Marketer Steven Tran
Steven Tran

Senior Growth Manager @ Homebase

“Build things that don’t scale” – câu thần chú dành cho các startup

“Đố anh biết ‘Build things that don’t scale’ có ý nghĩa gì?”, thằng nhóc làm performance marketing đặt cho team Sales trong lúc giờ tan ca.

Thằng nhóc nhìn mình khá khiêu khích nhưng mình cũng không dám ý kiến mà để cho bé tự nhiên “múa”.

Về cơ bản, dưới đây là câu trả lời công khai của mình.

Tác giả của câu nói đề cập ở trên là Paul Graham – former CEO của Y Combinator (YC), một quỹ ươm mầm tăng tốc nhanh nhất vũ trụ. Nghĩa của câu nói là:

“Làm những việc không mở rộng quy mô”

Lời khuyên của ông Paul Graham khẳng định rằng trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, các nhà sáng lập nên tập trung vào làm mọi thứ thủ công thay vì làm những việc cho phép họ làm ở một quy mô lớn hay để phát triển nhanh chóng.

Điều này có nghĩa là gì?

  • Chạy đến từng nhà để tìm kiếm khách hàng
  • Nhắn tin từng khách hàng một
  • Gọi điện cho từng khách hàng
  • Gửi mail cho từng người một

Đúng vậy, tất cả hoàn toàn là thủ công.

Chẳng có gì quý giá hơn khi được nói chuyện và đàm thoại trực tiếp với khách hàng tiềm năng.
Nguồn: sparklestroke

So với các công ty lớn hơn, lợi thế mà mọi công ty mới thành lập đều có là quy mô nhỏ và sự nhanh nhẹn. Điều này cho phép các công ty khởi nghiệp chú ý đến khách hàng nhiều hơn mức mà hầu hết các công ty lớn có thể làm được.

Khi bạn làm những việc “không mở rộng quy mô”, điều đó cho phép bạn thấy khách hàng sử dụng sản phẩm của mình trong thời gian thực, và bạn sẽ có thể thấy nhiều điều mà trước đây bạn không biết là có vấn đề.

Bạn có thể đặt mình vào vị trí của khách hàng và nhìn thế giới qua đôi mắt của họ, nhìn thấy những điểm đau mà họ đang cảm thấy. Điều quan trọng là nó giúp bạn xác thực sản phẩm/ ý tưởng của mình, và đảm bảo rằng bạn cung cấp các giá trị sẽ làm hài lòng khách hàng của mình.

Mặt khác, nhiều bạn có thể coi thường việc phải gặp từng khách hàng một, vì điều đó sẽ làm mất thời gian quý giá của bạn?

Không hề! Bởi chẳng có gì quý giá hơn khi được nói chuyện và đàm thoại trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Họ là những người sẽ đưa ra nhiều đóng góp một cách thẳng thắn. Hay dễ hình dung hơn là giội vào bạn những gáo nước lạnh nhất mà không cần ở kỉ băng hà.

Nếu bạn có 100 người dùng, bạn cần có thêm 10 người vào tuần tới để tăng trưởng thêm 10% mỗi tuần. Mặc dù 110 có vẻ không tốt hơn nhiều so với 100. Thế nhưng nếu bạn tiếp tục tăng trưởng 10% mỗi tuần, bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ lớn dần của các con số. Sau một năm, bạn sẽ có 14.000 người dùng và sau 2 năm, bạn sẽ có 2 triệu.

Nếu bạn tiếp tục tăng trưởng 10% mỗi tuần, bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ lớn dần của các con số.

Đó cũng là một key metric (chỉ số đo lường chính yếu) mà Paul Graham đã chia sẻ cho tất cả các công ty khởi nghiệp ở YC: Tốc độ tăng trưởng hàng tuần.

Vậy nên, có lẽ nhờ châm ngôn này mà tốc độ và phương thức gặp gỡ khách hàng của Homebase rất đơn giản, nhanh, và gọn.

  • Viết 01 bản powerpoint ngắn gọn gồm 5 slides
  • Trình bày với 10 khách hàng offline
  • Cố gắng neo 1 close deals
  • Viết lại record từng người

Các phản hồi của khách hàng thì cứ được triển khai trực tiếp vào sản phẩm. Điều này khiến mình cảm thấy rất phấn khích.

Hy vọng thông qua câu chuyện ngắn trên, chúng ta – những người đang xây dựng product không mắc phải sai lầm “build things do scale” vào giai đoạn khởi đầu.

* Nguồn: afignersnap