Khám phá 5 nguyên tắc quan trọng khi đặt tên cho sản phẩm dược

Trong cuộc đua khốc liệt trên thị trường hiện nay, “khác biệt hóa” là một trong những yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Việc đặt tên sản phẩm có vai trò quan trọng, được coi là một quyết định marketing quan trọng nhất, là yếu tố cốt lõi để đạt được thành công.

Một cái tên ấn tượng sẽ ghi dấu trong lòng khách hàng và tồn tại lâu dài. Ngược lại, một cái tên mờ nhạt sẽ khiến khách hàng khó lòng nhớ đến và không hiểu rõ về sản phẩm. Vì vậy, việc đặt tên cho sản phẩm luôn là một thách thức khi bắt đầu kinh doanh, đặc biệt là đối với các sản phẩm dược phẩm.

Nguyên nhân là do các dược sĩ, các doanh nghiệp dược phẩm chủ yếu dành chất xám để nghiên cứu công nghệ, thành phần và chất lượng sản phẩm thường, tên sản phẩm thường chưa được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ vì một cái tên mà mang lại sự thất bại. Cốt lõi của vấn đề vẫn là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp.

Vậy nên đặt tên cho sản phẩm như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý đặt tên cho sản phẩm dược phẩm để tạo được dấu ấn riêng biệt, thành công đưa sản phẩm ra thị trường.

1. Đặt tên ngắn gọn, đơn giản

Hãy nhớ rằng “Less is more”. Một cái tên ngắn gọn và đơn giản sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ và ghi nhớ hơn. Ví dụ như Jex, Lic, Qik… sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn so với các tên dài và phức tạp như Fertili Fast, Essence of Kangaroo, NZ Green Mussel…

Đặc biệt là khi càng ngày càng có nhiều đối thủ xuất hiện trên thị trường, tên thương hiệu càng ngắn gọn, dễ nhớ thì khách hàng càng dễ tìm kiếm sản phẩm trên Internet. Tuy nhiên, cũng cần có điểm khác biệt để khách hàng dễ nhận diện sản phẩm của mình, tránh phải trường hợp như Sâm nhung bổ thận TW3 phải cạnh tranh mệt mỏi với hàng chục loại Sâm nhung bổ thận trên thị trường.

2. Gợi mở đến giá trị sản phẩm

Bạn cũng có thể đặt tên sản phẩm gắn liền với công dụng, giá trị của nó để truyền tải cho khách hàng. Có thể đặt tên sản phẩm theo tên Hán Việt gồm 2 hoặc 3 âm tiết, được đặt theo công dụng của sản phẩm. Ví dụ như An Trĩ Vương (dành cho bệnh trĩ), Ích Giáp Vương (liên quan đến tuyến Giáp), Tràng Phục Linh (đại tràng), Linh Tự Đan (phương thuốc cải thiện tình trạng hiếm muộn), hoặc Kim Miễn Khang (bệnh tự miễn).

Ngoài ra, có thể đặt tên theo nguyên liệu chính, chẳng hạn như Nattospes, CumarGold. Hoặc theo tên của bệnh bằng tiếng Anh, như Goodnight (giấc ngủ), Cebraton, Maxxhair.

Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu thị trường và đối tượng khách hàng, thương hiệu cũng nên cân nhắc lựa chọn đặt tên sản phẩm cho phù hợp. Chẳng hạn như sản phẩm tiểu đường dành cho người già thì tên Hán Việt “Hộ tạng đường” sẽ gần gũi dễ nhớ, có ưu thế khi tiếp cận khách hàng hơn so với tên tiếng Anh khó đọc, khó viết “Diabetna”.

3. Đặt tên sáng tạo, độc đáo

Để thu hút sự chú ý, sản phẩm nên có một cái gì đó độc đáo và khác biệt. Bạn nên tìm kiếm các từ, cụm từ độc đáo, sáng tạo để đặt tên cho sản phẩm, giúp sản phẩm nổi bật giữa “đại dương đỏ” và ghi dấu trong tâm trí khách hàng.

Một thương hiệu độc đáo thường có tên ngắn gọn, dễ đọc và phù hợp với tính chất đặc biệt của nó. Có một số sản phẩm được đặt theo tên bệnh tiếng Việt viết liền, không dấu như Tottri, Boganic, Antrinano, Anvitra... Nhờ tính độc nhất vô nhị này, người tiêu dùng sẽ ghi nhớ sản phẩm nhiều hơn.

4. Tư nhân hóa

Nếu bạn không thể nghĩ ra một cái tên độc đáo, thì việc sử dụng tên của công ty, CEO, hay giám đốc để đặt tên cho thương hiệu sản phẩm cũng là ý tưởng không nên bỏ qua.

Tên sản phẩm được đặt theo chùm như: Nhất nhất, Phúc Vinh, Nam Dược, Tâm Bình… Tuy nhiên, điều này cũng sẽ dẫn đến việc PR thương hiệu cá nhân sẽ luôn đi đôi với PR thương hiệu của công ty, cho đến khi ngừng kinh doanh sản phẩm.

5. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Việc đặt tên sản phẩm cũng cần chú trọng vào mục tiêu thị trường và đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận. Một tên tiếng Việt gần gũi và dễ nhớ có thể tạo sự gắn kết với người tiêu dùng Việt Nam, trong khi tên tiếng Anh có thể tạo sự chuyên nghiệp và mở rộng phạm vi tiếp cận.

Với phân khúc bình dân thì tên gọi cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để bất kỳ khách hàng nào cũng có thể đọc được như nước súc miệng TB, kem đánh răng Colgate... Ngược lại, nếu sản phẩm định vị ở phân khúc cao cấp thì cả âm cả chữ của tên cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp như Angela Gold, MaxiBee, Heposal, CumarGold.

Sẽ thật vô nghĩa nếu tên sản phẩm thành công trong việc thu hút được sự quan tâm của cộng đồng nhưng lại thất bại trước nhóm khách hàng mục tiêu. Quan trọng nhất, khi đặt tên thương hiệu, hãy đảm bảo rằng tên đó truyền tải được thông điệp của sản phẩm và phù hợp với lĩnh vực cụ thể mà bạn hoạt động. Sự nghiên cứu thị trường kỹ càng và ý kiến của khách hàng tiềm năng là quan trọng để đảm bảo tên thương hiệu đạt được sự thành công và nhận diện trên thị trường.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng tên thương hiệu là một cái tên đơn giản, dễ phát âm, dễ nhớ, gợi liên tưởng đến bệnh. Nhà sáng lập cũng phải kiểm tra xem cái tên đó có bảo hộ được và có sẵn tên miền hay không.

Trên đây là một số gợi ý để đặt tên cho sản phẩm trong ngành dược phẩm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc đặt tên sản phẩm chỉ là một phần trong quá trình xây dựng thương hiệu. Để thành công, bạn cần kết hợp tên sản phẩm hợp lý với chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing hiệu quả và sự tạo dựng niềm tin từ khách hàng.

MPG Academy cung cấp các khóa đào tạo thực chiến với phương pháp huấn luyện lấy học viên làm trung tâm, thông qua các kế hoạch, tình huống thực tế, với đội ngũ huấn luyện viên là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Marketing, Sales và các Giám đốc Marketing, Giám đốc Sales tại các công ty Y Dược giàu kinh nghiệm.

Xem thêm tại : https://mpg.edu.vn/