Brand Marketing #19: Bộ khung năng lực nhất định phải có của một Brand Manager

Bạn cần bao nhiêu kĩ năng để trở thành một Brand Manager chuyên nghiệp? Những kĩ năng nào giúp marketer đứng vững trước thử thách và đáp ứng được công việc tại những thương hiệu hàng đầu thế giới?

Câu trả lời chính là hệ thống 14 kĩ năng bao quát toàn diện việc xây dựng và quản lý một thương hiệu; giúp bạn tự tin nắm bắt thị trường, tận dụng cơ hội và thu hút người dùng. Hãy cùng CASK điểm qua hệ thống 14 kĩ năng qua bài viết dưới đây.

I. Brand strategy – Khởi đầu cho một winning brand

1. Định hướng chiến lược về ngành hàng và thương hiệu:

Tầm nhìn và định hướng về ngành hàng và thương hiệu giúp bạn phân định rõ thương hiệu mình đang thuộc phân khúc thị trường nào; đối thủ trực tiếp, gián tiếp là ai; những nhóm chiến thuật tối ưu để tăng trưởng và mở rộng thị trường trong 3-5 năm tới.

2. Xây dựng định vị thương hiệu (Brand 6Ps):

Mô hình 6Ps (bao gồm Price, Promotion, Product, Place, Packaging và Proposition) giúp bạn xác định cụ thể chuỗi giá trị Brand mang đến cho khách hàng. Từ đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhằm đảm bảo 2Vs – Volume cho doanh nghiệp và Value cho Brand.

Tổng hợp 98+ hình về mô hình 6p trong marketing - daotaonec

Nguồn: Daotaonec

3. Thấu hiểu consumer:

Thấu hiểu insight khách hàng và chuyển hóa thành hoạt động marketing là kĩ năng không thể thiếu đối với một marketer. Để có được một winning insight, người làm marketing phải thật sự gần gũi và hiểu rõ tâm lý khách hàng giữa hàng triệu thông tin xuất hiện mỗi giây, phải có khả năng hệ thống insight thành những nội dung rõ ràng và dễ hiểu. Quan trọng là phải kết nối được chúng vào brand value của doanh nghiệp và biến nó thành lợi thế phát triển cho.

4. Chiến lược mở rộng ngành hàng:

Tầm nhìn của một Brand Manager giỏi được thể hiện qua việc nhìn ra những cơ hội mới, thị trường mới giúp tăng trưởng và mở rộng kinh doanh. Bằng việc mở rộng danh mục sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có nhiều nhóm khách hàng hơn, thương hiệu sẽ có cơ hội để phát triển bền vững và có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh.

II. Annual brand planning – Kiến tạo lộ trình chiến thắng

5. Annual brand planning – Lên kế hoạch hằng năm cho brand:

Sau khi đã định ra chiến lược cho brand trong vòng 3-5 năm, phòng Marketing sẽ đánh giá brand performance cuối mỗi năm, xem brand đang đi đúng chiến lược dài hạn hay không, có những điểu yếu nào cần khắc phục và điểm mạnh nào cần phát huy trong năm tới. Đây là cơ sở để quyết định các ưu tiên của brand trong ngắn hạn (6 tháng đến 1 năm).

Nguồn: Theteam

6. Kiến thức tài chính:

Mỗi phòng ban đều có ngân sách riêng cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, phòng Marketing chịu nhiều rủi ro nhất vì có nhiều biến động ngân sách khó lường. Vì thế kĩ năng hoạch định và khai thác ngân sách hiệu quả cũng vô cùng quan trọng cho marketer.

III. Brand execution – Hiện thực hóa kỳ vọng

7. Xây dựng chiến lược sản phẩm mới:

Là marketer, bạn cần tận dụng những thời khắc chuyển mình. Khi sản phẩm hay thương hiệu nằm trong giai đoạn phổ biến, bạn phải nhanh chóng làm mới hay cải tiến chúng, nói cách khác là tái định vị để kéo dài vòng đời sản phẩm.

Quy trình phát triển và đưa sản phẩm mới ra thị trường - Open End

Nguồn: Openend

8. Xây dựng Integrated Brand Communication:

Với công cụ Integrated Brand Communication (IBC), marketer sẽ xây dựng được nhiều campaign chứa những thông điệp riêng biệt nhưng phối hợp cùng nhau để tạo trải nghiệm liền mạch cho khách hàng cũng như truyền tải, củng cố thông điệp cốt lõi của thương hiệu. Trong giai đoạn này, materter cũng cần phải xác định được tất cả các kênh chính để truyền thông thương hiệu.

9. Xây dựng media plan:

Hoạch định media plan là kỹ năng xây dựng chiến lược các kênh media tiếp cận khách hàng mục tiêu. Chiến lược kênh sẽ bao gồm các nhân tố: có những kênh nào, vai trò của từng nhóm kênh, mục tiêu brand mong đợi ở từng nhóm kênh và phân bổ ngân sách như thế nào. Trong từng giai đoạn, marketer phải xác định được các thông điệp cần truyền tải dựa vào lộ trình truyền tải thông điệp thương hiệu lớn nói chung. Từ đó làm tiền đề cho việc lên kế hoạch nội dung, lựa chọn kênh, thiết lập KPIs và ngân sách…

The 9 Steps of the Media Planning Process Explained

Nguồn: Bionic

10. Phát triển communication asset:

Hai hình thức phổ biến nhất của communication asset là TVC và key visual. Chúng là phương tiện kết nối trực tiếp brand với consumer để truyền tải một thông điệp nhất định từ brand. Vai trò đặc thù của của communication asset là xây dựng hình ảnh của brand trong mắt consumer, giúp brand trở nên nổi bật tại điểm bán, tác động đến mong muốn mua hàng của họ và cao hơn là chiếm lấy thị phần tiêu dùng.

Importance of communication in marketing

Nguồn: Linkedin

11. Định hướng hoạt động tại điểm bán:

Điểm bán là nơi shopper mua hàng, do đó marketer cần biết cách kết hợp với Trade MKT Team để xây dựng hình ảnh tại điểm bán. Nếu muốn sản phẩm được shopper mua nhiều, các hoạt động kích hoạt bên trong cửa hiệu như khuyến mãi (consumer promotion), và trưng bày hàng hóa (merchandising) và tất cả POSM phải đồng nhất với thông điệp và guideline của brand.

12. Tổ chức event & PR:

Các sự kiện, hoạt động truyền thông báo chí, quan hệ công chúng... là công cụ hiệu quả để quảng bá thương hiệu và chiến thắng trái tim người tiêu dùng. Chính vì vậy, Brand Manager cần cả kĩ năng hoạch định tổ chức những hoạt động này.

IV. Brand data analysis – Đo lường và đánh giá

13. Nghiên cứu và phân tích số liệu:

Số liệu là thành phần quan trọng trong mọi giai đoạn bởi nếu không có chúng, tất cả đều chỉ là phỏng đoán, ước chừng và khó có thể kiểm soát được rủi ro. Tuy nhiên, tập trung hoàn toàn vào số liệu lại khiến bạn không thể nào phát triển các câu chuyện mới. Marketer cần có cái nhìn đa chiều về số liệu, hiểu được lúc nào thì sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu nào và sẽ nhận được kết quả ra sao để phục vụ mục tiêu doanh nghiệp.

What Is the Data Analysis Process? 5 Key Steps to Follow
Nguồn: G2

V. Marketing soft skill – Kỹ năng marketing mềm

14. Tóm tắt công việc và đưa phản hồi:

Marketer không phải là người làm tất cả. Marketer là người hiểu rõ mình muốn gì và biết cách brief cho các đối tác của mình để thực thi thứ mình muốn. Một marketer giỏi đơn giản là người hiểu rõ mình muốn gì để brief, và sau đó đưa ra feedback cụ thể để đảm bảo mọi thứ đat được hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, kỹ năng brief rõ ràng và đưa ra feedback hiệu quả là một trong những kỹ năng cơ bản buộc phải rèn luyện trong môi trường marketing.

20 Technical Skills Every Marketer Needs

Nguồn: Hubspot

Khóa “The Journey of Brand Building” chuyên sâu về xây dựng & phát triển thương hiệu, học viên sẽ có năng lực tư duy về cách làm: Phân khúc thị trường, xác định phân khúc nhu cầu & nhóm khách hàng tiềm năng, thiết kế chiến lược ngành hàng để nắm bắt cơ hội, chiến lược thương hiệu, lập kế hoạch Brand Plan để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh doanh. Bên cạnh đó, các module về các hoạt động Trade Marketing & Tài Chính cũng được giảng dạy để marketer hiểu được bức tranh toàn cảnh của business.

Thông tin khoá học:

  • Khai giảng: 05/06/2023
  • Thời lượng: 23 buổi
  • Đăng ký tại đây
  • Nhận ngay guidebook Brand tại đây
  • Đọc thêm các bài viết về Brand Marketing tại đây