Content Marketing 2023: Kỷ nguyên A.I – Nội dung tĩnh thoái trào; nội dung tương tác, trải nghiệm lên ngôi

Bài viết bên dưới được Việt dịch từ một bài blog đăng trên Content Marketing Institute của tác giả Jodi Harris – một bài viết chi tiết với nhiều ví dụ minh họa về sự thay đổi của content marketing và các xu hướng content từ năm 2023 trở về sau. JMW xin được lược dịch và chia sẻ cùng marketer.

Cũng là một người làm nội dung, mỗi ngày khi thức dậy và khi đang trên đường đến công ty, mình luôn tự hỏi: Sau một đêm thì lĩnh vực của chúng ta đã có những gì thay đổi? Và làm sao để bản thân không bị tụt lại? Làm sao để luôn luôn nắm bắt kịp thời những thay đổi đang diễn ra?

Chính vì vậy, trong nội dung bài chia sẻ này, mình sẽ cùng bạn nhìn lại những gì đang diễn ra và tìm hiểu thêm về xu hướng content trong năm 2023, cụ thể là những loại nội dung nâng cao tương tác và trải nghiệm cùng AI.

Nội dung tĩnh (Static Content)

Trước tiên chúng ta hãy cùng nhìn lại xem các loại nội dung tĩnh đã và đang tồn tại như thế nào, và liệu nó có thật sự cần phải loại bỏ hay không.

Nội dung tĩnh bao gồm tất cả tài liệu trong danh mục của bạn như: Hồ sơ cá nhân, e-books, các landing page không được cá nhân hóa, quảng cáo biểu ngữ hoặc hội thảo trên web được ghi lại trước…

Tính năng chính của tất cả các sản phẩm này là chúng được độc quyền tác giả, được tạo ra bởi bạn và không có bất kỳ thông tin đầu vào nào từ khách hàng tiềm năng. Khi bạn đã bấm đăng tải, bài viết sẽ ở đó, không thể thay đổi, trừ khi bạn viết lại nội dung khác để thay thế.

Nếu nhìn về mặt tích cực thì nội dung tĩnh cũng có nhiều ưu điểm như: dễ dàng tạo ra mà không tốn nhiều thời gian, dễ dàng để kiểm soát, dễ dàng quảng bá hoặc chuyển đổi thành dạng nội dung khác, và điều quan trọng nhất là nó rẻ.

Và dĩ nhiên, những ưu điểm trên cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận tính tẻ nhạt của nó. Bạn có biết, sau khi khách hàng tiềm năng truy cập loại nội dung này, họ không có nhiều lý do để quay lại và thăm bạn lần nữa không? Bạn có biết tại sao không? Vì nó không phải là một cuộc trò chuyện, nó không hấp dẫn hoặc liên quan đến tính cá nhân hoá của khách hàng.

Nói một cách đơn giản, nội dung tĩnh là công cụ giao tiếp một chiều. Trong đó, về cơ bản, bạn nói chuyện với khách hàng của mình về những gì bạn muốn nói hoặc đang bán và họ chỉ có thể tiếp thu mà không thể thể hiện bất kỳ ý kiến gì. Và lý do lớn nhất khiến nội dung tĩnh không giữ chân được khách hàng của bạn đó là vì nó mang tính chất một chiều khá cao.

Nguồn: Zesty.io

Nội dung tương tác và trải nghiệm

Ngược lại, bạn biết gì về nội dung tương tác và trải nghiệm đang được nhắc đến rất nhiều trên các diễn đàn, fanpage hiện nay?

Nội dung tương tác đòi hỏi sự tham gia tích cực của người xem bằng các phản ứng tương tác. Khi tương tác, dĩ nhiên bạn cần phải vận dụng các giác quan. Vì vậy mà khách hàng sẽ thực sự tiếp thu và đồng hóa những gì bạn đang cố gắng truyền đạt đến họ.

Đồng thời, nó cũng cho phép người xem cảm thấy tự do hơn, đi theo con đường của họ và đưa ra lựa chọn của riêng họ mà không phải bị xao lãng bởi bất kỳ ai.

Ví dụ, gần đây nhất VnExpress cho ra mắt bài viết tương tác mà mình thấy là rất hấp dẫn và tường minh. Bài viết dùng đồ họa để trực quan hóa các nội dung và diễn giải những vấn đề xoay quanh dòng tiền trong đại án. Bạn có thể tự kiểm chứng điều này khi đọc bài tại đây. Không chỉ mình mà có rất nhiều bình luận của các đọc giả khác khen ngợi hình thức nội dung này.

Bài viết “Dòng tiền hối lộ – Chuyến bay giải cứu”.
Nguồn: VnExpress

Một vài dạng nội dung tương tác và trải nghiệm

Gamifying (Ứng dụng trò chơi trong tiếp thị)

Gamifying (Ứng Dụng Trò chơi) là một trong những dạng nội dung hiệu quả nhất để nâng cao nhận thức của khách hàng trong giai đoạn đầu về một thứ mà họ vẫn còn cần phải khám phá.

Một trò chơi thân thiện với thiết bị di động sẽ có nhiều khả năng được chia sẻ, vì vậy, nó đương nhiên tiếp cận một lượng lớn khán giả mới và sành điệu.

Nếu bạn lo lắng về SEO khi chọn các dạng nội dung tương tác thì bạn có thể hoàn toàn an tâm vì nội dung tương tác không chỉ giúp “educate” khán giả mà nó cũng sẽ giúp bạn cải thiện SEO. Các trang web thân thiện với người dùng thông qua tương tác, quản lý để tăng thời gian trên trang, và đây chính là một tiêu chí quan trọng để xếp hạng website của các công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, khi người dùng trả lời những câu đố và đánh giá tính cách trên Buzzfeed hoặc Facebook, họ đang thực sự cho bạn biết họ là ai. Và nếu bạn sử dụng những công cụ đó một cách chính xác, bạn có thể khiến khách hàng chia sẻ cụ thể rằng họ muốn gì, thích hay không thích gì và họ mong đợi điều gì ở bạn.

Câu trả lời mà họ đưa ra sẽ cho phép bạn tạo các trang đích được cá nhân hóa, tận dụng tiếp thị qua email và gửi gắm thông điệp CTA hiệu quả hơn.

“Period Planet” – một ứng dụng gamification của Kotex.
Nguồn: Medium

Ảnh và video cảm ứng đa điểm

Loại nội dung này sẽ có ích trong các ngành đòi hỏi sự trải nghiệm trước từ khách hàng, ví dụ như ô tô, quần áo, khu nghỉ dưỡng… Chỉ cần làm tốt thì bạn sẽ có được nhiều quyết định mua hàng hơn.

Infographics tương tác và trực quan hóa dữ liệu

Infographics tương tác và trực quan hóa dữ liệu là những dạng nội dung với các số liệu thống kê biết nói, nó không chỉ giúp khách hàng dễ dàng hình dung sự kiện đang xảy ra mà còn ngầm thông báo đến họ những tiềm ẩn khi các con số vượt ngưỡng. Hoặc họ sẽ “wow” lên vì phát hiện ra rất nhiều thống kê hoàn toàn vượt xa những gì họ đang nghĩ.

Nội dung tương tác phù hợp với hầu hết các mục đích tiếp thị

Tận dụng những tiến bộ công nghệ cao như cuộn video hoặc thực tế ảo chắc chắn có thể giúp thương hiệu vượt qua thực trạng nội dung dày đặc ở khắp nơi như hiện nay. Nhưng bỏ qua yếu tố thú vị, nội dung tương tác không nhất thiết phải hào nhoáng hoặc giàu tính năng (hoặc thậm chí trực tuyến) để đóng góp vào các mục tiêu kinh doanh hàng đầu của thương hiệu.

Với trọng tâm là sự phù hợp và một chút khéo léo, ngay cả những định dạng đơn giản nhất hay phức tạp nhất (trong số các định dạng mà nội dung tương tác có thể được sản xuất) đều thu hút và gắn kết người tiêu dùng. Những nội dung này giúp xác định và giải quyết các điểm khó khăn của khách hàng, dẫn dắt họ đi qua hành trình trải nghiệm phức tạp và thậm chí là tăng khả năng chuyển đổi, tăng cường lòng trung thành hiệu quả.

Giai đoạn 1: Nhận thức về thương hiệuBrand Awareness

Nội dung tương tác không nhất thiết phải được áp dụng các loại công nghệ cao, hiện đại để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, sẽ không hại gì nếu thêm một chút hấp dẫn để liên kết tên thương hiệu với những trải nghiệm đáng mơ ước, đáng nhớ và có giá trị độc đáo in sâu vào tâm trí của khách hàng.

Ví dụ: Bài kiểm tra Creative Types của Adobe

Adobe Creative Types

Để giới thiệu Creative Type, Adobe Create đã sản xuất một bài kiểm tra tương tác để giúp các nhà thiết kế và nghệ sĩ khám phá cá tính sáng tạo đặc trưng của họ. Nội dung này là một cách thông minh để chứng minh khách hàng của Adobe – những người sáng tạo – có thể sử dụng các công cụ thiết kế của Adobe để thể hiện phong cách thẩm mỹ và kỹ năng của họ một cách dễ dàng.

Creative Type nổi bật với kiểu chữ bắt mắt, hình ảnh đầy màu sắc và hoạt ảnh vui nhộn. Tính năng thông minh nhất của bài test này là tùy chọn tải xuống kết quả, gồm: Tệp ZIP bao gồm hình ảnh và nội dung phương tiện khác được định cỡ và định dạng để chia sẻ trên mạng xã hội, cũng như tệp PDF toàn trang có thể được in và đăng trên bản vẽ của người dùng. Một công được cả đôi việc, vừa thu hút khách hàng về sự mới lạ, đẹp mắt của tính năng; vừa có thể khiến họ chia sẻ rộng rãi ra cộng đồng – quả là một hình thức marketing truyền miệng hiệu quả, ít tốn kém.

Giai đoạn 2: Tăng cường tương tácEngagement

Để thu hút sự chú ý và tăng tương tác của khách hàng tiềm năng, bạn cần sử dụng những dạng nội dung hấp dẫn cho các số liệu và thông tin để chúng dễ hiểu và dễ nhìn nhận khi so sánh. Từ đó, khách hàng của bạn sẽ có những phản hồi và bạn cần giải đáp một cách kỹ lưỡng để tăng cường sợi dây liên kế giữa thương hiệu và khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Công cụ nghiên cứu bất động sản của Idealista

Idealista – một trong những dịch vụ phân loại bất động sản trực tuyến hàng đầu của Tây Ban Nha – đã phát triển một trang web tương tác bằng cách sử dụng dữ liệu được phân tích trước đó cho một dự án nghiên cứu về xu hướng nhà ở trên khắp các thành phố. Những người mua hàng tiềm năng có thể nhập địa điểm mong muốn của họ và các tiêu chí lựa chọn khác để có được cái nhìn tổng quan về sự phát triển của giá nhà ở khu vực họ chọn.

Xét về góc độ hiệu quả, trang web này không chỉ phục vụ nhu cầu của người dùng, mà còn giúp thương hiệu được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông khác và liên kết ngược đến nghiên cứu trước đó, đồng thời không chỉ nâng cao nhận thức về thương hiệu mà còn tăng mức độ liên quan của thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, các loại nội dung có sử dụng công nghệ hiện đại như chuyến tham quan bằng video 360 độ, thực tế ảo... có thể đưa khán giả vào bối cảnh thú vị, giải trí hoặc thế giới khác mà họ muốn khám phá. Các định dạng này rất lý tưởng khi mục tiêu xây dựng/ tạo ra nội dung của bạn là mang lại những khoảnh khắc thú vị hơn là phục vụ mục đích thực dụng.

Ví dụ: Ứng dụng AR Apollo Moon Shot của Kênh Smithsonian

Là một phần của chương trình truyền hình đặc biệt gồm sáu phần, Apollo Moon Shot TV đã tạo ra một ứng dụng thực tế cho những ai quan tâm đến trải nghiệm sống trên mặt trăng. Các phi hành gia ngồi trên ghế bành có thể khám phá phong cảnh của mặt trăng, di chuyển xung quanh trong trường trọng lực đã thay đổi và chụp ảnh selfie. Trải nghiệm nhập vai được bổ sung bằng các sự kiện, câu đố và video về cuộc đổ bộ lên mặt trăng.

Ngoài ra còn có hai trò chơi mô phỏng cho phép người dùng kiểm tra khả năng điều hướng trong không gian và tự mình hạ phi thuyền xuống mặt trăng.

Giai đoạn 3: Tạo khách hàng tiềm năng – Lead generation

Với những nội dung tương tác đầy ấn tượng bạn sẽ có thể xác định được những đối tượng tiềm năng mà mình cần tiếp cận. Từ đó, thương hiệu không những có thể nuôi dưỡng mà còn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành những người bạn trung thành của thương hiệu.

Ví dụ: Bản đồ cúp điện của Bloom Energy

Tại một số khu vực ở California, để hạn chế cháy rừng, ban lãnh đạo địa phương đã chọn phương án cúp điện theo thời gian ở một số vị trí. Tuy nhiên điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống thường nhật của mọi người vì họ không biết khu vực nào sẽ cúp điện vào lúc nào.

Để giúp đỡ họ, Bloom Energy đã sản xuất pin nhiên liệu giúp duy trì hoạt động của các doanh nghiệp và cộng đồng trong thời gian mất điện. Bloom đã xây dựng một bản đồ mất điện tương tác độc đáo cho người dùng thấy tần suất mất điện xảy ra trong khu vực của họ. Người dùng có thể phóng to và thu nhỏ, tìm kiếm thành phố của họ và thay đổi phạm vi ngày để xem có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi mỗi lần mất điện.

Mọi người đã cảm thấy sự hữu ích của ứng dụng và mở nó thường xuyên hơn mỗi ngày, từ đó giúp Bloom Energy có được những khách hàng trung thành riêng của mình.

Giai đoạn 4: Tạo sự duy trì/ trung thành – Retention/ loyalty

Sau khi người dùng tuyên bố ngưỡng mộ thương hiệu của bạn và mua hàng, bạn sẽ muốn đảm bảo sự hài lòng lâu dài của họ để họ có thể ghé lại vào những lần sau. Lúc này, chatbot chính là công cụ được ưu tiên lựa chọn, với các tính năng về dịch vụ khách hàng dựa trên tự động hóa, chatbot có thể trả lời các câu hỏi của khách hàng và giải quyết các mối quan tâm của họ một cách hiệu quả.

Ví dụ: Chatbot Arlo the Koala của NRMA

Công ty bảo hiểm Úc NRMA muốn thể hiện cam kết của mình trong việc bảo vệ môi trường sống, không chỉ cho con người mà còn cho cả loài gấu túi – quần thể động vật đã bị đe dọa nghiêm trọng trong các trận hỏa hoạn lan rộng vào năm 2019 và bản thân loài này được dự đoán sẽ tuyệt chủng vào năm 2050.

Trong số những nỗ lực nhằm thúc đẩy cả mục tiêu kinh doanh và bảo tồn, NRMA đã tạo một chatbot trên Facebook Messenger với linh vật của mình là Arlo the Koala. Arlo luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của khách hàng về phạm vi bảo hiểm và đưa ra lời khuyên hữu ích về cách nhận trợ giúp hoặc tìm nơi trú ẩn trong các trường hợp khẩn cấp liên quan đến nhà ở.

Mặt khác, Arlo cũng tham gia làn sóng chia sẻ để giới thiệu những câu chuyện xúc động liên quan đến việc bảo tồn gấu túi, nêu bật các cơ hội để khách hàng đóng góp cho các dự án bảo vệ gấu túi và đưa ra lời khuyên về những việc chủ nhà nên làm nếu họ phát hiện thấy gấu túi bị ốm hoặc bị thương.

Một lần nữa, hãy nhớ rằng: Các loại nội dung tương tác hiệu quả không nhất thiết phải được xây dựng trên nền tảng công nghệ cao và các tính năng trực tuyến hào nhoáng. Điều quan trọng là bạn sẽ cho khán giả của mình trải nghiệm điều gì và điều đó sẽ diễn ra như thế nào để thu hút họ.

Kết hợp AI để tạo ra những nội dung tương tác, trải nghiệm

Content AI là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra và quản lý nội dung trên các nền tảng truyền thông. Nó là một trong những công nghệ đang được phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông.

Content AI có thể được sử dụng để tự động tạo ra nội dung như bài viết, mô tả sản phẩm, phim ngắn và hình ảnh, hoặc để phân tích, đánh giá và phân loại nội dung. Với sự phát triển của AI, content AI có khả năng tự động tạo ra nội dung có tính tương tác cao và phù hợp với đối tượng khách hàng.

Tuy nhiên, content AI cũng đặt ra nhiều thách thức và giới hạn. Các thuật toán AI có thể đưa ra quyết định chưa chính xác và có khả năng sản sinh nội dung giả mạo, do đó cần được điều chỉnh và kiểm soát kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của nội dung. Ngoài ra, content AI cũng đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao để triển khai và vận hành hiệu quả.

Ưu điểm của Content AI

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Content AI có khả năng tự động tạo ra nội dung một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí cho việc tạo ra nội dung. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và sản xuất nội dung với số lượng lớn.
  • Nâng cao hiệu quả và chất lượng nội dung: Content AI có thể phân tích và đánh giá nội dung một cách tự động, đưa ra những chỉnh sửa và cải tiến để tăng cường tính tương tác và hiệu quả của nội dung, đồng thời giúp đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng của nội dung sản xuất.
  • Tăng tính tương tác với khách hàng: Content AI có khả năng tạo ra nội dung có tính tương tác cao và phù hợp với đối tượng khách hàng, giúp nâng cao tính tương tác với khách hàng.
  • Tăng cường khả năng phân tích dữ liệu: Content AI cũng có khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu trên các nền tảng truyền thông xã hội, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng.

Content AI có thể được sử dụng để tự động tạo ra nội dung như bài viết, mô tả sản phẩm, phim ngắn và hình ảnh, hoặc để phân tích, đánh giá và phân loại nội dung.
Nguồn: seo.ai

Ứng dụng của Content AI trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông

  • Tự động tạo ra nội dung: Content AI có thể được sử dụng để tự động tạo ra nội dung, bao gồm bài viết, mô tả sản phẩm, phim ngắn và hình ảnh. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc sản xuất nội dung.
  • Phân tích và đánh giá nội dung: Content AI có khả năng phân tích và đánh giá nội dung, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tính tương tác, hiệu quả và chất lượng của nội dung. Điều này giúp đưa ra quyết định và cải tiến để nâng cao hiệu quả của nội dung.
  • Phân tích và đánh giá dữ liệu: Content AI cũng có khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu trên các nền tảng truyền thông xã hội, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng.
  • Tạo ra nội dung có tính tương tác cao: Content AI có khả năng tạo ra nội dung có tính tương tác cao và phù hợp với đối tượng khách hàng, giúp nâng cao tính tương tác với khách hàng.
  • Tạo ra nội dung đa dạng và đồng nhất: Content AI có khả năng tạo ra nội dung đa dạng và đồng nhất, giúp tăng cường tính đồng nhất và chất lượng của nội dung sản xuất.
  • Phân loại và quản lý nội dung: Content AI có khả năng phân loại và quản lý nội dung trên các nền tảng truyền thông, giúp giảm thiểu thời gian và công sức cho việc quản lý nội dung.

Thách thức và giới hạn của Content AI

  • Chất lượng nội dung: Content AI có thể tạo ra nội dung chưa đầy đủ, không thể hiện đúng ý nghĩa hoặc thiếu logic. Do đó, việc sử dụng content AI cần được kết hợp với công việc kiểm tra và chỉnh sửa để đảm bảo chất lượng nội dung đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Khả năng đồng bộ hóa: Content AI có thể tạo ra nội dung đồng nhất, nhưng khó để đảm bảo đồng bộ hóa hoàn toàn giữa các nội dung được tạo ra bởi con người và bởi máy móc.
  • Hiệu quả giá trị nội dung: Content AI chỉ có thể tạo ra nội dung dựa trên dữ liệu đã có, không thể tự sáng tạo hoàn toàn. Do đó, việc tạo ra nội dung giá trị và khác biệt vẫn phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và trí tuệ của con người.
  • Bảo mật thông tin: Content AI phải xử lý rất nhiều dữ liệu nhạy cảm, đòi hỏi phải đảm bảo tính bảo mật và đảm bảo rằng không có dữ liệu nào bị rò rỉ hoặc sử dụng sai mục đích.
  • Sử dụng phổ biến: Content AI vẫn đang phát triển và chưa phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông. Do đó, việc áp dụng content AI đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu và sự đầu tư đáng kể từ các doanh nghiệp.
  • Chi phí đầu tư: Content AI đòi hỏi một số chi phí đầu tư lớn, bao gồm chi phí phát triển phần mềm, đào tạo nhân viên và chi phí bảo trì hệ thống.

Content AI có nhiều ứng dụng cần thiết nhưng cũng tồn đọng nhiều thách thức và giới hạn.
Nguồn: Getty Images

Trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông, content AI là một xu hướng đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Sử dụng content AI giúp tối ưu quy trình sản xuất nội dung, tăng tính cá nhân hóa và tương tác với khách hàng, cải thiện hiệu quả tiếp thị, đáp ứng nhanh các yêu cầu của khách hàng, phát triển nội dung đa dạng và nâng cao sự tương tác và tương tác trên nhiều nền tảng. Tuy nhiên, marketer cũng cần lưu ý đến những thách thức và giới hạn của content AI như sự cần thiết của khâu can thiệp và kiểm soát từ con người, khả năng phân tích và đánh giá của máy tính, độ chính xác và tính khả thi của kết quả tạo ra.

* Nguồn: Joyful Marketing (Biên tập và lược dịch)