3 giây đầu tiên sau khi mở ứng dụng. Đây là vị trí hoàn hảo để nâng cao khả năng hiển thị thương hiệu. Có đến 72% thương hiệu yêu thích định dạng quảng cáo này so với những định dạng khác. Hình ảnh toàn màn hình và trải nghiệm sound-on chính là những yếu tố tạo nên hiệu quả.

Top tip:

Sử dụng video chất lượng cao và nội dung hấp dẫn sẽ tạo nên sự phấn khích trong giai đoạn bắt đầu trải nghiệm TikTok của ai đó, vì vậy hãy bộc lộ tư duy sáng tạo và tìm ra những nội dung thật sự hấp dẫn.

Case-study:

Thương hiệu trang phục thể thao Ellesse đã tạo ra shoppable live concert thông qua chiến dịch influencer-led marketing sử dụng quảng cáo Top-view. Quảng cáo Top-view tổng hợp các video mà Fanbytes đã tạo trên nền nhạc ca khúc “Right Here” của Zara Larsson. Các quảng cáo này đã được phát trực tiếp trước concert, thu hút sự quan tâm của người dùng.

Chiến dịch này đã đạt được tổng cộng hơn 1,8 triệu lượt xem influencer và hơn 31 nghìn lượt thích trên tất cả các video. Ngoài ra, các hashtag challenge cũng thu về 4,2 tỷ lượt xem.

3. Brand Takeover ads

Tương tự quảng cáo Top-view, quảng cáo Brand Takeover sẽ xuất hiện khi ai đó lần đầu mở ứng dụng TikTok. Sự khác biệt duy nhất là những quảng cáo này chiếm toàn màn hình trong 5 giây và người dùng không thể nhấn bỏ qua. Sau đó, Brand Takeover sẽ trở về dạng quảng cáo in-feed.

Thông số kỹ thuật quảng cáo:

  • Tỷ lệ khung hình: 9:16
  • Loại tệp: .mp4, .mov, .mpeg, .3gp, avi, jpeg hoặc png
  • Thời lượng: 3-5 giây

Mục tiêu:

Mục tiêu chính là thu hút sự chú ý và nâng nhận thức thương hiệu. Vì người dùng không thể bỏ qua vài giây đầu tiên của định dạng quảng cáo này, bạn có nhiều cơ hội hơn để thu hút họ. Brand Takeover ads có tác động mạnh mẽ và là lựa chọn tốt để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu.

Top tip:

Hãy truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách nhanh chóng. Bạn chỉ có vài giây để đẩy CTA của mình bằng định dạng quảng cáo này. Do đó, hãy để nội dung chính xuất hiện đầu tiên.

Case-study:

Thương hiệu trang điểm Toofaced đã tạo ra một chiến dịch Brand Takeover ads hấp dẫn nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng và nhận thức thương hiệu. Họ muốn xây dựng sự ưa chuộng và nâng cao brand awareness thông qua việc sử dụng CTA mạnh mẽ.

Quảng cáo đã giới thiệu sản phẩm một cách trực tiếp và cho người xem biết chính xác họ cần phải làm gì. Chỉ trong 1 ngày, nội dung này đã thu hút được 7,6 triệu lượt hiển thị, trong đó có 2,54 triệu lượt hiển thị unique.

4. Spark ads

Spark ads được tạo ra nhằm thúc đẩy các bài đăng bạn đã thực hiện trên tài khoản của mình. Chúng cho phép bạn quảng bá nội dung mà vẫn gán lượt tương tác và lượt xem mới cho video gốc. Đây là một phương pháp có thể đảm bảo nội dung phù hợp với khán giả tương tác.

Thông số kỹ thuật quảng cáo:

Không hạn chế (vì chúng được lấy từ nội dung bạn đã tạo trước đó).

Mục tiêu:

Mục tiêu chính là xây dựng tương tác thật. Việc tăng cường nội dung hiện có giúp thương hiệu xây dựng quyền hạn trên nền tảng. Spark ads mang lại cảm giác “uy tín” hơn vì các bài đăng đều là nội dung gốc từ feed của bạn.

Top tip:

Cần đảm bảo video sử dụng có nội dung thu hút, phù hợp và có các chỉ số tích cực. Giả sử, bạn chọn các bài đăng đã có mức độ tương tác cao. Khi đó, Spark ads sẽ “làm việc” chăm chỉ hơn và mang lại ROI tốt hơn.

Case-study:

JOAH Beauty đã tạo ra một chiến lược influencer marketing TikTok riêng biệt, khai thác Spark ads một cách hiệu quả. Họ đã tối ưu hóa nội dung để mang lại kết quả tốt nhất từ hình thức trả phí. TikTok Spark ads đã giúp tăng cường các bài đăng hoạt động tốt nhất, thu hút hơn 14 triệu lượt xem và tỷ lệ tương tác đạt 14% đối với branded content trên TikTok.

5. Branded hashtag challenge

Branded hashtag challenge được xem là “vua” khi nói đến UGC. Đây là nơi các thương hiệu có thể mời người dùng tham gia vào xu hướng mà họ tạo ra thông qua branded hashtag. TikTok cung cấp các gói 3-6 ngày với vị trí truyền thông (media) và hướng dẫn sáng tạo (creative guidance). “Đầu tư” chính là yếu tố tạo nên một branded challenge.

Thông số kỹ thuật quảng cáo:

Giống với mọi quảng cáo video trên TikTok.

Mục tiêu:

Tăng tương tác và tạo ra nhiều lượt organic reach. Branded challenge có khả năng lan truyền, tạo viral hiệu quả. Càng nhiều người sử dụng hashtag, thương hiệu sẽ càng có được sức hút tốt hơn.

Top tip:

Đảm bảo tạo ra được những hashtag đáng nhớ và thú vị.

Case-study:

Thương hiệu ASOS đã tạo ra một challenge được gọi là #AySauceChallenge. Họ yêu cầu người dùng “channel their ASOS vibe” và giới thiệu Top 3 outfits trong 3 tuần. ASOS đã kết hợp với các influencer để truyền bá thông tin về thử thách, thu về hơn 1,2 tỷ lượt xem video chỉ trong 6 ngày.

6. Branded effect

Branded effect – hiệu ứng thương hiệu (đôi khi được gọi là special effect, sticker, TikTok branded lense hoặc TikTok lense) – là nơi các thương hiệu có thể tạo filter tương tác riêng để TikToker sử dụng. Hiệu ứng thương hiệu có thể kéo dài đến 10 ngày và có khả năng tùy biến cao. Bạn có thể sử dụng các hiệu ứng green-screen có filter trên đầu với những nội dung/ câu hỏi thú vị hoặc các hiệu ứng tương tác trò chơi, thử thách.

Mục tiêu:

Tăng UGC và tăng tỷ lệ tương tác.

Top tip:

Hãy tạo ra những nội dung quảng cáo thật vui vẻ và hấp dẫn. Về cơ bản, Branded effect liên quan đến cộng đồng TikTok và cung cấp cho họ những nội dung để tương tác. Vì vậy, hãy suy nghĩ sáng tạo về nội dung bạn muốn mọi người thực hiện.

Case-study:

Công ty truyền thông MediaCom đã khởi động một chiến dịch nhằm kỷ niệm cho chương trình truyền hình Changing Rooms. Họ đã sử dụng branded effect để minh họa cho sản phẩm của Dulux trên tường của người dùng. MediaCom đã lựa chọn những Influencer phù hợp với challenge này, họ đều là những content creator về hài kịch, lifestyle, gia đình… nhằm đảm bảo nội dung có thể thu hút mức độ tương tác cao.

Và kết quả là chiến dịch này đã vượt chỉ tiêu hơn 827%.

7. Influencer marketing

Về mặt kỹ thuật, đây không phải là một định dạng quảng cáo, nhưng lại đóng vai trò quan trọng giống như định dạng quảng cáo. Influencer marketing có thể mang lại hiệu quả trong thực tế. Các thương hiệu muốn đầu tư ngày càng nhiều vào Influencer marketing vì khả năng mang lại ROI, recall và target. Điều gì sẽ xảy ra khi kết hợp quảng cáo với influencer marketing? Bạn có thể nhận được kết quả đáng kinh ngạc.

Mục tiêu:

Trên thực tế, bạn nên kết hợp quảng cáo TikTok và influencer. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc cộng tác với TikTok creator có thể tăng khả năng ghi nhớ quảng cáo đối với người dùng lên 27%. Đồng thời quảng cáo TikTok với sự hợp tác của influencer cũng đạt được tỷ lệ tương tác cao hơn 83%. Yếu tố nào tạo nên những con số ấn tượng này? Hầu hết các influencer đều hiểu fan hâm mộ của họ quan tâm đến điều gì, do đó, họ có thể chọn đúng đối tượng và biết cách giới thiệu thương hiệu đến với người dùng một cách hiệu quả hơn.

Top tip:

Một trong những điều quan trọng nhất mà các thương hiệu cần nhớ khi đầu tư vào influencer marketing là chọn creator phù hợp. Gen Z là thế hệ người dùng có hiểu biết và họ có thể “đánh hơi” thấy một quảng cáo chào hàng quá mức từ cách xa “một dặm Internet”. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bất kỳ influencer nào mà bạn làm việc cùng đều thực sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ, và muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Điều này sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp của mình một cách xác thực, hấp dẫn và thúc đẩy các chiến dịch quảng cáo thành công.

Case-study:

Burger King đã triển khai một chiến dịch influencer marketing nhằm giúp thúc đẩy tính bền vững, nhấn mạnh tầm quan trọng của sản phẩm hữu cơ và ăn chay trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh. Họ đã tạo ra một thử thách mang tên “Conspiracy Challenge” và sử dụng công cụ Bytesights để xác định 8 creator thuộc lĩnh vực Lifestyle & Comedy hoạt động tốt nhất trên TikTok để xây dựng chiến dịch. Họ đã vượt mục tiêu ban đầu với 575 nghìn lượt xem và tỷ lệ tương tác là 17%.

Hiểu rõ về các định dạng quảng cáo TikTok chính là bước đầu tiên để triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
Nguồn: Human Brand

Kết luận

Bài viết đã liệt kê và giải thích những định dạng quảng cáo TikTok phù hợp với các nhu cầu brand marketing khác nhau, từ thúc đẩy lượt cài đặt ứng dụng, tăng lưu lượng truy cập đến trang đích, tăng khả năng hiển thị và nhận thức về thương hiệu, đến xây dựng mức độ tương tác đích thực và phạm vi tiếp cận không phải trả phí hoặc đơn giản là tạo ra một nội dung vui vẻ, tích cực.

Nhưng sự thật là, định dạng và loại quảng cáo TikTok chỉ là một phần của câu chuyện. Các định dạng quảng cáo có thể giúp nội dung được truyền tải tốt, tạo nên một chiến dịch hiệu suất cao, nhưng trước tiên, bạn phải chắc chắn về chất lượng của nội dung.

Hiểu rõ về các định dạng quảng cáo TikTok chính là bước đầu tiên để triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Bước tiếp theo, hãy tìm hiểu về đối tượng của mình trên TikTok để có thể tạo ra những video truyền cảm hứng và kích thích họ.

Về cơ bản, người dùng sử dụng TikTok vì cảm thấy yêu thích. Vì vậy, hãy tìm hiểu nền tảng truyền thông xã hội này. Mọi chiến thuật tối ưu hóa trên thế giới đều sẽ không hữu ích nếu nội dung của bạn không phù hợp. Thay vào đó, hãy nghĩ về trang “For You” lý tưởng của đối tượng mục tiêu và tạo ra nội dung mà họ muốn xem.

Về AppROI.co

AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.

* Nguồn: Fanbytes