Social Commerce - Thay đổi cuộc chơi ngành thương mại điện tử

Thương mại điện tử đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong thời đại số. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội đã mở ra một khái niệm mới được gọi là social commerce, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến. 

Social Commerce là gì?

Social commerce là sự kết hợp giữa mạng xã hội và thương mại điện tử, cho phép người dùng khám phá, chia sẻ và mua sắm trực tuyến ngay tại các nền tảng mạng xã hội. Social commerce tạo ra một trải nghiệm mua sắm mang tính tương tác và gần gũi hơn, kết hợp các yếu tố như đánh giá sản phẩm, bình luận, bình luận từ người dùng, và sự gợi ý từ bạn bè.

Tăng cường trải nghiệm mua sắm trực tuyến

Social commerce giúp việc tương tác trực tiếp giữa người mua và người bán hàng trở nên dễ dàng hơn. Khách hàng có thể đặt câu hỏi, nhận phản hồi từ người bán, tạo ra một trải nghiệm mua sắm linh động hơn so với thương mại điện tử truyền thống.

Với Social commerce, khách hàng có thể xem xét các đánh giá và nhận xét về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Điều này giúp người mua tự tin hơn và đưa ra quyết định mua sắm thông minh hơn.

Social commerce cho phép người dùng thực hiện giao dịch mua bán ngay tại các nền tảng mạng xã hội mà không cần chuyển hướng đến các trang web thương mại điện tử khác. Điều này mang lại sự tiện lợi và gia tăng khả năng chuyển đổi.

Đâu là những yếu tố giúp doanh nghiệp thành công với Social commerce?

1. Gia tăng trải nghiệm khách hàng

Trước sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị bán hàng trực tuyến, chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng. Các yêu cầu, câu hỏi và phản hồi của khách hàng cần được giải quyết nhanh chóng để xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Một hình thức bán hàng đang bùng nổ hiện nay là livestream trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là cơ hội giúp nhãn hàng tương tác và tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng. Mỗi phiên livestream sẽ có hàng nghìn tin nhắn từ khách hàng hỏi về sản phẩm và không phải đơn vị bán hàng nào cũng có đủ nguồn lực để hỗ trợ. 

Nền tảng AnyChat với tính năng hỗ trợ trả lời tin nhắn trên Instagram Live sẽ giúp quy trình chăm sóc khách hàng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Các bình luận trên Instagram Live sẽ được trả lời tự động kèm với đường link sản phẩm và mã giảm giá. Tính năng này sẽ được kích hoạt khi khách hàng bình luận từ khóa trên livestream. 

2. Tận dụng sức ảnh hưởng của influencer 

Influencer sở hữu cộng đồng người hâm mộ rất lớn và tích cực theo dõi các nội dung mà họ chia sẻ trên mạng xã hội. Đây cơ hội tuyệt vời cho các nhãn hàng e-commerce tận dụng sức ảnh hưởng của influencer để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng.

Khách hàng có xu hướng tìm kiếm nhận xét và đánh giá sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Sự ủng hộ và quảng bá từ influencer giúp xây dựng niềm tin cho khách hàng cũng như tăng khả năng chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Không chỉ dừng lại ở tăng nhận diện cho thương hiệu thông qua các bài đăng, influencer giúp các nhãn hàng e-commerce tăng doanh số thông qua livestream hoặc affiliate marketing. Influencer có thể giới thiệu sản phẩm, đánh giá chất lượng, cung cấp mã giảm giá để khuyến khích người hâm mộ mua hàng trực tuyến.

Việc hợp tác và quản lý nhiều influencer không phải điều dễ dàng. Các nền tảng influencer marketing sẽ là sự lựa chọn phù hợp với các doanh nghiệp không có đội ngũ nhân sự chuyên về quản lý influencer. Thông qua AnyTag, doanh nghiệp có thể tiếp cận đến influencer tại Việt Nam và châu Á. Nền tảng sẽ hỗ trợ báo cáo tự động, phân tích chuyên sâu về người ảnh hưởng, đưa ra gợi ý người ảnh hưởng phù hợp dựa trên yêu cầu của nhãn hàng. 

3. Thường xuyên theo dõi và đo lường

Doanh nghiệp cần phải xử lý vô vàn dữ liệu khi ứng dụng mô hình social commerce, từ dữ liệu về khách hàng, hàng tồn kho, đơn hàng, kho vận, vận chuyển và trả hàng. Việc liên tục cập nhật các chỉ số kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích và đo lường, từ đó đưa ra chiến lược và thích nghi với sự thay đổi trong hành vi và nhu cầu của khách hàng.

Với AnyX, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và quản lý công việc kinh doanh. Bên cạnh TikTok Shop, AnyX còn được tích hợp với Shopee, Lazada, Rakuten, Amazon, Shopify và nhiều kênh thương mại điện tử khác. Người dùng AnyX có thể truy cập vào các báo cáo cung cấp thông tin chi tiết về cửa hàng, sản phẩm, từ đó giúp xác định hiệu quả chi tiêu quảng cáo (ROAS) so với doanh số bán hàng, chi phí, và nỗ lực tiếp thị.

Lời kết

Social commerce là xu thế thay đổi cuộc chơi ngành thương mại điện tử. Việc kết hợp mạng xã hội và thương mại điện tử mang đến sự tiện lợi và tối ưu cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là thời điểm vàng để doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích từ social commerce để nâng cao tính cạnh tranh.